Chia sẻ

Tre Làng

VĂN CHƯƠNG VÀ TÌNH DỤC

Tại cuộc tọa đàm ở trại viết lý luận phê bình văn học do Hội Nhà văn VN vừa tổ chức tại Cửa Lò (Nghệ An), bản tham luận Văn chương và tình dục của nhà phê bình Bùi Việt Thắng (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã gây sự chú ý.

Trong tham luận Văn chương và tình dục, ông Thắng bày tỏ quan điểm: Tình dục thuộc về bản năng gốc của con người. Viết về tình dục một cách nghệ thuật, trên tinh thần nhân văn là một trong những nhiệm vụ cao cả của văn chương chân chính từ xưa tới nay. Đồng thời tình dục được hiểu là một mặt của tình yêu, tình yêu và tình dục như là hai mặt của một tờ giấy. 

Tình dục không phải là vùng cấm của văn chương. Ở đây cần nhắc lại một định đề tưởng như rất cũ nhưng luôn luôn mới “không phải là viết về cái gì mà là viết như thế nào”. Ai bảo Chí Phèo của Nam Cao không viết về tình dục? Nhưng sở dĩ Nam Cao là nhà văn lớn là vì, vượt lên trên chuyện tình dục giữa Chí Phèo và thị Nở là câu chuyện về tình thương lớn, một tình thương có khả năng cứu rỗi con người.

Quan sát văn chương VN đương đại, ông Thắng nhận xét: Số lượng tác phẩm viết về tình dục ngày càng gia tăng mà dòng văn chương “thân xác” đang chiếm thị phần lớn. Và có thể kể hàng loạt cuốn sách bán chạy gần đây vì có hơi hướng tình dục như: Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Ổ rơm của Trần Quốc Tiến, Gái điếm của Nguyễn Văn Học,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog