Chia sẻ

Tre Làng

HOANG TƯỞNG TRONG CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG HOA


Henry Kissinger, người đã học được một hay hai điều về hoang tưởng chính trị, khi làm cố vấn an ninh quốc gia và Ngoại trưởng của Richard Nixon, ông đã có một câu nói nổi tiếng cho rằng, thậm chí hoang tưởng có kẻ thù thực sự. Sự thấu hiểu này - bỡi một người, mà được xem là người mãi mãi giúp mở cửa Trung Hoa với phương Tây - vượt xa các câu hỏi liệu có nên tha thứ cho hành vi phi lý của một cá nhân. Khi vụ bê bối xung quanh kịch bản hạ bệ quyền lực của Bạc Hy Lai, mà nó được áp dụng để giải thích hành vi dường như phi lý của chế độ.

Hầu hết những người có lý lẽ sẽ đồng ý rằng với một đảng cầm quyền lớn nhất thế giới (với gần 80 triệu thành viên), với một quân đội có vũ khí hạt nhân và một bộ máy an ninh nội bộ không vượt qua được cung cách xử lý tùy tiện một sự việc của nó, khi phải đối mặt với những mối đe dọa không đáng kể đối với sức mạnh của nó ở bên trong đất nước. Và Đảng cộng sản cầm quyền vẫn còn tàn bạo không khoan dung với bất đồng chính kiến ​​ôn hòa và bị ám ảnh với một kiểu sợ hãi bệnh hoạn đối với cuộc cách mạng thông tin.

Việc xét xử các chi tiết dâm ô được tiết lộ cho đến nay trong vụ họ Bạc, bao gồm cả việc dính líu của Bạc vợ trong vụ giết một doanh nhân người Anh, cho thấy rằng thực sự Đảng không có lý do để sợ. Nếu có thể so sánh với bất cứ việc gì ở trên đời này, thì việc giữ quyền lực của Đảng đang rất mong manh. Bạc Hy Lai, một cựu Đảng trưởng của Trùng Khánh, đã trở thành biểu tượng thối rữa và rối loạn chức năng trong hệ thống cốt lõi của một chế độ thường được xem là hiệu quả, linh hoạt và uyển chuyển.

Tất nhiên, vụ bê bối tham nhũng liên quan đến quan chức cấp cao Trung Hoa là thường ngày ở huyện. Đã từng có hai thành viên của Đảng ở ghế Bộ Chính trị bị bỏ tù vì tội hối lộ và truỵ lạc. Nhưng những gì đặt ra ở vụ bê bối của họ Bạc, thì ngoài những tội thông thường về lòng tham và dục tính, thì tình trạng ngồi lên trên luật pháp một cách tuyệt đối của các thành viên thuộc giới tinh hoa cầm quyền Trung Hoa là điều đáng quan tâm. Gia đình Bạc, theo báo chí tường thuật cáo buộc, không chỉ đã tích lũy được một tài sản rất lớn, mà còn đã tham gia trong vụ giết một người phương Tây, mà người ấy đã phục vụ như là một người quản gia riêng của gia đình để làm việc kết nối gia đình họ Bạc với thế giới bên ngoài.

Trong thời gian nắm quyền, Bạc được ca ngợi là một người triệt hạ tội phạm có tổ chức và khôi phục lại luật pháp và trật tự tại Trùng Khánh. Bây giờ thì nó đã được đưa ra ánh sáng là, ông và bọn tay sai đã bắt giam trái phép, tra tấn, và bỏ tù nhiều doanh nhân vô tội trong chiến dịch này, đồng thời ăn cắp tài sản của họ. Trong khi nhà cầm quyền đi rao giảng cho cộng đồng về lòng yêu nước của họ, thì các thành viên thuộc giới tinh hoa cầm quyền của Trung Hoa lại được cất giấu tài sản tham nhũng của họ ở nước ngoài và gửi con cái của họ đến học ở các trường trung học và đại học ưu tú của phương Tây.

Vụ bê bối của họ Bạc đã tiết lộ một nguồn cội khác cho sự mong manh của chế độ: mức độ của cuộc tranh giành quyền lực và chia rẽ giữa các quan chức hàng đầu của Đảng. Những lỗi lầm cá nhân hoặc sai sót có tính đặc thù không làm giảm sức mạnh của Bạc, mà lại làm cho họ Bạc nổi tiếng hơn. Đơn giản là ông ta chỉ là một kẻ thua cuộc trong một cuộc đua với những người trong cuộc, mà họ cảm thấy bị đe dọa bởi cái tham vọng và sự tàn nhẫn của ông.

Cái cách tranh giành quyền lực độc ác mà đảng phải đối mặt trong quá trình chuyển tiếp lãnh đạo trong năm nay, và những bất đồng xã hội Trung Hoa từ hậu quả của sự sụp đổ quyền lực nhục nhã của họ Bạc, nó làm suy yếu nghiêm trọng sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng. Lịch sử bất ổn chính trị của Trung Hoa, và những ghi nhận về những sụp đổ các chế độ độc tài ở những nơi khác, cho thấy rằng một chế độ chuyên chế khi mất đoàn kết nội bộ là lúc nó báo hiệu sự sụp đổ chế độ trong ngắn hạn. Kẻ thù nguy hiểm nhất thường đến từ bên trong.

Hơn nữa, với phong cách nghiệp dư, trong đó Đảng đã xử lý vụ bê bối của họ Bạc cho thấy rằng nó không có khả năng để đối phó với một cuộc khủng hoảng chính trị đang lan tràn nhanh trong thời đại Internet. Việc tranh giành chính trị bí mật nội bộ nó cho thấy rõ ẩn đằng sau đó là một sự do dự và mất khả năng quản lý của chính phủ Trung Hoa trong các vụ bê bối, Đảng đã làm suy yếu thêm uy tín của nó với cộng đồng bằng cách, là lúc ban đầu đã cố gắng để che đậy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Sau khi thông tin về việc Vương Lập Quân (王立军:Wang Lijun), cựu cảnh sát trưởng của Bạc, xin tỵ nạn ở lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô lan rộng khắp, một thành phố cách khoảng bốn giờ đi xe từ Trùng Khánh, Đảng đã nghĩ rằng có thể giấu được hài cốt của họ Bạc trong tủ quần áo. Với cách sử dụng ngôn ngữ láo một cách sống sượng, mà có thể làm cho George Orwell(*) phải ngượng ngùng đỏ mặt, các quan chức tuyên bố rằng họ Vương "bị kiệt sức vì làm việc quá sức" và đã nhận được "đợt điều trị kiểu an dưỡng”, trong thực tế, ông đã bị thẩm vấn bởi an ninh mật.

Cái đã làm nên sự mất mặt của của Đảng là bản chất vô liêm sĩ đến tột cùng của Đảng - và vào giấc ngủ ngàn thu - là sự thất bại của "Bức tường lửa Vĩ đại" nổi tiếng của Trung Hoa về một trường thiên tiểu thuyết của họ Bạc. Nỗ lực để kiểm duyệt Internet và các dịch vụ văn bản trên điện thoại di động đã thất bại thảm hại. Công dân Trung Hoa, lần đầu tiên trong lịch sử, có thể theo dõi và công khai nói lên ý kiến ​​của họ về một cuộc tranh giành quyền lực nhơ bẩn đang diễn ra giữa những tay chóp bu trong Đảng.

May mắn cho Đảng, là công chúng phẫn nộ vì tình trạng vô luật pháp và tham nhũng của những nhà lãnh đạo như Bạc đã chỉ thể hiện trong không gian ảo, chứ không phải trên đường phố. Nhưng đố ai biết điều gì sẽ xảy ra khi cuộc khủng hoảng chính trị bùng nổ?

Các nhà lãnh đạo Trung Hoa, chúng ta có thể chắc chắn rằng, họ đang tự hỏi một cách chính xác câu hỏi đó, nó giúp giải thích lý do tại sao một chế độ nhìn từ bên ngoài thì có vẻ đã thực hiện rất tốt việc cai trị trong một thời gian quá lâu với một sự hoang tưởng quá sợ hãi chính người dân của họ.

Rất khó để nói là liệu một sự hoang tưởng với những kẻ thù thực sự là có dễ dàng để đối phó hơn với một kẻ thù vô hình hay không. Tuy nhiên, đối với chính phủ Trung Hoa, một chính phủ cai trị một quốc gia lớn nhất thế giới, hoang tưởng tự nó đã trở thành vấn đề. Để vượt qua sự hoang tưởng bệnh hoạn này, đòi hỏi không chỉ một sự thay đổi tư duy, mà còn là một chuyển đổi toàn bộ hệ thống chính trị.

@Project – Syndicate 2012

Ghi chú của người dịch:
George Orwell: là bút danh của một tiểu thuyết gia, một phóng viên, nhà bình luận về văn hóa, có tên thực là Eric Arthur Blair. Ông sinh năm 1903 trong gia đình người Anh ở Motihari, Bahir, Ấn Độ. Ông mất năm 1950. Ông nổi tiếng với bút danh George Orwell, một trong những ngòi bút tiếng Anh được hâm mộ nhất ở thế kỷ 20. Ông nổi danh nhờ 2 cuốn tiểu thuyết phê phán chủ nghĩa toàn trị nói chung và chủ nghĩa Stalin nói riêng, được viết và xuất bản vào cuối đời: cuốn Một chín tám tư (Nineteen Eighty-Four) và cuốn Trại súc vật (Animal Farm). Hai tác phẩm này của ông đã bóc trần bản chất xấu xa của chế độ cộng sản. Tác giả Bùi Mẫn Hân muồn ám chỉ ngay cả những người đã quá hiểu bản chất xấu xa của chế độ cộng sản cũng phải ngượng chín người với cách dối trá một cách lộ liểu của Đảng cộng sản Trung Hoa hiện nay.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 9h42' ngày thứ Bảy 21/4/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog