Chia sẻ

Tre Làng

BÀN VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

LâmTrực@

Ai cũng có thể nói ra hai từ: Yêu nước.

Có lẽ Yêu nước là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ nên cũng không cần đặt vấn đề yêu nước là gì. Mỗi người dân Việt đều có quyền yêu nước, tất nhiên là yêu nước theo cách của mình. Duy chỉ có một điều mà chúng ta cần phải cân nhắc để thể hiện lòng yêu nước của mình trước cộng đồng sao cho hiệu quả mà không làm cản trở tới nhưng hoạt động của Nhà nước và của người dân. Tóm lại, là bạn có thể thể hiện lòng yêu nước của mình theo cách mà bạn muốn song không được vi phạm luật pháp. 

Cần nói thêm, bản thân lòng yêu nước không có tội, mà cách thể hiện lòng yêu nước một cách thái quá có thể đã vi phạm pháp luật một cách có chủ ý hoặc vô ý. Điều đáng nói ở đây là nhiều người nhân danh yêu nước để trục lợi, lợi dụng lòng yêu nước để chống lại Nhà nước, chống lại dân tộc mình.

Tôi không hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng, yêu nước là phải ra mặt trận, phải lên biên giới, phải ra hải đảo và phải cầm súng, ném lựu đạn để bảo vệ chủ quyền của đất nước. 

Tất nhiên, tôi cũng không hài lòng với ý kiến cho rằng yêu nước là phải đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược lãnh thổ. 

Tôi tôn trọng lòng yêu nước của các bạn, nhưng nếu nói rằng tôi không đi biểu tình, tôi không hô hào biểu tình là tôi không yêu nước thì đó là lối nói lộng ngôn thô thiển có hàm ý kích động và xúc phạm đến nhân phẩm của tôi hay của  công dân khác. 

Nói vê chủ đề này, Nhà văn Trang Hạ bày tỏ quan điểm tôn trọng cả những trường phái khác biệt. Bởi ai cũng có thể nói ra hai chữ yêu nước. Vấn đề hoàn toàn không phải là nghĩ gì - mà là phải làm gì. Và không có nghĩa là khi ai đó nói rằng mình yêu nước, thì phải tống họ lên trên biên giới hay các quần đảo để chứng minh điều đó; hoặc là đặt vào tình huống "nếu có chiến tranh thì bạn có cho con trai đi nhập ngũ?". Theo nhà văn Trang Hạ, "không thể lấy máu để minh chứng cho lòng yêu nước".


Khi tổ quốc lâm nguy, đất nước có chiến tranh, chúng ta sẽ phải thể hiện lòng yêu nước của mình trước hết là ủng hộ Nhà nước thực hiện các đối sách với kẻ thù. Đối sách này không chỉ được tiến hành trên mặt trận bom đạn mà có thể diễn ra dưới nhiều hình thái khác nhau. Như ngoại giao, kinh tế, pháp luật, khoa học kỹ thuật.v.v... Thêm nữa, bạn có thể có những đóng góp bằng các hoạt động cụ thể tùy thuộc vào khả năng mà bạn có cho công cuộc bảo vệ đất nước. Bạn có lòng yêu nước, lẽ dĩ nhiên bạn phải có trách nhiệm với tình yêu đó thông qua hành động cụ thể.

Thực tế đã Có nhiều người quá khích, tư duy bầy đàn về chuyện "cứ phải đưa ra chiến trường thì mới là yêu nước". Trong khi, chúng ta có thể dùng sức mạnh tri thức giành lại những gì đã mất từ tay quân sâm lược. 

Trong thời đại này, tư duy lấy thịt đè người không phải là cách cư xử văn minh, và càng không phải cứ xuống đường biểu tình bằng cách gào thét chửi bới là yêu nước chân chính. Ai cũng biết, biểu tình như vừa qua là không thể giải quyết được vấn đề chống xâm lược, trái lại nó gây khó khăn cho việc thực hiện đối sách ngoại giao của Nhà nước với quân xâm lược và góp phần làm rối loạn xã hội, ít nhất là trong một vài khu vực. Vấn đề cơ bản nhất là tránh xung đột, chứ không phải là mang con em, dân thường để tế cho tinh thần yêu nước. Bởi lẽ nếu xảy ra xung đột thì trong thế tương quan lực lượng như hiện nay, chúng ta khó có cơ hội. Trong tình thế đó dù là máu của anh hay của tôi hay con em chúng ta, tất cả đều vô vị.

Tôi cũng đồng ý với một bạn trẻ là sinh viên ở Hà Nội cho rằng yêu nước không nên được bộc lộ bằng hành động cực đoan. Cũng không nên quan niệm rằng, những người lên máy bay ra nước ngoài là không yêu nước.

Chúng ta đều là người Việt, tất thảy đều yêu nước, vậy cớ sao không đoàn kết để tạo ra sức mạnh bảo vệ tổ quốc?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog