Chia sẻ

Tre Làng

ĐẠI TÁ NGUYỄN BIÊN CƯƠNG VẠCH MẶT NGƯỜI BUÔN GIÓ XUYÊN TẠC HỒ CHÍ MINH

Người Buôn gió trong bài “Hãy khen và tự khen mình” đã trích một câu nói của Hồ Chí Minh để cho rằng Hồ Chí Minh đã tự dùng bút danh CB để tự khen mình.

Đại tá Nguyễn Biên Cương trả lời như sau:

Câu nói mà Người Buôn gió trích dẫn: “Cụ Hồ là Chủ tịch cả nước, lại có tuổi, luôn nói các cụ, các ngài…” lấy từ một bài viết của Bác đăng trên báo Sự thật số 79 ngày 26/06/1947. Ở bài này, Bác dùng bút danh là AG chứ không phải là CB (Xin xem Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 162, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009) như Người Buôn gió đã “vô tình” nhầm lẫn để tha hồ suy diễn bút danh CB là “Của Bác” làm bổ trợ yểm đỡ cho sự xúc xiểm thâm hiểm hòng toan tính hạ bệ thần tượng của dân tộc mà “anh em, chiến hữu” của Người Buôn gió nỗ lực hơn 30 năm qua vẫn chẳng nhằm nhò gì.

Việc viết sai tên tác giả, một “nhầm lẫn” không đáng có, kèm theo sự trích dẫn, cắt xén có chủ ý khiến người ta khó có thể nghĩ rằng, Người Buôn gió chưa thật hiểu rõ câu nói đó ra đời trong hoàn cảnh, văn cảnh, ngữ cảnh, giá trị thực của nó. Thực chất, đó là bài báo của Bác có nhan đề: “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” viết từ năm 1947, nghĩa là khi cách mạng mới thành công, trình độ cán bộ ta nói chung, nhất là cán bộ cơ sở, còn rất nhiều hạn chế. Với tính cách là một nhà báo, người viết có quyền dùng các phương pháp khác nhau để diễn đạt sao cho người đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu. Ví dụ, trong đoạn văn này, Hồ Chí Minh, nhà báo A.G viết: “Thường những anh em đến nói trong một cuộc mitting, mở miệng là “các đồng chí”. Ba tiếng đó không phải là vô phép, nhưng vì nó không hợp hoàn cảnh nên nó chướng tai. Một hôm tôi có đến dự một cuộc mitting đã thấy một kinh nghiệm như vậy – Một cụ già nói khẽ với tôi: “Cụ Hồ, Chủ tịch cả nước, lại có tuổi, thế mà cụ luôn luôn: “Thưa các cụ, các ngài.v.v. Đằng này, các cậu thanh niên bằng lứa cháu chúng mình mà có ý muốn làm thầy chúng mình”. Đó là một điều nên chú ý”. Chỉ có thế mà Người Buôn gió “chộp giựt” lấy được: “Trong phong trào học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta nên học thêm đức tính khen và tự khen mình nữa mới đầy đủ tư tưởng và đạo đức của lãnh tụ kính yêu”. Đây thực sự là một ý đồ xuyên tạc tưởng rằng “khôn lỏi”, “ranh ma” nhưng kỳ thực vô cùng tiêu nhân, bì ổi của kẻ có nhân cách thấp hèn.

Trở lại với bài báo của Bác, tác giả A.G viết: “Đến địa phương nào, cần phải đi thăm các cụ phụ lão, các người phụ trách, rồi đi thăm các nhà đồng bào để gây cảm tình và để hiểu biết tình hình địa phương. Đó là một việc cần cho tuyên truyền. Người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ, khéo ở, siêng làm. Chớ tưởng rằng: Đi phớt qua địa phương, diễn thuyết một hai giờ đông hồ mà có kết quả…Khi tiếp xúc với dân: thái độ phải mềm mỏng; Đối với cụ già phải cung kính, với anh em phải khiêm tốn, với phụ nữ phải nghiêm trang, với nhi đồng phải thân yêu….Thấy dân làm gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng phải làm giúp. Đó là cách gây cảm tình tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết quả gấp bội. Mong anh em đi tuyên truyền làm đúng như thế, thì chắc chắn sẽ thành công to…” (Xin xem Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, trang 162, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009) Rõ ràng đây là một bài viết giản dị, sinh động, có tác dụng thiết thực trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng đã được Người Buôn gió hăm hở “phát kiến” rằng “Chủ tịch Hồ dùng bút danh khác khen Hồ Chí Minh (tức khen bản thân mình) chỉ nhằm mục đích duy nhất nâng cao bản thân mình trong mắt nhân dân”. Cả một kho tàng lý luận, bài viết đồ sộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người Buôn gió đã tìm được “sơ hở” để phản bác được sự nghiệp, nhân cách cao quý của một con người. Có lẽ anh ta không đủ “mở lòng” để hiểu điều vô cùng giản đơn là, một người như Hồ Chí Minh, từng nổi tiếng khắp thế giới và kể từ ngày lập nước luôn chiếm trọn niềm tin yêu, lòng tôn kính của toàn dân tộc thì có cần phải có một bài viết để tự đề cao mình?. Đặt mình trong bối cảnh lịch sử đó, cả thế hệ người lính chiến đấu chống Pháp, Mỹ luôn tự hào vì mình là “Bộ đội cụ Hồ”, cả kho tàng văn học, thơ ca, nhạc họa không chỉ của người Việt Nam mà vô số dân tộc bị áp bức trên thế giới đều dành ngôn từ hay nhất ca ngợi Hồ Chủ tịch, thì một bài báo xuyên suốt mục tiêu, nội dung thể hiện tâm huyết của một Chủ tịch nước tới từng lĩnh vực tưởng như đơn giản nhưng góp phần không nhỏ xây dựng nên thế hệ cán bộ cách mạng liệu có phải chỉ để nhằm “mục đích duy nhất nâng cao bản thân mình trong mắt nhân dân” .

Tư Mã Thiên: TMT đã đọc một số bài của Người buôn gió và thấy lối viết dí dỏm, phóng khoáng. Tuy nhiên, đó chỉ là lối viết phóng tác, nghĩ gì viết nấy; nếu để nghiên cứu thì trình độ của Người buôn gió chưa đủ. Nhiều nhà dân chủ muốn được nổi tiếng và như vậy thì mục tiêu của họ là Hồ Chí Minh, Tư Mã Thiên đã nhắc đến Đỗ Nam Hải, nay là Người Buôn gió Bùi Thanh Hiếu.

10 nhận xét:

  1. Nặc danh09:06 19/12/12

    Người buôn gió nói đúng đấy

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh14:34 19/12/12

    Tôi muốn hỏi câu đơn giản như này:
    - Cụ Hồ có viết bài về chính bản thân mình hay không ?
    Nếu có thì ai vạch mặt ai sẽ rõ.
    Cụ Hồ cũng là con người, mà là người thì cơ bản phải có đức tính của loài người. Đằng này, cứ phong thánh ông cụ. Cứ dựng tượng, hô hào học tập... trong lúc đó phần nhiều cán bộ đảng viên "thoái hóa biến chất", biến thành "sâu ăn hết phần của dân". Hãy trả lại cụ những gì vốn là của cụ, thế là ổn. Đừng thánh hóa cụ và dựa vào đó để ăn mày dĩ vãng. Như thế là hại cụ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác là danh nhân văn hóa cũng đã được cả thế giới công nhận rồi chẳng phải bàn cãi nước, việc học tập theo tấm gương Bác Hồ có gì đâu nhỉ?

      Xóa
  3. Người buôn gió lại suy diễn lời của 1 danh nhân văn hóa thế giới. anh hùng giải phóng dân tộc.
    Ông người lái gió tự cho mình là ai vậy nhỉ ?.

    Trả lờiXóa
  4. Không có Cụ Hồ dẫn dắt, bôn ba bao năm giành lại độc lập thì giờ này chúng mày có được sinh ra không hả mấy tên phản động, nặc danh kia?

    Trả lờiXóa
  5. “Trong phong trào học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta nên học thêm đức tính khen và tự khen mình nữa mới đầy đủ tư tưởng và đạo đức của lãnh tụ kính yêu” - thật nực cười với câu này của Người Buôn Gió. Đúng là chuyên gia chém gió thượng hạng.

    Trả lờiXóa
  6. Hồ Chủ Tịch là danh nhân văn hóa Thế Giới, là vĩ nhân của dân tộc Việt Nam. Cụ là tấm gương sáng mãi cho các thế hệ người dân. vậy àm mấy kẻ kia dám nói đừng mãi "ăn mày dĩ vãng". Đúng là lời nói của mấy kẻ óc ngắn.

    Trả lờiXóa
  7. Người Buôn Gió dám đưa cả cụ Hồ ra để xuyên tạc, đúng là đáng tởm nhất mọi thời đại.

    Trả lờiXóa
  8. Cụ Hồ là vị cha già kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Cả cuốc đời cụ luôn sống thanh bạch, giản dị, chí công vô tư. Cụ mãi mãi sống trong lòng con dân Việt Nam

    Trả lờiXóa
  9. Người buôn gió quả thực có tài xuyên tạc, suy diễn quá hoàn hảo. Từ những bài viết chân thực, giản dị của Bác mà dám suy ra là Bác tự khen mình. Ai tin Người buôn gió chắc là toàn có kẻ cây mọc trên đầu rồi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog