Chia sẻ

Tre Làng

GÉT GHÊ CƠ

LâmTrực@

Ghét là một khái niệm, có thể ghép với thích để thành một cặp phạm trù, đó cũng là một thứ cảm kế khá phức tạp dùng để đo các cung bậc tình cảm ở hầu hết mọi con người. Ghét rõ ràng là một trạng huống tình cảm còn có thể kiểm soát được nếu đem nó đi so với thứ tình cảm na ná như thù, căm thù, giận v.v…Nhưng đôi khi Ghét được dùng một cách khéo léo hòng che đậy mấy cảm xúc nguy hiểm trên. Mọi mâu thuẫn, tan vỡ, tranh giành hay tiêu diệt, lọai bỏ lẫn nhau, giữa người với người, phe nọ phe kia, vật này vật kia thì cũng chỉ còn có thể lấy Ghét ra để luận giải.

Cũng như Thích, trong tiếng Việt (hay tiếng nào cũng thế thôi), Ghét thuộc từ lọai mang sắc màu biểu cảm tuy không mạnh nhưng cũng chả phải loại hời hợt. Chí ra cũng tỏ được một chút thái độ nào đó tương đối dứt khoát. Về cấu trúc thành tố từ vựng, Ghét cũng có tiết tố cuối là T, nên chỉ còn có thể đi với dấu sắc, nặng, chứ không thể không dấu hay huyền hỏi gì sất.. Nó cũng thuộc loại từ ít bén duyên thành cặp hay luyến láy đồng âm được. Nó đôi khi mang đậm nét nghi ngờ và khá là lơ lửng. Nếu nói nó là một thuộc tính cảm xúc có tính bản năng hay nguyên thủy gì đó, có khi hơi bị cho là điêu toa! 

Những hành động, cử chỉ của con người trong nhiều tình huống thật khó lý giải được bằng cái lối tư duy cổ điển, thì đôi khi phải dùng đến Ghét như một sự cứu rỗi. Ví dụ như: nhìn một đứa bé bầu bĩnh, trắng trẻo … thật là đáng yêu vô cùng, thì ít khi người ta thốt lên: “Úi! Yêu quá cơ/ Giời ơi! Sao mà thích thế” v.v… mà thật tréo ngoe, đa phần các bạn sẽ mát mẻ mà rằng “Eo ơi! Trông Ghét chưa kìa!”. Đặc biệt các cô gái đang yêu, gặp lúc người yêu của mình vồn vã, tĩ tã hay có biểu hiện thái quá một chút, y như rằng mười lần phải đến chín lần các cô đều nói “Coi nào, Ghét anh ghê cơ!”. Tôi đồ rằng các chàng trai chỉ có mà chết lịm khi thấy/nghe được cảm xúc Ghét đó. Còn ông bỏ mẹ nào hâm đơ đến độ, nghe thấy vậy lại vội vùng vằng “Trả dép bố về” thì hỏng nặng, phỏng ạ? Chính bởi có những cú Ghét rất giở chứng đó mà họ mới mau chóng thành đôi. Và cụ bà vẫn Ghét đều đặn như vậy thì cái chuyện đầu bạc, răng long vẫn còn bên nhau, là nhỏ như con thỏ ăn cỏ. 

Do vậy, cái sự Ghét lẽ thường là không Thích rồi, ấy thế dưng mà không hẳn thế. Ví dụ trên kia là nhãn tiền, nhưng còn rất nhiều tình huống người ta vẫn không thể dùng GhétGhét mắm tôm bỏ xừ, thậm chí có người cực đoan đến độ chỉ nhắc tên đã thấy lợm giọng. Tức là người đó Ghét thậm, Ghét tệ đúng chưa nào. Tuy nhiên nếu chủ tiệc có hỏi thích hay không, đoan chắc một điều bạn sẽ không thể dùng từ Ghét để mà toạc ra được cái tình cảm của mình. Cái sự đặc biệt này là khá dung hòa, lơ lửng và loanh quanh tình cảm. Nó khác xa nhiều nếu bạn phải thốt ra từ Thích, mà đôi khi trong lòng lại cực Ghét. Nói thế để thấy rằng Thích đôi khi cũng dối lừa bỏ bà. cho một sự khước từ thái độ hay bày tỏ cảm xúc nào đó mà mình không ưa. Đặc biệt khi đi ăn uống, nhất là những bữa tiệc xã giao. Rõ ràng bạn 

Bạn có thể vì không thích một cầu thủ A, B nào đó nhưng vẫn có thể (dù ít) bạn thích đội bóng của A, B. Thế nhưng bạnGhét D của một đội bóng nào đó, cho dù đội bóng ấy tuyệt hay, được đa phần CĐV mến mộ thì bạn vẫn rất có thể Ghétcả đội bóng ấy ngay. Trường hợp như anh chàng C.Ronaldo của Manchester United là khá rõ. 

Trong cái quan hệ giữa tiểu tiết và một tổng thể này thì rõ ràng Ghét hữu ích hơn Thích nhiều. Bạn sẽ thật là khờ khạo và hớ hênh khi cưới cả một cô gái chỉ vì Thích mỗi cái núm đồng tiền vô lợi vô hại của cô ta. Trong khi tôi sẽ khước từ việc mua một cái áo Sơ-mi sợi 100% Cotton chải kỹ, được hãng Yves Sain Loren thiết kế chỉ vì Ghét cái cổ có ve to tổ bố, hay chỉ một hàng nút trên cùng quá kín đáo. Dẫu biết rằng cứ mua đi, về rồi ta có cách khắc phục. Vậy thì khác gì chuyện tôi cứ cưới đại một cô nào đó, miễn cô ta có cấu hình chuẩn, đặc biệt các chỉ tiêu số đo. Còn đâu, sau này về tôi sẽ sắm sửa các option tương thích, quá lắm thì vào mỹ viện. Gì chứ, má núm đồng tiền quá là việc vặt như giặt đồ. 

Cái người khác Ghét không có nghĩa mình Ghét và ngược lại. Cái mình nghĩ rằng người khác Ghét có khi người ta lại không Ghét và cũng ngược lại. Như nhà em đây, hễ có cô gái nào chớm nói chuyện với em về chồng con, gia đình là thể nào cũng có người chạy ra bảo: Ê! Cẩn thận kẻo hoài công nói với thằng cha Sù nhé! Nó đã có vợ đếch đâu. Thế nhưng cũng có cô lại gửi tin nhắn cho em bảo rằng nếu mà em biết anh có vợ rồi, em Ghét em chả thèm nói chuyện. Bọn đàn ông có vợ rồi lão nào chả x.y.z…. Đời nó lạ thế (nhưng đấy là em ví dụ thôi nhé). 

Ghét cũng có thể có ở bất kỳ ai. Không phân biệt sang hèn, tuổi tác, thứ bậc, giới tính, động vật hay thực vật. Khác với các loại tình cảm khác, Ghét lại chỉ có thể áp dụng vào cả những lúc trái chiều tình cảm, thậm chí không cần cả giới hạn. Không ai nỡ lòng nào Ghét một đứa bé bi bô, ngọng nghịu tập nói nhưng hoàn toàn có thể rất Ghét cô gái mà mình yêu mỗi khi cô ấy tập nói ngọng để đòi bạn đi shopping. 

Ghét không phải vì muốn dứt bỏ mà Ghét đôi lúc là để khẳng định mình và để muốn lấy lại cái đối tượng đã Ghét. Ghétkhông phải là bực bội hay thù hằn gì đó mà đôi khi GhétGhét là thể hiện cái mong muốn của mình, để từ đó xoay chuyển tình huống, hướng tới cái đích cao hơn hiện tại. Ghét mà thực sự là Ghét nhiều quá dễ tăm tối, não nề dẫn đến chán chường mọi sự. Nhưng không còn biết Ghét, gặp cái gi gỉ gì gi đều Thích tuốt gì thì coi như cuộc đời quá hỗn độn, bội thập cẩm và dễ bị coi là ba phải. Ghét cần giữ ý nhưng không nên giấu diếm. Cũng giống như nước mắt vậy thôi. Cố gắng giữ được cũng tốt, bằng không cứ để nó trào ra như một nhẽ tự nhiên trên đời, nào đã chết ai. Ấy thế nhưng cứ nuốt ngược vào thì dễ dẫn đến trạng thái vỡ òa. Lúc đó thì bạn, ví thử gống đực thôi nhé, có mà nằm giữa bốn người con gái cũng bằng không mà thôi. chỉ là sự bộc lộ cảm giác yếu đuối khi không thể Thích. Ở một khía cạnh khác, 

Con người càng lánh xa được những cái gì mình Ghét, âu cũng nhẹ nhàng, thanh thoát được nhiều phần. Cố nhiên nếu xa quá, đến độ cả đời chẳng phải Ghét một cái gì, thì chưa hẳn đã là Hạnh phúc lắm đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog