Chia sẻ

Tre Làng

VĂN HÓA VIỆT NAM BỊ TRUNG HOA ĐÁNH CƯỚP

LẠC VIỆT TRÁNG (CHOANG), ZHUANG, NAM TRUNG QUỐC.

Tác giả Nguyễn Xuân Quang đứng trước bảng hiệu Làng Tráng Zhuang trong Trung Tâm Văn Hóa Sắc Tộc Quảng Tây tại Nam Ninh. 

(ảnh Michelle Mai Nguyễn).

Như chúng ta, Tráng Việt Zhuang là một thứ Lạc Việt trong Bách Việt, Người Mặt Trời, như đã thấy họ thờ Mặt Trời còn vẽ lại trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây cách đây trên dưới 2.700 năm (Đạo Mặt Trời Của Bách Việt, bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).

Cảnh Tế Lễ mặt trời, thờ mặt thời của Lạc Việt Tráng Zhuang vẽ trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây (ảnh của tác giả).

Vì thế hiển nhiên họ có văn hóa Lạc Việt ngành Thần Nông Lạc Long Quân như nhánh Lạc Việt Việt Nam. Họ cũng như nhánh Lạc Việt Việt Nam nhận mình là con cháu của Rồng. Bước vào một làng Tráng Zhuang thường thấy các trụ cổng làng thờ Rồng:

Trụ cổng làng thờ thần Rồng, thần tổ của người Tráng Zhuang tại Làng Tráng Zhuang (ảnh của tác giả).

Lưu ý trụ tròn mang âm tính (khác với trụ vuông có góc cạnh mang dương tính) biểu tượng của ngành nòng nước giống như ta đã thấy ở Đền Động Đình thờ Long Vương, ông ngoại của Lạc Long Quân ở hồ Động Đình (xem Hồ Động Đình).

Giống như Việt Nam, văn hóa của họ cũng có cốt lõi dựa trên lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng. Hai vị thần tổ của họ là một vị thần Chim và một vị Thần Rồng:

Thần tổ đầu chim ở Làng Tráng Zhuang (ảnh của tác giả).

Lưu ý Thần tổ chim đầu có sừng. Ta đã biết chim sừng (hornbill) mỏ cắt, chim khướng, chim Việt là chim biểu của thần mặt trời Viêm Đế họ Khương (Sừng), thần tổ của ngành Nọc mặt trời Viêm Việt.

Quanh cổ thần có vành sóng nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) mang nghĩa dương, lửa, mặt trời. Tấm che ‘hạ bộ’ hình cờ nọc mũi tên có các tua viền hình sóng lưỡi lửa. Tay cầm kiếm nhọn, thẳng biểu tượng cho nọc, dương, mặt trời nọc thái dương. Bao quanh người có những ngọn lửa…

Vị thần chim sừng này là hình bóng của thần mặt trời Viêm Đế.

Mẹ Tổ Âu Cơ của chúng ta mang hình ảnh chim Tiên thuộc ngành chim Sừng Mỏ Cắt, Chim Việt thần mặt trời Viêm Đế.

Ngành rắn, nước, mặt trời âm (theo duy dương) hay không gian (theo duy âm) ứng với Thần Nông thấy rõ qua vị thần tổ đầu rồng:

Thần tổ đầu rồng (ảnh của tác giả).

Lưu ý thần tổ rồng có sừng là thần tổ của ngành Nòng Thần Nông. Rồng là dạng thần thoại hóa của rắn sừng (Rắn Việt ), theo duy âm là biểu tượng cho Thần Nông không gian. 

Viền trên áo có hình sóng nước. Tấm che ‘hạ bộ’ cũng có viền tua sóng nước. hai tay cầm kiếm đầu cong vòng cung mang âm tính biểu tượng cho không gian. Vì là thần âm, nước nên thần hai tay cầm hai cây kiếm. Số 2 là số chẵn, số âm trong khi đó vị thần Chim ngành lửa, dương chỉ cầm có một cây kiếm thẳng. Số 1 là số lẻ, số dương.

Dưới chân có hình sóng cuộn bạc đầu…

Đây là hình bóng của Thần Nông không gian của ngành Rắn, Rồng. Lạc Long Quân thế gian thuộc ngành nòng Thần Nông không gian này.

Rõ như ban ngày Tráng Zhuang có hai vị thần tổ chim-rắn, Tiên-Rồng giống hệt Việt Nam chúng ta. Việt Nam có một gốc Lạc Việt. Lạc Việt Tráng Zhuang ruột thịt với gốc Lạc Việt Việt Nam. Hiển nhiên văn hóa Tráng Zhuang có cốt lõi là Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo dựa trên nguyên lý lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng như văn hóa Việt Nam.

Họ cũng có ngôi nhà thờ phượng ngày nay gọi là nhà cộng đồng giống như nhà Lang Mường, nhà đình Việt Nam:

Nhà cộng đồng kiểu nhà sàn Tam Thế (ảnh của tác giả).

Những ngôi nhà cộng đồng, nhà hội kiểu nhà sàn này giống hệt nhà làng, nhà đình của Việt Nam, ngày nay dùng làm nơi hội họp, gặp gỡ của giới trẻ. Lưu ý mái cũng có đầu đao nhưng ở giữa nóc nhà có một kiến trúc hình thuyền cho thấy rõ họ thuộc đại tộc nước Rồng Lạc Long Quân. Họ còn giữ được truyền thống cổ không như các đình làng dòng Lạc Long Quân của chúng ta hiện nay trên nóc bây giờ toàn thấy hình rồng kiểu rồng long Trung Hoa.

Người Lạc Việt Tráng Zhuang ruột thịt với nhánh Lạc Việt Việt Nam nên họ cũng có trống đồng thuộc đại tộc trống đồng nòng nọc, âm dương Đông Sơn. Hình trống đồng còn thấy vẽ trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây có tuổi cùng thời với trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.

Hình trống đồng vẽ trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây (Đạo Thờ Mặt Trời Của Bách Việt, 
bacsinguyenxuanquang.wordpress.com).


Trống đồng là tộc biểu, tộc bảo của người Tráng Zhuang (hình chụp tại Làng Tráng Zhuang).

Trống đồng Tráng Zhuang thuộc loại trống đồng tượng Nước Nguyễn Xuân Quang IV tức trống chệt Heger IV hình cái âu hay nồi úp thuộc đại tộc mặt trời Nước Lạc Long Quân. Trống đồng tượng Nước Tráng Zhuang chỉ là một tộc trong đại tộc trống đồng nòng nọc, âm dương Đông Sơn có trống biểu là trống Đông Sơn hình Cây Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI hay Heger I (xem Cơ Thể Trống Đồng).

Trung Quốc hiện nay dốc hết toàn lực ra quảng bá trống đồng Tráng Zhuang nói riêng, trống Nam Trung Hoa nói chung để lôi cuốn du khách và cố tình nói cho thế giới là văn hóa trống đồng phát gốc từ Vân Nam (họ cho là trống Vạn Gia Bá ở Chử Hùng là trống cổ nhất) rồi truyền qua Việt Nam (sic). Họ cố tình chiếm đoạt văn hóa đại tộc Đông Sơn của Việt Nam để dễ bề đồng hóa Việt Nam về mặt văn hóa. Khắp Nam Trung Hoa nhất là ở Nam Ninh, thủ đô của người Tráng Zhuang, chỗ nào cũng thấy những điêu khắc, kiến trúc về trống đồng đồ sộ. Đặc biệt nhất là Bảo Tàng Viện Sắc Tộc Quảng Tây, Nam Ninh xây theo hình trống đồng.

Bảo Tàng Viện Sắc Tộc Quảng Tây, Nam Ninh

Lưu ý tên Bảo Tàng Viện được viết bằng chữ ‘quốc ngữ’ ABC Tráng Zhuang ở dưới chữ Hán giống như Việt Nam ngày nay người Tráng Zhuang dùng chữ Quốc ngữ ABC. Tráng Zhuang là Lạc Việt có gốc hay ruột thịt với Tai (thái) vì thế ngôn ngữ Tráng Zhuang ruột thịt với Tầy Thái. Họ có một thứ chữ tượng hình cổ một ngàn năm dựa trên Hán ngữ (một thứ chữ ‘nôm’ Tráng Zhuang) và hiện nay chữ viết chính thức được viết bằng mẫu tự ABC (giống như Việt Nam ngày nay dùng chữ Quốc ngữ).

Ta đã biết trống đồng nguyên khởi là trống biểu của Vũ Trụ giáo là họ biễu, quốc biểu, tộc biểu (như thấy qua các trống Quảng Xương, Hòa Bình, Phú Xuyên, Trống Miếu Môn I…) về sau ở các trống muộn thường có tượng cóc/ếch gọi là trống ếch trống mưa, mang khuôn mặt thờ sấm mưa nổi trội lên làm lu mờ đi ý nghĩa biểu tượng nguyên thủy của trống. Các trống Nam Trung Hoa và các quốc gia khác như Lào, Campuchia, Thái Lan… gọi trống đồng là trống ếch trống mưa. Ở tộc Tráng Zhuang cũng vậy, họ coi trống đồng là trống biểu tượng cho sấm, mưa. Trống tiêu biểu mà họ hãnh diện nhất là Trống Đại Lôi (Great Thunder Drum). Thờ trống sấm mưa nên họ thờ thần sấm mưa:

Miếu thờ Thần Sấm qua biểu tượng ‘đĩa sấm’ Lửa-Nước Càn-Khôn vũ trụ giao hòa (ảnh của tác giả). 

Trang phục cũng thấy có những nét giống trang phục cổ truyền ViệtNam

rang phục nam nữ của một tộc Tráng Zhuang (ảnh của tác giả chụp tại Bảo Tàng Viện Sắc Tộc Quảng Tây, Nam Ninh). 

Đa số các chi tộc Tráng Zhuang mặc trang phục mầu đen (rõ nhất là chi tộcNapo). Mầu đen là mầu của nước thái âm của tộc Nước, mặt trời Nước ứng với Rắn (Rồng) Lạc Long Quân. Tộc nước Lạc Việt nhuộm răng đen là vậy.

Lưu ý khăn đội đầu của người nam mang hình ảnh khăn đóng của Việt Namvà khăn trùm đầu của người nữ mang hình ảnh chiếc khăn vuông đen cổ truyền của phụ nữ Việt Nam.

Họ cũng có tục ném còn (ném một trái cầu tròn qua lỗ của một đĩa tròn) giống như một vài sắc tộc ở miền Bắc ViệtNam.

Ném còn (ảnh của tác giả). 

Ném còn, tung còn là trò chơi nòng nọc, âm dương. Quả cầu tròn và đĩa tròn mang hình ảnh chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là chữ chấm nọc nguyên tạo (.) và chữ nòng vòng tròn (O). Chữ chấm nọc dương biểu tượng cho nọc, dương sinh tạo, bộ phận sinh dục nam nguyên tạo. Vòng tròn có lỗ là chữ nòng O có một nghĩa là bột phận sinh dục nữ nguyên tạo. Ném trái còn lọt vào vòng tròn để cho nòng nọc, âm dương giao hòa. Trong lễ cưới một vài sắc tộc ở miền Bắc Việt Nam (trong đó có người Mường?), chú rể cầm quả cầu, cô dâu cầm một cái vòng tròn có dán giấy kín biểu tượng cho màng trinh, họ đứng cách nhau một khoảng xa về phía hai họ. Chú rể phải ném cho tới khi quả cầu lọt vào được vòng tròn chọc thủng tờ giấy màng trinh mới chính thức trở thành người chồng. Trò chơi nòng nọc, âm dương giao hòa này là một nét của cốt lỗi văn hóa lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng.

Vân vân…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog