Chia sẻ

Tre Làng

ĐI VÀO ĐƯỜNG CẤM, CHẾT ĐỪNG ĐỔ TẠI SỐ



Sau khi tuyến đường cao tốc trên cao hiện đại nhất Thủ đô đi vào hoạt động, rất nhiều vi phạm diễn ra. Vụ tai nạn chết người đầu tiên trên tuyến đường này khiến nhiều bạn đọc bức xúc, bởi nó xuất phát từ hành vi sai trái của nạn nhân.
Xe máy vô tư đi vào đường 
cao tốc trên cao dù đường cấm xe máy

Tử nạn vì thiếu ý thức

Chỉ sau 10 giờ đồng hồ thông xe chính thức tuyến đường trên cao đoạn qua nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã xảy ra vụ TNGT đầu tiên khiến 1 người bị thiệt mạng. Nguyên nhân là do nạn nhân đi xe máy ngược chiều trên đường cấm.

“Người này không những đi xe máy vào đường cấm mà còn đi ngược chiều, tốc độ cao! Không chết mới là lạ! Đáng lên án nhất là hành vi của họ còn gây nguy hiểm cho những người khác”, bạn đọc Anh Minh lên tiếng.

“Phải phạt nặng người đi xe máy để làm gương cho những kẻ coi thường văn hóa giao thông”, bạn đọc Kieu Anh đề nghị. Bạn đọc Phạm Tuấn Anh đồng quan điểm: “Đường được thiết kế dành riêng cho ôtô, xe máy còn cố đi vào đường cấm tai nạn là chuyện đương nhiên. Ông xe máy chết không trách ai được chỉ tội cho ông ôtô tự dưng bị oan gia, chán với ý thức người Việt”.

“Đề nghị xử lý nghiêm minh xe máy đi vào đường cấm, đi ngược chiều, đồng thời bồi thường cho xe ô tô. Hôm trước tôi đã đi thử trên đường mới đoạn Khuất Duy Tiến nhưng vừa vào làn đường cao tốc đã thấy tốp 5-6 “xe ôm” đỗ bên trên lòng đường cao tốc. Làm sao họ lên đây mà không phạm luật?”, bạn đọc Hung Vu phân tích, đặt câu hỏi.

“Ở bên nước ngoài trường hợp như thế này người lái xe ôtô vô can, nhưng nước mình không chừng anh lái ôtô cũng mất vài chục triệu tiền “hỗ trợ” là ít”, bạn đọc Bùi Ngọc Thọ nêu quan điểm. “Thật là thiếu ý thức, như vậy chết đừng đổ tại số”, bạn đọc Nguyễn Bích Hạnh.

“Về lý xe máy đi trên đường cấm là sai, không có gì phải bàn cãi, nhưng nhìn ảnh thì ô tô cũng sai vì đi lấn đường, nếu không thì đã không đâm trực diện như thế được”, bạn đọc Phan Uyên Bác nêu quan điểm. Lập tức, một bạn đọc phản đối: “Thứ nhất, đây là điểm dừng sau khi tai nạn nên không đúng vị trí xẩy ra va chạm. Thứ hai, không hiểu thế nào là lấn đường nên mới nói vậy, đây là đường một chiều lại là vạch rời xe có thể di chuyển từ làn này sang làn kia, tất nhiên phải quan sát và chuyển làn đảm bảo an toàn, như vậy sao gọi lấn đường”.

“Vụ việc này cho thấy ý thức không chấp hành luật giao thông đường bộ của người đi xe máy: Đã đi vào đường cấm lại còn đi ngược chiều, dẫn đến hậu quả thiệt mạng cho bản thân và hư hại tài sản với người đi xe ôtô”, khẳng định như vậy, bạn đọc Minh Anh: “đề nghị cơ quan pháp luật nghiêm khắc với người đi xe máy. Mặc dù đã thiệt mạng nhưng nên xử đúng tội để làm gương cho những người khác”.

Cũng là một tội ác

“Theo tôi các cơ quan chức năng cần phải xử lý thật nghiêm các trường hợp xe máy cố tình vi phạm luật giao thông ở đường bộ trên cao khi mà không được phép. Lực lượng chức năng phát hiện các trường hợp cố tình vi phạm ngoài xử phạt vi phạm hành chính, cần phải tạm giữ phương tiện 90 ngày và bắt buộc người vi phạm phải học và thi lại Luật Giao thông đường bộ”, bạn đọc Tho Nguyễn viết.

Bạn đọc Nguyễn Phương Hải cũng đồng ý: “Nên tịch thu tất cả các phương tiện xe máy và xe 3 bánh cố tình vi phạm trên đường cao tốc. Có như vậy mới đủ sức răn đe!”. “Nên tịch thu phương tiện vĩnh viễn thì mới răn đe được những kẻ vô ý thức như thế”, bạn đọc Bao Nam thống nhất quan điểm.

“Thật không hiểu nổi nhiều người đã biết là đường cấm xe máy mà cứ cố tình đi, dẫn đến tai nạn cho chính mình. Mong mọi người hãy tự ý thức để bảo vệ chính mình và làm cho giao thông Hà Nội được văn minh hơn”. Trong khi bạn đọc Namvu bày tỏ như vậy thì bạn đọc Thanh Bình “khuyên mấy bạn đi xe máy”: “Tuyệt đối không nên đi trên đường cầu cạn, nhất là vào ban đêm các xe ô tô chạy vận tốc trung bình 80km/h, dùng đèn pha chiếu xa nếu bạn đi ngược chiều gần như không thể nhìn thấy đường. Nếu đã lỡ đi sai, gặp chốt cảnh sát xin hãy xuống xe dắt bộ (khổ nhục kế) dắt đến chốt xin các chú tha lỗi cho qua (nhà nghèo không tiền nộp phạt) và dắt bộ xuống đường. Không chú CSGT nào lại cố phạt những bạn đi sai nhưng biết sửa lỗi cả. Đừng chạy trốn hoặc chạy ngược nguy hiểm đến tính mạng”.

1 nhận xét:

  1. Tai nạn nhiều rồi mà người dân chẳng ai có ý thức gì với tính mạng bản thân cả

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog