Chia sẻ

Tre Làng

PHI CHÍNH TRỊ HÓA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG LÀ MẮC KẾ ĐỊCH


Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử. (Nguồn: TTXVN)

Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu bài viết của Trung tướng, phó giáo sư-tiến sỹ Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với nhan đề: "Cơ sở khoa học của các quy định về lực lượng vũ trang nhân dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992": 

Chế định bảo vệ Tổ quốc là một vấn đề quan trọng trong lịch sử lập hiến của Nhà nước. Tất cả các bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay (Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992) đều quy định nội dung: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân Việt Nam. 

Các quy định về lực lượng vũ trang nhân dân - lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc được quy định trực tiếp trong các bản Hiến pháp Việt Nam các năm 1980, 1992 và tiếp tục được ghi nhận trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Dư luận trong và ngoài nước đã và đang đặc biệt quan tâm bình luận về các nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó có nội dung quy định về Bảo vệ Tổ quốc, nhất là về bản chất, vai trò, vị trí, chức năng của lực lượng vũ trang nhân dân, xung quanh vấn đề này, còn có các ý kiến khác nhau, nhưng tựu chung lại có hai loại ý kiến sau: 

Một là, thống nhất, tán thành các nội dung quy định về lực lượng vũ trang mà dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể hiện; khẳng định sự cần thiết quy định về bản chất cách mạng, tính chính trị của lực lượng vũ trang - trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ Xã hội chủ nghĩa. 

Hai là, không cần thiết quy định cụ thể như sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về lực lượng vũ trang; cần phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, cũng như cần thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ quy định về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước và xã hội. 

Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quy định về lực lượng vũ trang nhân dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xin được trao đổi một số vấn đề sau: 

1. Vai trò, vị trí của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử 

Việt Nam chúng ta có lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước qua hàng ngàn năm - là quốc gia thường xuyên phải đấu tranh khốc liệt để bảo vệ không gian sinh tồn trước các âm mưu xâm lược và cai trị từ bên ngoài. 

Cùng với việc huy động sức mạnh toàn dân, thực hiện kháng chiến toàn dân khi đất nước bị xâm lăng với phương châm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,” thì việc tổ chức các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp, chủ lực để đối phó với kẻ thù bên ngoài và đảm bảo an ninh trật tự xã hội trong nước luôn là một trong những vấn đề có tính chiến lược, căn bản mà các nhà lãnh đạo, các triều đại từ xưa đến nay đều phải thực hiện. 

Có thể nói, bài học lịch sử về dựng nước phải đi đôi với giữ nước, xây dựng, phát triển đất nước phải đi liền, gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc còn vẹn nguyên giá trị. Vì vậy, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đưa các quy định về bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân trong chế định Bảo vệ Tổ quốc là có cơ sở lịch sử vững chắc, là sự kế thừa và khẳng định những giá trị được chính thực tiễn vận động và phát triển trong suốt chiều dài lịnh sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam kiểm nghiệm. 

2. Bản chất, vai trò lực lượng vũ trang dưới góc độ tổ chức quyền lực chính trị và bảo vệ quyền lực chính trị 

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi chính thể, mỗi chế độ xã hội luôn gắn với hệ tư tưởng-chính trị và các thiết chế tương ứng của lực lượng tiên tiến, quyết định đến sự vận động, biến đổi của xã hội trong những giai đoạn lịch sử ở mỗi quốc gia nhất định.

Chính thể Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình thành, phát triển gắn với Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ tư tưởng của giai cấp vô sản phát huy vai trò cách mạng trong xã hội Việt Nam với thiết chế tương ứng là Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng với các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị của đất nước. 

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố cấu thành của tổ chức quyền lực nhà nước, có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ chính thể, bảo vệ quyền lực nhà nước, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, thể hiện tập trung ý chí, nguyện vọng của lực lượng lãnh đạo xã hội và của toàn dân, cần thiết có quy định những nội dung về bảo vệ Tổ quốc và các lực lượng vũ trang nhân dân. 

3. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của lực lượng vũ trang nhân dân luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản chất cách mạng, tính chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là tất yếu, phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam. 

Mỗi quốc gia, dân tộc, trong tiến trình vận động, phát triển phải tuân theo những quy luật khách quan của xã hội, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, đặc thù của đất nước. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng, là một trong những lực lượng, công cụ trọng yếu để đảm bảo thực hiện chuyên chính vô sản.

Tính chính trị, bản chất giai cấp, tính Đảng của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không phải xuất phát từ ý chí chủ quan, một chiều của Đảng Cộng sản Việt Nam mà nó được quy định bởi chính thực tiễn vận động của cách mạng Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ IX đến nay. Điều này có thể khái quát trên các bình diện cơ bản sau: 

Thứ nhất, sự ra đời, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội, trong đó có lực lượng vũ trang là sự lựa chọn duy nhất đúng của lịch sử dân tộc, phù hợp tình hình Việt Nam. 

Thực tế lịch sử cho thấy, từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ XX, chế độ Phong kiến Việt Nam suy tàn, thực dân Pháp xâm lược, đô hộ Việt Nam. Các phong trào yêu nước, các cuộc khởi nghĩa theo xu hướng phong kiến hay dân chủ tư sản lúc bấy giờ như phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục… đều thất bại và theo đó, con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ lâm vào tình trạng khủng hoảng. 

Sự thất bại của các phong trào yêu nước đó phản ánh rất nhiều vấn đề, trong đó có điểm mấu chốt là các lực lượng lãnh đạo thuộc giai cấp địa chủ phong kiến hay tư sản ở Việt Nam hoặc hệ tư tưởng lạc hậu, hoặc thực lực hạn chế, không có được đường lối cách mạng và các thiết chế đủ năng lực để lãnh đạo nhân dân Việt Nam giải phóng dân tộc, đưa đất nước phát triển theo xu thế mới của thời đại. 

Sự truyền bá Chủ nghĩa Marx-Lenin của các lực lượng vô sản từ đầu thế kỷ XX vào Việt Nam mà tiên phong, tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, kết hợp với phong trào yêu nước đã đặt ra nhu cầu tất yếu của sự ra đời của một tổ chức cách mạng vô sản. 

Sự ra đời của các tổ chức, sự lớn mạnh của các lực lượng, phong trào vô sản những năm 20 của thế kỷ XX mà đỉnh cao là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 (hợp thành từ 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn) đã thực sự chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và tổ chức của cách mạng Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã giành những thắng lợi lịch sử, đưa dân tộc Việt Nam đi vào kỷ nguyên mới - độc lập dân tộc, tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Sự khẳng định vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam vì thế là sự lựa chọn của điều kiện thực tiễn đất nước, là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc. 

Thứ hai, con đường cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam, như thực tiễn đã minh chứng chỉ có thể thành công bằng con đường đấu tranh bạo lực cách mạng. Muốn thực hiện bạo lực cách mạng phải kết hợp chính trị với quân sự và các mặt trận khác, trong đó không thể thiếu được mặt trận quân sự, không thể thiếu một lực lượng vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo. 

Việc hình thành và phát triển một lực lượng vũ trang nhân dân, mang bản chất cách mạng, chịu sự lãnh đạo và tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc và nhân dân là nhu cầu tất yếu để thực hiện nhiệm vụ của cách mạng. 

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam được Hồ Chí Minh, được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và chỉ đạo, trong suốt thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như sau này đã phát huy cao độ tinh thần cách mạng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng và chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Chỉ dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, với đường lối vũ trang cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam mới có đủ bản lĩnh, năng lực là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 

Vì vậy, tính chính trị, tính cách mạng, yêu cầu trung thành của lực lượng vũ trang với Đảng Cộng sản Việt Nam, với chế độ Xã hội chủ nghĩa, lực lượng vũ tranh chịu sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề đặc biệt quan trọng để đảm bảo sức mạnh, đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cao cả của lực lượng vũ trang trong mọi hoàn cảnh. 

Việc dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định rõ về bản chất chính trị, vai trò, nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng vũ trang trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là phù hợp. Quy định này là cơ sở pháp lý cao nhất để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại đáp ứng tốt mọi yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đảm bảo an ninh quốc gia trước mắt và lâu dài. 

Thứ ba, tình hình quốc tế và khu vực đang diễn biến phức tạp; bất ổn chính trị xã hội, lật đổ chế độ, thay đổi thiết chế lãnh đạo đất nước do mâu thuẫn trong nước và tác động từ bên ngoài dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền… đã và đang diễn ra ở nhiều nơi (như ở Bắc Phi, Trung Đông)… Các thế lực thù địch, các lực lượng phản động lợi dụng tình hình đó đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình,” tác động vào bên trong nhằm chuyển hóa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

Một trong những vấn đề được các thế lực thù địch tập trung tấn công là tìm mọi cách để thâm nhập nội bộ, hướng lái chính sách, pháp luật hòng phi chính trị hóa, phi đảng phái hóa lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam, tách các lực lượng vũ trang này ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm suy yếu, biến chất lực lượng vũ trang và tước đi công cụ trọng yếu của Đảng, của Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả của cách mạng. 

Vì vậy, nếu đặt vấn đề Hiến pháp mới quy định phi chính trị hóa lực lượng vũ trang sẽ mắc phải đúng mưu kế tác động của các thế lực thù địch đối với đất nước, với chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 

Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải bất cứ ý kiến, quan điểm nêu ra về vấn đề phi chính trị hóa lực lượng vũ trang nào cũng xuất phát từ ý đồ xấu, âm mưu đen tối nêu trên. Thực tiễn do nhiều nguyên nhân, như chưa đánh giá đúng tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của đất nước và thế giới, chưa hiểu rõ căn nguyên lịch sử, hoàn cảnh cụ thể của việc xác định tính chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hoặc do tác động của các luận điều tuyên truyền tiêu cực, một chiều… nên có những ý kiến đồng tình với quan điểm phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, so sánh vấn đề này ở Việt Nam với một số nước phương Tây khác. 

Vấn đề này đòi hỏi chính hệ thống chính trị của chúng ta, các cơ quan làm công tác tư tưởng, tuyên truyền của Đảng, Nhà nước cần tăng cường công tác thông tin, truyên truyền liên quan lĩnh vực này, làm cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ, nhận thức đúng vấn đề, đồng thời nâng cao ý thức cảnh giác của toàn dân trước các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng, gây bất ổ định chính trị, xã hội của đất nước. 

4. Bài học từ việc phi chính trị hóa lực lượng vũ trang ở một số nước 

- Hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô cũ và Đông Âu sụp đổ vào những thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có việc “cải tổ” xóa bỏ quy định của pháp luật về vai trò lãnh đạo nhà nước, xã hội của Đảng Cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. 

- Hiện nay, ở một số nước, đặc biệt ở các nước mà điều kiện kinh tế xã hội, dân trí chưa phát triển ở trình độ cao và đồng đều, sự tồn tại nhiều đảng phái chính trị, thực hiện phi chính trị hoá lực lượng vũ trang đang phải vật lộn, đối mặt với tình trạng mâu thuẫn, xung đột và bất ổn chính trị, xã hội gia tăng, thậm chí tạo nên sự hỗn loạn trong xã hội. 

Thực tiễn này có thể thấy rõ ở các “mô hình dân chủ” được phương Tây hết sức cổ vũ, ủng hộ, đã và đang được “thiết kế,” “tạo dựng” ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Âu, SNG và đặc biệt là ở khu vực Bắc Phi, Trung Đông, thông qua các cuộc “cách mạng màu,” hay phong trào “Mùa xuân Arập” trong thời gian qua. 

Bên cạnh đó, một số nước trong khu vực Đông Nam Á, như Thái Lan, Campuchia cũng thực hiện phi chính trị hóa (thực chất là đa chính trị hóa, đa đáng phái hóa) lực lượng vũ trang cũng gặp phải không ít trở ngại trong việc đảm bảo đoàn kết, thống nhất nội bộ, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ công dân… 

Những hậu quả tiêu cực từ xu hướng phi chính trị hoá lực lựng vũ trang như nêu trên là bài học to lớn cho quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp và pháp luật ở Việt Nam chúng ta. Một trong những mục tiêu căn bản của sửa đổi Hiến pháp 1992 là đảm bảo ổn định chính trị xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước ta phát triển bền vững theo con đường cách mạng Xã hội chủ nghĩa. 

Vì vậy, Hiến pháp cũng như các đạo luật khác liên quan, không thể quy định phi chính trị hóa lực lượng vũ trang nhân dân; lực lượng vũ trang nhân dân không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Trên đây là một số ý kiến về cơ sở của việc quy định về lực lượng vũ trang nhân dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và luận giải vì sao không thể đưa vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 các quy định liên quan đến vấn đề phi chính trị hóa lực lượng vũ trang nhân dân./. 

TTXVN

25 nhận xét:

  1. Quân đội là lực lượng vũ trang bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ đất nước Việt Nam. Chúng ta không thể để mắc mưu kẻ thù được!

    Trả lờiXóa
  2. Dan nuoc Viet17:30 17/3/13

    Sao mà ngu thế nhỉ! Chẳng lẽ các nước trên thế giới này phi chính trị hóa quân đội là bị kẻ thù xâm chiếm hết sao???? Quân đội bản chất của nó là bảo vệ đất nước, bảo vệ hiến pháp chứ không có bảo vệ một đảng phái nào cả.Nếu bất cứ một cá nhân nào được sự bảo vệ của quân đội thì sẽ trở thành độc tài, nếu một đảng phái nào dược sự bảo vệ của quân đội sẽ thành phi dân chủ. Khi đó nó sẽ trở thành cái khiên của những kẻ tham vọng quyền lực,đàn áp người dân, che chở cho sự tham nhũng, thối nát của mình. Hãy trả lại cho quân đội một chức năng hết sức cao cả và thiêng liêng đó là bào vệ tổ quốc và nhân dân.

    Trả lờiXóa
  3. phi chính trị hóa lực lượng vũ trang sẽ mắc kế của địch. Muốn huy động quân đội bảo vệ tổ quốc khó khăn hơn nhiều. Quân đội lại trở thành lực lượng được các đảng phái khác nhau mua chuộc để tiến hành đảo chính giống Thái Lan

    Trả lờiXóa
  4. quân đội nhân dân việt nam là phải gắn liền với nhà nước việt nam nhân dân việt nam đảng cộng sản việt nam,nếu phi chính trị thì dễ vị kẻ xấu lợi dụng

    Trả lờiXóa
  5. các thế lực thù địch chúng muốn phi chính trị hóa lực lượng vũ trang để chúng tách lực lượng bảo vệ nhà nước bảo vệ nhân dân ra khỏi bộ máy chính trị của nước ta để khi có sảy ra biến cố là chúng thay nhau xâu xé đất nước chúng ta.

    Trả lờiXóa
  6. lực lượng vũ trang là lực lượng bảo vệ nhà nước bảo vệ nhân dân bảo vệ pháp luật và chính trị ở đất nước ta. nếu tách lực lượng vũ trang ra ngoài vong chính trị tức phi chính trị hóa thì thật là lực cười nếu có sảy ra chiến tranh hay đảo chính, bảo loạn thế thì lực lượng vũ trang sẽ theo ai tham gia can thiệp?.

    Trả lờiXóa
  7. đúng vậy lực lượng vũ trang là lực lượng bảo vệ đảng bảo vệ đất nước bảo vệ nhân dân mà tách ra khỏi hệ thống chính trị tách ra khỏi thì có mà khi có sự xâm lược hay bạo loạn trong nước ... thì huy động bảo vệ kiểu j

    Trả lờiXóa
  8. lại một chiêu bài trong chiến lược diễn biến hóa bình của các thế lực thù địch đây mà, Quân đội phải có sự lãnh đạo của Đảng thì mới đi đúng hướng, thực sự bảo vệ nhân dân vì cuộc sống bình yên hạnh phúc của nhân dân

    Trả lờiXóa
  9. vịc phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là hoàn toàn vớ vẩn mà các thế lực thù địch muốn và từ đó lật đổ chính quyền và lật đổ nhà nước chúng ta. bọn này nhảm nhỉ quá ta

    Trả lờiXóa
  10. Dan nuoc Viet22:21 17/3/13

    Chúng bay ngu cả lủ . Khi một đất nước có những biến động về chính trị thì quân đội tất nhiên sẽ ủng hộ lực lượng nào được lòng nhân dân. Đó là lúc quân đội sẽ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, bảo vệ hiến pháp của mình. Với tình trạng hiện nay thì chẳng khác nào dây là một trận đấu mà trọng tài do một bên chỉ định và tất nhiên người thiệt thòi là những khán giả. Điều đó một đứa con nít cũng biết. Chỉ có những thằng diên hoặc giả bộ điên mới không biết điều đó.

    Trả lờiXóa
  11. chúng hết đưa ra luận điệu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng giờ lại đưa ra một điều phi lý hết sức nữa đó là phi chính trị hóa quân đội, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, chẳng bao giờ ở Việt Nam hay ở bất kì quốc gia nào có sự phi chính trị hóa quân đội đó đâu

    Trả lờiXóa
  12. việc sửa đổi và bổ sung hiến pháp năm 1992 là việc cần thiết cho đất nước lúc này nhưng ko fai vì thế mà để bọn phản động và các thế lực thù địch chúng đưa ra yêu sách phi chính trị lực lượng vũ trang.chúng muốn tách lực lượng vũ trang ra khỏi hệ thống chính trị của đât nước đó mà

    Trả lờiXóa
  13. Không thể để bọn địch lợi dụng những luận điệu này để phá hoại tư tưởng, lừa đảo nhân dân ta được. Quân đội nhân dân là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ Đảng là tất yểu.

    Trả lờiXóa
  14. phi chính trị hóa lực lượng vũ trang cái con khỉ, chúng định lợi dụng việc sửa đổi Hiến pháp để nói xằng nói bậy à! Vậy lực lượng vũ trang không để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính quyền thì đi bảo vệ bọn phản quốc như chúng nó à?

    Trả lờiXóa
  15. Tôi nghĩ không nên phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang được lập ra là để bảo vệ chế độ, bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang đồng nghĩa với việc tiếp tay cho chủ nghĩa đa đảng. Như thế không thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  16. chấp nhận phi chính trị hóa lực lượng vũ trang thì chính là việc chúng ta đã giúp các thế lực thù địch đặt sợi dây thòng lọng vào cổ ta và chỉ chờ ngày treo cổ thôi

    Trả lờiXóa
  17. Bọn phản động cứ kêu gào đòi phi chính trị hóa quân đội. Chẳng qua chúng ăn tiền của các thế lực thù địch ra sức truyền bá tư tưởng đó để tạo bước đà phá hoại, làm lung lay sự lãnh đạo của Đảng trong lòng dân. Và nếu chúng ta đồng ý phi chính trị hóa quân đội là trúng kế của chúng.

    Trả lờiXóa
  18. Bác đã dạy rồi: Quân đội ta trung với Đảng hiếu với dân. Nếu chúng ta để quân đội tư do thì chẳng khác nào tự tử cả

    Trả lờiXóa
  19. Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là một âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, chúng muốn tách lực lượng vũ trang ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, muốn cô lập Đảng. Lực lượng vũ trang dưới sự chỉ đạo của Đảng là một tất yếu của lịch sử.

    Trả lờiXóa
  20. Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là ảo tưởng, là mơ ngủ giữa ban ngày. Tách Quân đội Công An ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng là mắc mưu bọn cơ hội chính trị, bọn lưu vong, ngụy quân ngụy quyền chế độ cũ đang chừ chực nhảy vào kiếm chác. Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là dâng thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân cho bọn không công chỉ biết hô hào dân chủ hay chống độc tài. Xin lỗi nhé, cái thứ dân chủ ấy chỉ là mặt hàng đại hạ giá thôi ợ, các bác rận chấy có muốn mua từ Mỹ về cho VN cũng chả ai dùng

    Trả lờiXóa
  21. Buồn cười nhất là có mấy con gì gì mà hay theo bọn rận chấy trong mấy cái tổ rận như anhbasam, danoan2012,... cứ hay bình lựn mấy bài viết nghịch tai bọn chúng cái kiểu theo mô típ thía này nhé.

    Đầu tiên là chử thề, chửi đổng, chổng mông lên chửi giữa đồng
    Tiếp theo là chửi bọn mày ngu, chúng mày có ăn học mà dốt, .... (khác nào bảo tao vô học nhưng giỏi)
    Tiếp theo là nói, nói, nói (dù toàn lý sự cùn nhưng mờ cứ tỏ ve tỏ vẻ am hiểu lắm ợ)
    Sau đó là kết luận bọn mày chỉ là DLV, chuyên viên phản biện.
    Cuổi cùng chửi vài câu thối thối để tạm kết.

    Trả lờiXóa
  22. Phi chính trị hóa quân đội công an là luận điệu của mấy kẻ đang âm mưu thay đổi nền chính trị nước ta. Lần này sửa đổi Hiến pháp VN cần kiên định trước mấy luận điệu vớ vẩn này

    Trả lờiXóa
  23. Đã có nhiều bài học về phi chính trị hóa quân đội rôi. CHúng ta nên cảnh giác nếu không sẽ mắc phải âm mưu của kẻ địch

    Trả lờiXóa
  24. Các quy định về lực lượng vũ trang nhân dân - lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc được quy định trực tiếp trong các bản Hiến pháp Việt Nam các năm 1980, 1992 . Không thể phi chính trị hóa quân đội ở Việt Nam được

    Trả lờiXóa
  25. Chúng ta không thể mắc lừa bọn chúng được, phi chính trị hóa là tự sát, là mắc mưu của bọn phản động, chúng muốn tách quân đội ra khỏi nhà nước, nhân dân

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog