Chia sẻ

Tre Làng

MỘT NGÀY BÌNH THƯỜNG Ở HÀ LỘI

Buổi sáng 

Mới 6h lảnh lót hàng loạt tiếng rao hàng ngoài cửa sổ. Tiếng rao nghe một vài lần còn hay và thi vị, nghe nhiều quá như xoáy vào tai, lặp đi lặp lại ngày nào cũng thế, lại đúng vào giờ ấy phút ấy là có giọng ấy, chính xác như cái đồng hồ, buộc phải nghe, đến nỗi phát hiện ra cả thổ ngữ tỉnh nào, cách nhả hơi lấy chữ của từng bà, mỗi bà có một kiểu riêng. Mà quái lạ sao số người đi rao hàng rong và ăn xin có vẻ ngày càng nhiều lên, mật độ tiếng rao càng dày hơn trước? 

7h là lúc nghe xung quanh bốn phía hàng xóm, khắp nơi bắt đầu rầm rầm đục phá, tiếng búa máy phá tường nổ đinh tai nhức óc. Ấy là người ta đang phá nhà cũ đi để xây nhà mới. Mẹ kiếp sao người nghèo đi lang thang bán hàng rong nhiều lên mà người có tiền xây nhà mới cũng không ít, sáng nào cũng nghe thấy rầm rầm, rầm rầm. Môi trường ô nhiễm. Âm thanh cũng ô nhiễm không thể tả. Ôi điên loạn, điên loạn. Vừa mới sáng ra đã muốn phát điên.

Ra đường

8h dắt xe ra đường, ra tới đầu ngõ đã hoa mắt chóng mặt. Cả biển người hàng ngàn xe cộ nườm nượp chật đường, đi lại loạn xạ, tiếng xe máy nổ, mùi khói bụi mù mịt ngạt thở. Thằng thì comple caravát lịch sự bóng bẩy lạnh lùng, thằng thì mặt bự thịt bóng nhẫy trông bì bì bia rượu, thằng nào cũng đeo kính đen gườm gườm, tựa như cả Hà Lội toàn là maphia, mà có lẽ cũng phải. Tất cả cùng phóng ào ào như sôi, tạt ngang rẽ dọc, ngoáy đuôi cắt đầu trước mũi xe kẻ khác vô cùng bố láo. Thằng nào ngầu hơn, có vẻ dân anh chị hơn là thằng khác phải nhường đường. Vô phúc mà va quệt nhẹ một cái là nhảy xuống quay ngang xe ra đường, xông vào chửi bới và đánh nhau ngay. Xe hơi thì bơi giữa biển xe máy, cũng hàng bốn hàng năm choán hết cả mặt đường, đứa nào đi được hay không kệ mẹ chúng mày, bố là bố không nhường! Vô cùng bát nháo và căng thẳng. Ở Hà Lội, đi trên đường là phải ngầu để thằng khác dè chừng khi muốn ăn thịt mình, và tay lái phải cứng, nếu không rất dễ va quệt và lâm vào hoàn cảnh chửi bới, lớn hiếp bé, nhiều hiếp ít và choảng nhau ngay.

Quán cà phê sáng

Vào quán cà phê. Cũng nên giữ bộ mặt căng thẳng cho mình, vì nếu tỏ ra nhẹ nhõm thân thiện thì bọn khách đang ngồi và cùng theo dõi mình từ lúc bước vào – vì có lẽ đó cũng là một trong những thú tiêu khiển của chúng - cũng sẽ không tỏ ra thân thiện mà nhìn mình như một sinh vật lạ, thậm chí hài lòng đắc thắng vì nghĩ rằng mình đang nể sợ chúng.

Các quán cà phê bình dân ở Hà Lội thường kê ghế đối mặt vào nhau như để quây quần, chứ không kê ghế kiểu sắp từng hàng hướng ra phía trước quán theo một hướng, kiểu bình dân SG (như vậy ai cũng có một chút không gian riêng tư, không bị kẻ khác nhìn vào mặt mình). Người Hà Lội hình như cũng rất thích chọn ghế ngồi đối diện kẻ khác. Kể cả khi các ghế xung quanh vẫn còn trống, thường là hắn bước vào và chọn ghế nào đối diện ngay trước mặt mình, để ý thấy lần nào cũng đúng như thế không hề sai. Tại sao? Có khi là để dọa, nhìn đểu, thử nắn gân hay át vía nhau, có khi để nghe lỏm câu chuyện và chõ sang tán dóc a dua nếu thấy phù hợp. Có khi là nằm trong bản tính ưa thích quây quần, thói bầy đàn của người Hà Lội.

Cà phê được đủng đỉnh mang ra. Cà phê đá thì gọi là đen đá, cà phê sữa đá thì gọi là “lâu đá” (nâu đá). Đen đá là cốc cà phê bỏ vào một đến hai cục đá lớn, bơi lõng bõng trong cà phê. Mùa đông thì là “đen lóng” và “lâu lóng”. Không có nước trà tráng miệng. Muốn tráng miệng thì phải gọi, và được một cốc nước lọc. Nếu không gọi thì thôi. Một cốc cà phê đá bình dân như thế là 16 ngàn đồng (Ở SG là 8 ngàn đồng).

Đàn ông ngồi trong quán ăn mặc bảnh bao, uống cà phê đọc báo, lim dim mắt khinh khỉnh nhìn kẻ ra vào. Sáng nào cũng gọi đánh giày bóng lộn, nên trẻ đánh giày ở Hà Lội có vẻ kiếm ăn được. Đàn bà cũng khinh khỉnh ngạo nghễ không kém, tất cả cùng một giọng oang oang lảnh lót uốn éo, tám chuyện với nhau như giữa chốn không người, có phần muốn thể hiện đẳng cấp với xung quanh, ai cũng như thế, không phải là rì rầm to nhỏ mà đích thị là rào rào oang oang như chốn chợ búa, thành ra ngồi quán cà phê mà cảm giác như đang ngồi giữa quán bia. Hầu như ai cũng “lói ngọng”. “Lói ngọng” là dân chơi, là kẻ sành điệu trọc phú, mới “nà” người Hà Lội.

Vào cơ quan

Em gái lễ tân đã tranh thủ ra tán chuyện với chị kế toán về bộ váy mới mua, trước khi sếp đến. Nhân viên nam cũng đã xong tuần cà phê trà nước buổi sáng, giày của ai nấy cũng đã đánh bóng lộn xong xuôi, đang bá vai bá cổ đi vào, vừa râm ran nốt chuyện còn tinh tướng dở dang ở dưới quán chưa ngã ngũ phần thắng. Sếp vẫn chưa đến, mỗi thằng lại rút tờ tiền ra, tranh thủ đánh đầu đít vài quả cho đỡ cơn ghiền cờ bạc lô đề mãi đến chiều mới xổ. Rồi sếp đến. Tất cả len lén vào chỗ làm việc. Cách làm việc có một vẻ gì thiếu tự giác, chậm chạp và kém hiệu quả.

Buổi trưa

Nhân viên các công ty tư nhân thì ra cơm bình dân, người Hà Lội gọi là cơm bụi. Không giống kiểu cơm bình dân SG, gọi cơm sườn chẳng hạn, thì chỉ là cơm sườn, cơm heo quay là heo quay, thì người Hà Lội gọi theo kiểu tổng hợp. Khách đông, chủ quán phục vụ không xuể nên lấy cơm trước, mỗi người lăm lăm trên tay một đĩa cơm trắng, chen chúc nhau trước tủ thức ăn, rồi ai thích ăn gì thì chỉ vào, người bán gắp bỏ vào đĩa và tính tiền trước luôn. Thường người Hà Lội gọi kiểu: “cho em 2 nghìn “thịt nợn”, 2 nghìn cá “zán”, 1 nghìn tôm, 1 nghìn đậu phụ, 1 nghìn gan xào, 1 nghìn… + 500 “zau” muống, 1 nghìn “zau” cải chẳng hạn – tức là mỗi thứ gọi một tí, không biết gọi là món cơm gì cho đúng, lại thành ra rất tỷ mỷ vụn vặt và làm mất thời gian của người khác chờ đợi. Mà ra quán cơm mới thấy nhiều em nhân viên văn phòng Hà Lội xinh “lức lở”, nhưng cũng lói ngọng níu no. Một em gái chân dài như người mẫu, ăn mặc diêm dúa như chuẩn bị đi dự tiệc cưới – nhưng thực ra chỉ là đi làm, và hôm nào cũng sang trọng như thế - trên tay cầm bốn năm đĩa cơm lấy giùm bạn công ty chưa ra, môi dẩu ra hót véo von: “Tổ sư bố mấy con mặt nồn, bảo za luôn đi đéo za, hôm lào cũng za muộn, lói mãi đéo nghe. Chị cứ cho iem mỗi đĩa ít thịt nợn kho với zau gì cũng được, gọi hộ cho nà tốt nắm zồi, đứa lào đéo ăn thì kệ con mẹ ló. Sốt zuột!”.

Còn các công chức nhà nước thì buổi trưa là lúc đi nhậu. Vì thế quán bia quán rượu ở Hà Lội buổi trưa thường là đông khách hơn cả buổi tối. Tất nhiên các công chức buổi chiều còn phải “nàm việc” lên không thể uống hết ga, mà là ăn một tí, uống một tí. Thứ “lào” cũng chút đỉnh nên không hẳn “lo” (no nê) mà cũng chẳng ra say. Nhưng chuyện cũng rào rào tinh tướng ra phết, đôi khi còn có cả màn choảng nhau. Trong câu chuyện giữa bạn bè mà lớn tiếng như cãi nhau, khi đến màn cao trào, thường thấy một anh zai quắc mắt, chỉ tay và bảo: “ĐM, ziêng ló nhé, với anh đây đéo nà gì cả nhé! Lói thế cho ló nhanh!”. Có nghĩa rằng hắn ta đang tức giận điều gì về một ai đó đang nói đến trong câu chuyện, và tỏ ý rất coi thường người ấy. Nhưng thay vì chờ dịp để trút vào kẻ ấy, hắn lại đem trút cả vào người trước mặt, bằng một giọng đe dọa không rõ mục tiêu là ai.

Cũng chỉ có ở Hà Lội mới có loại quán gọi là Cơm Bia – tức là phục vụ các món để vừa ăn cơm vừa uống bia. Vậy là cơm chẳng ra ăn cơm, mà bia cũng chẳng ra uống bia. Kiểu này chắc là hóa thạch từ thời bao cấp, khi mà cơm không sẵn mà bia cũng không nhiều, tiền cũng ít nên vào quán này vừa ăn cơm vừa uống cũng tiện. Nhưng cũng có nhiều quán nhậu chính cống, bia hoặc rượu, sang hèn đủ cả.

Buổi chiều

Các công chức “nhà lước” quay về cơ quan làm việc thì cũng đã ngà ngà, mặt đỏ tưng bừng nhưng không sao. Đến sếp của họ cũng thế cả, gặp nhau ở trong quán hết. Mà nói chung thì họ cũng chẳng phải làm gì. Cứ thế láng cháng vật vờ, thằng thì ngủ, thằng nào lãng mạn thì làm thơ tán gái, không thì đánh bài, chị em thì tranh thủ đi mua đồ. Các nhân viên công ty tư nhân thì ăn trưa xong vẫn phải làm việc, không được rảnh rỗi như các bác “nhà lước”. Đến giờ lô đề về là tất cả lại rôm rả, hẹn hò gặp nhau ở quán bia tiếp tục, bàn chuyện ngày mai đánh con đề nào. Và sự tinh tướng lại được tiếp tục.

Buổi tối

Ai có vợ con rồi thì buổi tối thường về ăn cơm cùng gia đình. Về điểm này thì các anh zai Hà Lội ngoan hơn các anh hai SG. Nhưng điều đó cũng bộc lộ thói nửa chừng của người Hà Lội: làm việc không ra làm việc, mà việc chơi bời cũng không hết mình – nên buổi tối đáng ra là nhậu nhẹt xả hơi sau một ngày làm việc vất vả như dân SG – thì người Hà Lội đã tranh thủ chơi bời buổi trưa rồi, nên tối thường là về nhà với vợ con.

Những ai đi nhậu chiều tối, thì có một thói quen là nhậu nhẹt bia rượu xong, là đi uống … cà phê! Và uống một cốc cà phê thật sự chứ không phải là uống nước gì đó. Quán cà phê buổi tối thậm chí còn đông khách hơn là buổi sáng, nhất là những quán trên mức bình dân, vì đó là lúc nam thanh nữ tú đi chơi.

Nhưng quả thật, cà phê là thứ uống buổi sáng để cho tỉnh ngủ và minh mẫn. Nếu uống buổi tối là khi cần thư giãn. Còn cà phê lại uống buổi tối, sau khi đã phê phê vì nhậu nhẹt thì quả thực thật khó hiểu sở thích của người Hà Lội!

……

Và ngày nào cũng thế. Đã khác xa Hà Nội của những ngày chưa xa, khi mà người Hà Nội chưa bị gắn nhãn tinh tướng, không có ai nói ngọng, giọng nói giản dị không trầm bổng uốn éo, kiểu như người Hà Lội bây giờ gọi “con mèo là “con mièo”, “người nghèo” thành ra “người nghièo”. Và còn nhiều thứ khác…Ôi người Hà Lội…Ta không có gì chung với lũ các ngươi cả. Không có một điểm gì cả. Ngột ngạt và bức bối. Nhưng vẫn phải sống.

By Narcis LâmTrực@

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog