Chia sẻ

Tre Làng

NGƯỜI MIỀN TÂY NÊN BỎ THÓI QUEN NHỜ CON!

Một trong những vấn đề đương đại đáng quan tâm nhất của miền Tây hiện nay là việc "lấy chồng ngoại". Có thể nói vấn đề đã diễn ra dai dẳng hơn một thập niên nay, dù được mọi cấp, mọi ngành, xã hội quan tâm, các chuyên gia đã tích cực lý giải, báo chí "ầm ầm" vào cuộc... song cái nguyên nhân, cái lý rõ ràng nhất đã không được mọi người giải thích đích xác đó là tâm lý, thói quen mà cũng có thể nói là "truyền thống" "nhờ con" của người miền Tây.

Tâm lý, thói quen, tập quán nhờ con là nguyên nhân chính trong số những nguyên nhân chính dẫn đến việc lấy chồng ngoại gia tăng.
Thói quen "nhờ con" của người miền Tây đã được hun đúc từ rất lâu, có thể nói nó là nét hòa quyện truyền thống hiếu thảo của dân tộc. Tuy nhiên, trải qua nhiều thời gian, đi cùng sự bí bách của vùng đất, đặc trưng kinh tế xã hội của vùng miền, tâm tính của nhiều tầng lớp người miền Tây đã dần ngộ nhận hóa, khiến tập quán, thói quen "nhờ con" đứng bên bờ vực của "ngụy hiếu", "ngu hiếu".

Ngu hiếu là gì thì chắc là mọi người đã hiểu. Cái ta cần làm cho một bộ phận người dân miền Tây phải hiểu là: với cách "nhờ con" như vậy thì cả đời họ cũng không thể hết xấu hổ được, là nước đi đưa đến sự bần cùng, khổ nhục cho con cái, còn người con muốn trả hiếu theo cách như vậy sẽ mãi đọa đày vào chốn bùn lầy, không sáng sủa lên được.

Chính cách nhờ con, nhồi nhét những mục đích vụ lợi khi lấy chồng, làm ăn xa xứ đã làm hư xấu đi hình ảnh người con gái miền Tây, kể cả những người đang đi làm làm việc tại các tỉnh miền Đông. Đặc trưng kinh tế xã hội ở miền Tây thì các bạn nên hiểu, nó khá cạnh tranh nên từ đó tạo ra nhiều tầng lớp rất khác biệt, ở đó có sự so đo giàu sang địa vị, cạnh tranh về cái nhìn gia cảnh.

Người miền Tây rất sòng phẳng: "lời ăn lỗ chịu" nên khi gặp cảnh khó khăn, nợ nần, vì muốn giữ thể diện và tiếp tục so đo, tránh để mất mặt có thể bằng cách này hay cách khác họ tìm cách hy sinh một điều gì đó trong gia đình như kiểu "giấu trời qua biển".

Đáng tiếc là kiểu hy sinh đó mang nhiều hậu họa khôn lường và khi phất lên thì lại "không giấu được ai" nên trở thành phong trào. Người miền Tây có tâm lý nhờ con từ những buổi đầu khai hoang mở đất như: "mảnh đất này là do cha khai hoang, con phải thay ta trông giữ", "nghề này là nghề do ta học từ ông nội con, con cũng phải tiếp tục gìn giữ", "cái cây này do ta trồng con phải giữ lấy nó", và kiểu làm giàu, làm cho gia đình nở mày nở mặt, ghanh đua của một bộ phận người miền Tây cũng xuất phát từ tâm lý "muốn có cái mà người khác không có, muốn có cái mà người khác có, muốn có cái ta có mà người khác không biết được... sinh ra nể nang".

Chút tâm tình cùng người miền Tây, Hiếu Nguyễn

21 nhận xét:

  1. Nặc danh15:14 28/3/13

    Đặt cái tiêu đề như trên rất dễ mích lòng.
    Tui là người miền tây đây, đang đợi tin tức "cá tháng tư"

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh16:08 28/3/13

    thành thật xin lỗi. Bài này tôi nhặt trên YuMe về và đề rỗ nguồn. Chỉ là để tham khảo thôi.

    Đay là nguồn:http://yume.vn/news/doi-song/tu-nha-ra-ngo/nguoi-mien-tay-nen-bo-thoi-quen-nho-con.35AA0EAD.html

    Trả lờiXóa
  3. môn đăng hậu đối,xếp đặt của bố mẹ đã giết chết bao tình yêu đẹp.và có khi còn mất cả đứa con,hôn nhân mà lại vụ lợi nhờ ả con cái thì thật sai lầm.mình thích ra riêng sống tự lâp

    Trả lờiXóa
  4. mình là người miền bắc nên không hiểu người miền tây cho lắm, nhưng qua bài này mình thấy người miền tây cũng có nhiều vấn đề thật, chuyện báo hiểu là phong tục đẹp của dân tộc nhưng giờ đây đã biến thành 1 thứ hàng thì đúng hơn, thật là đau xót

    Trả lờiXóa
  5. nghe nói con gái miền tây đẹp có tiếng thế mà tình trạng hiện nay thật là đáng báo động đây, đi lấy chồng ngoại nhiều thì việc đầu tiên sảy ra là sẽ bị mất đi cân bằng giới tính, nam ở vùng miền tây sẽ khó kiếm được vợ, chưa nói đến chuyện nhiều cuộc tình phải bỏ lỡ chỉ vì tiền bạc

    Trả lờiXóa
  6. tôi nghĩ bản tính này không hẳn chỉ người miền tây có mà ở đâu bây giờ cũng có tình trạng như thế này, chẳng qua thì ở miền tây có nặng vấn đề này hơn, tôi nghĩ đây đúng là phong tục cổ hủ đáng bị xóa bỏ, không nên tạo áp lực cho con cái

    Trả lờiXóa
  7. cha mẹ là người thương con nhất, nhưng họ vẫn bị ảnh hưởng thành kiến ngày xưa nên có những suy nghĩ lệch lạc như vậy, họ nghĩ mình đã vất vả để nuôi con khôn lớn nên đáng được hưởng sự báo hiếu thích đáng từ con mình, chính vì vậy mà họ không hiểu mình đang làm khổ con mình

    Trả lờiXóa
  8. chuyện này không hẳn là do bố mẹ tạo ra mà chính những người con do ảnh hưởng từ tính cách của cha mẹ, muốn tự khẳng định mình, muốn hơn người, một phần muốn bố mẹ mình nở mày nở mặt nên đã bất chấp đi tình cuốc sống giàu sang cho mình

    Trả lờiXóa
  9. bố mẹ nhờ con là đúng, muốn con thành đạt cũng không sai, muốn nở mày nở mặt chẳng có gì đáng hổ thẹn nhưng theo tôi bố mẹ thì nhờ con trai thôi, chứ nhờ con gái, rồi con gái phải lấy chồng giầu, chồng ngoại mà hi sinh đi hạnh phúc của mình là không dúng

    Trả lờiXóa
  10. Có lẽ cũng không hẳn chỉ có ở miền tây thì mới có các bậc làm cha làm mẹ muốn dựa dẫm vào con mình. Ở đâu cũng thế cả thôi. Hic

    Trả lờiXóa
  11. haiz, thực ra trong những cuộc hôn nhân lấy chồng ngoại quốc đó có bao nhiêu cặp đôi là có tình yêu thực sự? Nghĩ mà thấy thương cho nhiều cô gái miền Tây ấy.

    Trả lờiXóa
  12. mỗi nơi có một phong tục tập quán, chẳng hiểu gì cho lắm, nhưng cũng ko thích cái ý tưởng như thế này!!!!

    Trả lờiXóa
  13. Có làm thì mới có ăn, ông cha đã dạy như thế rồi. Há miệng chờ sung mãi sao được. Mà cũng vì tâm lý nhờ con, sính ngoại mà số phận bao cô gái miền Tây lấy chồng ngoại quốc đã lao đao, nghiêt ngã rồi đấy. Nên cái tư tưởng này cần phải cải thiện thôi

    Trả lờiXóa
  14. cũng cần phải có những biện pháp tuyên truyền giáo dục cho những người dân nơi đây hiểu được tầm quan trọng khi thay đổi quan niệm đấy!

    Trả lờiXóa
  15. Bố mẹ cố gắng làm cả đời cũng vì con vì cái, thế mà sao ở đây lại có tư tưởng nhờ con theo kiểu đánh đổi hạnh phúc của con, mà lại là con gái. thật bất hạnh

    Trả lờiXóa
  16. Bố mẹ già hưởng phúc nhờ con cái thì không có gì sai, nhưng đánh đổi cuộc đời con để bố mẹ được cái phúc đó thì không đáng

    Trả lờiXóa
  17. Mình là người Bắc nên cũng không biết người miền Tây có thói quen nhờ con.Mỗi người sinh ra đều có hoài bão và ước mơ riêng ,nhưng những ông bố bà mẹ lại không cho con họ được theo đuổi chúng.Những người con bị bố mẹ ràng buộc bằng 1 chữ " hiếu" ,bọn họ phải nghe theo để cho gia đình hay chính là bố mẹ được " nở mày nở mặt".Mình thấy như vậy là không nên.

    Trả lờiXóa
  18. Khổ thân những đứa con có những ông bố bà mẹ như vậy. Bố mẹ là phải hết lòng vì con cái chứ. tội nghiệp!

    Trả lờiXóa
  19. lammongnhi00:47 26/6/13

    mih cung la gai mien tay..chat mun mot buoc len thien duog..hk vat va..nen chot con duog nhu zoa..cug hk paj taj cha..me hjt ca dau..

    Trả lờiXóa
  20. Nặc danh00:16 11/7/13

    Vi bao hieu voi cha me . Ma phai danh doi cuoc doi . Thi qua bat cong voi nhung co gai mien tay .

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh07:43 29/9/13

    Chính tôi cũng từng bị gái miền tây cho "leo cây" sau khi cưới ít lâu với vài chục triệu bị lừa vì họ thất vọng về vật chất so với những gì họ mong đợi trước khi cưới..Nhưng tôi không ghét họ...Thật ra tôi nghĩ quan trọng là phải thay đổi suy nghĩ về văn hóa giáo dục ở đa số người miền tây, nhất là ở các vùng nông thôn...khi họ thay đổi được điều đó họ mới nhìn thoáng hơn được, chư đa số con gái các vùng nông thôn ở đó bây giờ cứ nghĩ lấy chồng là gia đình phải có một số tiền hay của cãi gì đó.Va họ xem chuyện đó la đương nhiên...còn chuyện học hành thì họ hay nói câu của miệng là "học cho cố cũng về nuôi chồng thôi con"...Thực chất là trước kia họ từng có một cuộc sống nhàn nhã thời kỳ đất nước chưa đi vào công nghiệp hóa dù đang chiến tranh..Giờ đây nhìn thấy kinh tế khá lên thì họ cũng mong muốn vậy nhưng khổ nỗi suy nghĩ về chuyện học hành, kiến thức của họ vẫn như cũ..nên họ cứ nghĩ làm sao có tiền là ok rồi..mấu chốt là phải làm một cuộc cách mạng về giáo dục thật sự thì vùng đất này mới cất cánh được.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog