Chia sẻ

Tre Làng

PHÂN LÀN KHÔNG HIỆU QUẢ VẪN XIN...TIỀN QUAY

Quỹ Bảo trì đường bộ mới thu được hơn ngàn tỷ đồng, nhưng đã có vài đơn vị "nhòm ngó". Riêng sở GTVT Hà Nội xin quỹ Bảo trì đường bộ để phân làn. Trong khi đó kết quả bốn lần phân làn tốn kém tiền tỷ trước đó vẫn đang bị các chuyên gia và dư luận xã hội cho rằng kém hiệu quả.

Đua nhau "nhòm ngó" quỹ

Ba tháng sau khi chính thức thu phí bảo trì đường bộ với ô tô, Quỹ bảo trì đường bộ đã thu được hơn 1.000 tỷ đồng. Ngay sau khi có tiền, đã có đơn vị xin tiền để xây 46 trạm cân. Tiếp đó là sở GTVT Hà Nội. Sở này đã có tờ trình lên bộ GTVT xin được cấp tiền để phân làn đường. Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc sở GTVT Hà Nội cho biết: "Sau gần hai năm thực hiện phân làn đường ở 5 tuyến phố trong nội đô Hà Nội, hiện nay các dải phân làn đã xuống cấp. Sở GTVT Hà Nội chắc chắn sẽ có kế hoạch triển khai bảo trì, tu bổ lại dải phân làn ở 5 tuyến phố này".

Tai nạn do dải phân cách cứng

Ông Tân cũng cho hay, hiện nay đường xá ở trong nội đô vẫn đạt chất lượng tốt. Các tuyến đường huyết mạch dẫn vào trong thành phố đều mới được xây dựng và sửa chữa, đều đạt chất lượng cao so với các con đường khác trong cả nước. Chỉ có giải phân làn đường ở 5 tuyến phố Phố Huế - Hàng Bài, Bà Triệu, Kim Mã, Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, Giải Phóng sau hai năm đi vào hoạt động chính thức đã xuống cấp và cần được sửa chữa. Ông cũng cho hay sẽ tiếp tục triển khai việc phân làn, ngoài 5 tuyến cũ, sở sẽ triển khai thêm trên các tuyến đường khác như Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải, Nguyễn Văn Linh (QL5) và cầu Vĩnh Tuy.

Đồng thời ông cũng khẳng định: "Để thay đổi được ý thức của người tham gia giao thông thì phải cần đến một thời gian dài. Ở Nhật Bản, người ta còn phải mất đến 30 năm mới thay đổi được một thói quen nhỏ trong tham gia giao thông...".

Được biết, trong những năm 2003, 2006 và 2009 Hà Nội đã thí điểm phân làn đường nhưng lần nào cũng thất bại. Khi có mặt cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông thì người dân chấp hành nhưng khi vắng mặt lực lượng này thì đâu lại đóng đấy. Hà Nội vẫn quyết tâm phân làn thêm lần thứ bốn với mức chi gần 24 tỷ đồng cho việc đặt các khối bê tông có thanh sắt nối và có biển báo ở... giữa đường để phân biệt hai làn ô tô, xe máy. Trong đó kinh phí cho việc sơn kẻ đường, biển mới từ ngày 20/9/2011 tới 8/10/2011 của sở GTVT Hà Nội là hơn 4,6 tỷ đồng. Kinh phí phục vụ hướng dẫn, cưỡng chế phân làn cho hai lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông tới cuối năm 2011 dự tính khoảng 8 tỷ đồng.

Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, nhiều cọc bê tông bị đâm đổ gãy, nhiều người tai nạn do đâm phải giải phân cách đặt giữa đường. Dư luận xã hội, các chuyên gia về giao thông lên tiếng phản đối việc phân làn kém hiệu quả ở nhiều tuyến đường. Chính vì thế nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao phân làn kém hiệu quả và bị dư luận phản đối thế mà cơ quan chức năng vẫn tiếp tục xin tiền.

Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Bình

"Không nên chi tiền cho việc làm kém hiệu quả"

Trao đổi với PV Người Đưa Tin trước việc sở GTVT Hà Nội xin tiền Quỹ bảo trì đường bộ vào việc tu bổ sửa chữa giải phân làn giao thông TS. Đinh Thị Thanh Bình, Viện Trưởng viện Quy hoạch & Quản lý GTVT cho hay: Việc phân làn giao thông thuộc tổ chức giao thông đô thị không thuộc về công việc của bảo trì đường bộ. Sở GTVT Hà Nội có thể lấy lý do cải tạo cơ sở hạ tầng để lấy tiền từ quỹ này nhưng đó là việc mập mờ khái niệm. "Tôi cho rằng việc xây dựng trạm cân của tổng cục đường bộ hay xin tiền để phục vụ việc phân làn của sở giao thông đều là những lý do thứ yếu. Nguồn tiền thì có hạn, vì thế cần phải chi cho những vấn đề thiết thực hơn".

Đồng quan điểm với TS. Bình, PGS.TS Nguyễn Quang Toản, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Đường bộ (ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) cho rằng, Quỹ bảo trì không thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế, chính vì thế việc chi cũng cần cân nhắc, nên chi cho những việc cấp thiết liên quan tới chất lượng đường trước.

Nói về hiệu quả của việc phân làn đường ở Hà Nội, TS. Bình cho hay, bà chưa biết kết quả công tác phân làn đường do sở GTVT Hà Nội báo cáo ra sao nhưng nhìn vào thực tế có thể thấy việc này bị dư luận phản ứng khá nhiều. "Chúng ta chưa có quy hoạch tổ chức giao thông cụ thể, chưa lường trước được hết tác động của từng tuyến giao thông để từ đó đề ra những kế hoạch phù hợp với từng trục đường. Ta mới chỉ làm theo cách, thấy ở đâu tắc thì làm thử, xem thế nào, thí điểm xem kết quả ra sao. Đây là những việc làm manh mún nên không hiệu quả và gây lãng phí nguồn tiền lớn", TS. Bình cho hay.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản, đường Hà Nội còn nhiều đường xấu chỉ trừ đường từ khu vực vành đai 3 trở vào là cơ bản tốt. Vì thế dành tiền để phân làn giao thông là chưa hợp lý. Theo ông phân làn là để tách riêng làn cho xe chạy nhanh và xe chạy chậm, với điều kiện là đường phải to. Còn Hà Nội chủ yếu là đường nhỏ càng phân làn thì mức độ sử dụng đường càng suy giảm, gây lãng phí một phần đường, chính nó còn gây ùn tắc hơn. Cũng chính vì đường chật mà còn đặt dải phân cách sẽ tăng cao nguy cơ gây tai nạn giao thông. Thực tế tai nạn do va quệt, đâm phải dải phân làn trong thời gian qua xảy ra không ít.

PGS. TS Nguyễn Quang Đạo (Đại học Xây dựng Hà Nội) cũng cho rằng không ai đặt cột biển báo và dải phân cách giữa đường vì nó rất bất hợp lý. Ông nhận thấy rằng có nhiều bến xe buýt ngay sát vị trí cắm cột và đặt dải phân cách vì thế khi xe buýt dừng đón, trả khách sẽ chắn phần lớn hoặc toàn bộ làn đường khiến người đi xe máy buộc phải lách sang làn đường dành cho ôtô để đi. Việc này rất nguy hiểm, khiến người đi xe máy dễ đâm vào cột biển báo, dải phân cách khi tránh xe buýt". 

Bên cạnh sở GTVT Hà Nội xin tiền để phân làn đường còn có tổng cục Đường bộ (bộ GTVT). Cục này tính xin tiền về xây dựng 45 trạm cân để ngăn chặn tình trạng xe quá tải "băm" nát đường. Theo đơn vị xe quá tải đang băm nát các con đường qua địa phương và tỉnh nào cũng muốn có một trạm cân, hăng hái nhất là Lào Cai, Hải Phòng, sau đó là tới Lạng Sơn, Hải Dương, Vĩnh Phúc… 


Thành Huế

41 nhận xét:

  1. Chúng ta chưa có quy hoạch tổ chức giao thông cụ thể, chưa lường trước được hết tác động của từng tuyến giao thông để từ đó đề ra những kế hoạch phù hợp với từng trục đường mà mới chỉ làm theo cách, thấy ở đâu tắc thì làm thử, xem thế nào, thí điểm xem kết quả ra sao. Đây là những việc làm manh mún nên không hiệu quả và gây lãng phí nguồn tiền lớn vì thế chúng ta không nên lãng phí thêm nữa vào việc bảo trì nữa mà thay vào đó có những phương án khả thi hơn để mang lại hiệu quả cao nhất

    Trả lờiXóa
  2. Giao thông thì vẫn cứ ùn tắc cần có một giải pháp cụ thể về vấn đề này tránh gây tình trạng lãng phí tốn thêm tiền của nhà nước, việc trùng tu lại các cơ sở hạ tầng việc phân làn nếu có làm thì cũng rất ít kinh phí , tôi đi các tuyến phố hà nội và việc các giải phân làn bị xuống cấp là rất ít không đáng kể , vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm để chánh khỏi lãng phí một cách tiết kiệm nhất .

    Trả lờiXóa
  3. Việc phân làn chưa có hiệu quả trong 2 năm vừa qua làm cho tổn thất khá nhiều tiền của nhà nước , chúng ta cần có một giải pháp hữu hiệu nhất chứ cũng không nên tốn quá nhiều kinh phí cho việc tu sửa bảo trì lại 5 dải phân làn đường này ,vì thế cần đưa ra những giải pháp hữu hiệu hơn nữa trong thời gian tới để có hiệu quả hơn và đỡ tốn tiền của hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh11:21 22/4/13

    Mấy ông xin tiền làm trạm cân để "thu phí" nên rất hăng hái. Trạm cân Dầu Giây bao nhiêu năm nay có hạn chế được xe quá tải đâu. Chỉ tốn thêm tiền của dân và nhà nước khi làm trạm cân.

    Trả lờiXóa
  5. vấn đề ùn tác giao thông của các tuyến phố Hà Nội là vấn đề luôn nóng. nó khong phải là cách phân làn không hiệu quả mà nó còn là quy hoạch giao thông đô thị chưa hợp lý. việc phân làn không hiệu quả vẫn xin tiền quay là không hợp lý, theo đúng nghĩa của quỹ bảo trì thì nó được dùng để bảo trì tu sửa chứ không phải để các đơn vị xin mà quay thêm phân làn, cần có hướng điều chỉnh sao cho việc sử dụng quỹ là hợp lý nhất

    Trả lờiXóa
  6. Nhiều cơ quan xin tiền làm dự án này dự án nọ nhưng thực tế có làm được cái quái gì đâu, cứ vẽ vời ra vậy chủ yếu lấy tiền đút túi thôi. Chỉ khổ cho người dân đóng thuế mà lại không được hưởng những công trình tốt, chỉ nuôi béo mấy ông xếp to thôi

    Trả lờiXóa
  7. Giải quyết vấn đề giao thông không phải là những vấn đề đơn giản, vì thế những người làm lãnh đạo phải xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi duyệt một dự án nào đó. Phải xem xem nó có hợp lí, hiệu quả, có lợi cho nhân dân hay không? Như thế mới xứng đáng nhận được những đồng tiền do chính người dân đóng góp

    Trả lờiXóa
  8. Những đồng tiền được chi ra là tiền mồ hôi xương máu của người dân. Đó không phải là vỏ hến mà có thể thích sử dụng ra sao thì sử dụng. Phân làn kém hiệu quả và bị dư luận phản đối thế mà cơ quan chức năng vẫn tiếp tục xin tiền. Trước khi thực hiện thay đổi gì thì phải có kế hoạch cụ thể. Thật khó hiểu khi "thí điểm" đến ba lần rồi mà lần thứ tư "đâu vẫn hoàn đó". Biết bao nhiêu tiền của của người dân đã mất một cách phí phạm như thế. Cơ quan chức năng nên cân nhắc kĩ trước khi có quyết định cấp tiền.

    Trả lờiXóa
  9. Đất nước còn nhiều nơi gặp nhiều khó khăn, người dân còn nhiều khổ cực ấy thế mà tiền cứ rót về cho những dự án mà chẳng đem lại hiệu quả gì cả. Đúng là phí tiền của của nhân dân đất nước mà các ông chẳng biết nghịch biết ngượng chút nào cả

    Trả lờiXóa
  10. Nếu xin tiền mà làm được việc thì không vấn đề gì, quan trọng là các vị có làm được không. Chi tiêu vô tội vạ trong lúc đất nước khó khăn là điều không thể chấp nhận được, đành rằng mục đích tốt nhưng phải có trình độ, có quản lý thì mới thành công được.

    Trả lờiXóa
  11. mấy cái ông nhận tiền rồi xây dựng mà không tính toán kỹ đặc điểm của từng tuyến đường làn đường. Đường ở Việt Nam những đường đô thị đông các loại phương tiện tham gia, chỉ cần có xe rẽ ngang là lại gây ách tắc va quệt, gây xung đột nhiều. Các Cơ quan chức năng nên xem lại cách làm việc của từng cán bộ tránh gây thiệt hại cho Nhà nước, mà trực tiếp là người dân

    Trả lờiXóa
  12. Biện pháp phần làn đường không thực sự đem lại hiệu quả bởi vì những lần làm phân làn đều không quyết liệt mà chỉ là dự án rồi thí điểm, nhưng thực ra tôi thấy phân làn không hợp lý chút nào cả, có những đoạn đường chẳng thấy chiếc ô tô nào cả mà phần đường ấy chẳng ai đi trong khi bên làn đường dành cho xe máy thì chật kín. Tôi không ủng hộ biện pháp này.

    Trả lờiXóa
  13. Mình thấy chỗ mà phung phí nhất là thành phố sương mù ! nhổn city ! không biết bao nhiêu năm rồi mà không xong nổi chỗ đó ! tu sửa gì mà cả chục năm @@ cũng do người dân không chịu bồi thường nhưng mà quá trình thi công cũng chạm nữa ! bây giờ thì đỡ rồi ! nhưng mà mấy công trình cầu vượt thì nhanh phết ! cũng không hẳn là cái nào cũng chì chệ ! chả hiểu kiểu gì @@

    Trả lờiXóa
  14. Một dự án thất bại thảm hại, nhìn những bức ảnh là đã thấy rõ điều đó, nếu không tin bạn cứ thử đi ra mấy đường như giải phóng, phố huế,... là sẽ thấy thôi những tấm biển ngổn ngang cái gẫy thì chẳng ai thèm nhìn biển, cái không gẫy thì người ta thờ ơ như nó không tồn tại. Như thế thì còn ngửa tay xin tiền đầu tư mí tài chứ, đúng là lũ khốn nạn.

    Trả lờiXóa
  15. ôi zồi không thể để lãng phí tiền công vào những việc không đem lại lợi ích được, nếu thực sự muốn xin kinh phí cho việc phân làn ở Hà Nội thì phải đưa ra các giải pháp đúng đắn hơn nữa, chứ cứ thấy tiền nhiều là xin cấp rồi chi tiếu không rõ ràng mà mất hút hết là không ổn chút nào. Cần có những đợt thanh tra làm cho ra nhẽ.

    Trả lờiXóa
  16. Những quy hoạch của thành phố hà nội trong thời gian qua cơ bản tôi thấy nó không có định hướng nào cụ thể cả , hầu như chỉ là nhất thới . muốn có mới lại tốn tiền , công sức xóa bỏ cái cũ đi . vừa mất thời gian , lại lãng phí . Cần phát triển giao thông theo cách định hướng quy hoạch từ 20 năm đến 25 năm . chứ ko phải thấy hay là làm , thấy hay là bỏ ngay cái cũ đi .

    Trả lờiXóa
  17. Cũng không hẳn là không hiểu quả !chỉ có một số thôi ! chứ mình thấy giờ đường Hà Nội cũng thông thoáng hơn nhiều rồi mà ! cầu vượt các kiểu thì công nhanh mà hiệu quả nhé ! chỗ khuất duy tiến hồi trước hay tắc giờ thì never ! chỗ ngã tư sở thì trước không bao giờ thấy thoáng còn bây giờ thì khác hẳn ! chỉ có mấy chỗ đường bé như trường chinh hay các kiểu :)

    Trả lờiXóa
  18. Việc giáo dục ý thức người tham gia giao thông cần đi đôi với việc tu sửa , cơi nới , làm mới đường giao thông . Việc người tham gia giao thông hành xử thế nào cho có văn hóa , mới thực hiện được đúng ý đồ của cán bộ quy hoạch đường bộ .

    Trả lờiXóa
  19. Dự án phân làn đường oto và xe máy mới được đưa vào thí điểm mà và bước đầu thấy người dân chưa tự giác thực hiện quy định đó. Cần một thời gian dài để mọi người thích nghi với việc phân làn này, cho nên các điểm thử nghiệm cần tăng cường cán bộ hướng dẫn và điều hành giao thông. Một thời gian nữa xem kết quả thế nào rồi mới xin kinh phí thì hợp lý hơn.

    Trả lờiXóa
  20. Vẫn biết lực lượng tham gia điều phối giao thông là rất ít so với lưu lượng giao thông hiện nay . Việc phương tiện giao thông thay đổi từ xe máy sang ô tô , rồi lượng xe máy tăng đột biến cũng đã là việc khó tính toán , Nhưng làm gì cũng phải có quy hoạch . Đi trên đường nhiều lúc gặp những công trình mất thẩm mĩ , gây phiền toái lại tốn kém tiền của Nhà nước quá . Chẳng đáng tí nào.

    Trả lờiXóa
  21. Đừng để bộ mặt của thủ đô suốt ngày bị cày sới lên như thế ? Lúc này lúc kia cứ như đào mả giữa đường vậy . Làm mới cũng thế , mà xóa bỏ cũng thể . dề già quá làm con đường trở nên xù xì trong mắt người dân ta quá .

    Trả lờiXóa
  22. bình thường thì chẳng sao hễ thấy mùi tiền là thi nhau đưa công văn xin chi tiêu này nọ. Với 3 thắng công bố thu quỹ bảo trì đường bộ và thu được 1000 tỷ thế là liền có ngay các dự án xin để giải quyết lượng kinh phí này ngay được, cái gì cũng phải có kế hoạch đàng hoàng chứ, cứ cái kiều này rồi không biết những đồng tiền ấy chảy đi đâu hết.

    Trả lờiXóa
  23. Cũng không hẳn, việc phân làn tại hà nội tôi thấy cũng đạt hiệu quả nhất định đấy chứ, đâu có cái chuyện ném toàn bộ tiền nhà nước qua cửa sổ đâu. Có điều trong điều kiện việt nam đang thực hiện tiết kiệm thì mọi dự án, công trình kém hiệu quả cần phải xem xét lại, nếu hiệu quả thấp thì không nên cấp vốn thêm nữa.

    Trả lờiXóa
  24. Thôi dẹp hết tiền ấy để đấy duyệt những dự án quan trọng hơn. chứ mấy việc chưa đâu vào đâu như thế đầu tư cho phí tiền ra. Mà tiền để bảo dưỡng chứ có phải tiền để làm thêm mới đâu. các vị chi tiêu cho đúng đắn nhé không chết với dân đấy.

    Trả lờiXóa
  25. Không nên phung phí tiền với những dự án đã đi vào dĩ vãn kiểu đó, chẳng hợp lý gì cả. Tiền đó là mồi hôi công sức của nhân dân phải chi tiêu sao cho hợp lý nhất chứ. Việc phân làn đường còn nhiều bất cập lắm, cần thời gian điểu chỉnh lại sao cho phù hợp nhất.

    Trả lờiXóa
  26. Tệ nhât là cái thứ công trình giao thông ở việt nam. Nhà nước bỏ ra khôn biết bao nhiêu tiền của phục vụ cho xây dưng cơ sở hạ tâng, đường xá phục vụ cho nhân dân, cho đất nước. nhưng đổi lại công trình thì dở tệ, vừa vào sử dụng được mấy tháng thì nào là lún, nào là nứt, bây giờ lại còn thêm cái trò xin tiền phân làn ở hà nội nữa, Đúng là bạ đâu xin đấy, nhà nước cần phải kiểm soát chặt về lĩnh vực công trình giao thông chứ đừng để thất thoát một cách phí phạm như thế.

    Trả lờiXóa
  27. Mấy cái anh giao thông này là tốn tiền của nhà nước lắm nhé. Ấy thế mà chất lượng các công trình giao thông vẫn còn cùi bắp lắm. Chưa đi vào sử dụng được lâu đã xuống cấp mất rồi. Chẳng hiểu sao họ vẫn còn đòi thêm tiền để làm cái gì nữa không biết

    Trả lờiXóa
  28. Phản đối việc phân làn đường! thằng oto đã to thì chớ lại được phân làn đường rộng như thế thì bảo những người xe máy chen chúc nhau như thế sao mà chịu nổi, hạn chế oto và nội thành là tốt nhất. các phương tiện nhỏ được lưu hành thoải mái. ai đồng ý với mình nào!

    Trả lờiXóa
  29. Vấn đề giao thông vẫn luôn là vấn đề nhức nhối bao nhiêu năm nay tại Việt Nam. Việc mở rộng giao thông và các dự án giao thông liên tục được thực hiện tuy nhiên vấn nạn về giao thông vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vẫn biết rằng nhà nước phải làm giao thông tốt để phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của bà con nhưng ý thức tham gia, bảo vệ giao thông của người dân vẫn còn nhiều điều đáng phải bàn. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng rút lõi công trình, hay sai phạm trong quản lý giao thông cần được xử lý thỏa đáng. Chỉ khi ý thức nhân dân được nâng cao và có sự hợp lý trong chính sách giao thông của nhà nước và các cấp chính quyền thì khi đó giao thông tại Việt Nam mới có sự cải thiện vượt bậc được.

    Trả lờiXóa
  30. phân làn đường là biện pháp không hợp lý chút nào. bên phải làn đường là dành cho xe máy vậy những điểm dừng xe buýt thì sao? chẳng phải xe sẽ phải dừng sát bên phải để trả và đón khách hay sao như thế xe máy đi kiểu gì được bài toán giảm tắc ngẽn giao thông coi như không hoàn thành.

    Trả lờiXóa
  31. Nhiều khi mấy bố kiếm chuyện,để xin tiền mà thôi, nói đến công trình giao thông có phải vài ba triệu là xong đâu toàn là tỉ tỉ đông, nhà nước mà không kiểm soát chặt chẽ thì tài sản thất thoát là quá lớn, mấy ông CSGT ăn mấy đông bị thiên hạ ném gạch cho đến chết, Còn mấy ông ăn tiển tỉ thì có ai biết đó là đâu đâu.

    Trả lờiXóa
  32. Xưa nay giao thông và quy hoạch đã là những vấn đề nóng bỏng không kém gì giá xăng với giá vàng tăng giảm vậy. Đã có quá nhiều biện pháp, đề xuất và đã thực hiện nhưng vẫn không giải quyết triệt để được vấn đề. Thiết nghĩ, muốn giải quyết tình trạng này cần sử dụng những phương pháp hiện đại hơn thay vì những phương pháp đã lạc hậu như thế.

    Trả lờiXóa
  33. Ra đường mà nhìn mấy cái làn phân cách mà thấy sao mà trật chội thế! đường đã nhỏ thì chớ lại còn bầy đặt phân cách làm gì, tiền ấy tích mà tu bổ đường xá cho ngon lành hẳn đi, đường ổ gà ổ voi chẳng lo mà lấp. Haiz bao giờ VN ta mới phát triển được đây!

    Trả lờiXóa
  34. nói về vấn đề đường xá tại đất nước ta thì nó muôn thủa lắm mọi người ak. đã đưa ra rất nhiều ý kiến về quy hoạch và xây dựng nâng cấp đường ở nước ta. không chỉ có thế mà ý thức tham gia giao thông của người dân mình cũng kém lắm cơ mạnh ai người ấy phi cũng chẳng tuân thủ luật giao thông gì cả thì bảo làm sao mà chả không quan lý và quy hoạch được chứ. mọi người cần có tinh thần chấp hành luật an toàn giao thông chứ mình thấy nhiều khi cứ tiện là phóng bừa vượt đền đỏ rùi đi người chiều làm j mà chẳng tắc với tai nạn chứ.

    Trả lờiXóa
  35. Việc làm kém hiệu quả thì tất nhiên không chi tiền rồi, chi để có mà loạn ah! làm gì thì làm cũng phải có căn cứ chính xác và hợp tinh hợp lý. để sử dụng của công sao cho hợp lý và lấy lợi ích của xã hội đặt lên hàng đầu thì sẽ được nhân dân ủng hộ, Vậy nên cứ để nhân dân quyết định là ổn thôi, số đông tán thành thì ta tiến hành thôi.

    Trả lờiXóa
  36. phân làn đường làm đường chỉ có hiệu quả khi đường đó lớn như ở trong Đà Nẵng, đường bé như Hà Nội mà làm vậy dễ gây tai nạn giao thông lắm. Cách tổ chức giảm ùn tắc giao thông làm theo kiểu chắp vá, hỏng đâu thì vá đấy, tắc đâu thì phân làn ở đấy làm cho trật tự càng rối rắm hơn. Phải quy hoạch tổng thể giao thông toàn thành phố thôi

    Trả lờiXóa
  37. Đường bộ bây giờ đang rất được mọi người dân và các bộ ngành quan tâm, việc đầu tư vào nó đã tốn không ít tiền của và ngân sách nhà nước, nhưng hiệu quả mà nó đem lại vẫn chưa thấy có gì đáng kể, tình trạng tai nạn hay ùn tắc vẫn đang còn rất nan giải.

    Trả lờiXóa
  38. Nếu mà việc đầu tư không được giám sát hay tiến hành một cách minh bạch thì hiệu quả chỉ là con sô 0. Đầu tư như vậy chỉ làm phí hoài ngân sách nhà nước, mồ hôi công sức của nhân dân. Vậy sao không đầu tư nhiều vào lĩnh vực khác để hiệu quả nó đem lại cao hơn?

    Trả lờiXóa
  39. Những cái cột, biển báo giao thông ngay ở giữa đường là hết sức nguy hiểm và bất hợp lý. Tai nạn nhiều khi xảy ra do chính sự hiện diện của nó. Mình đã từng chứng kiến nhiều vụ xe máy bị chèn đến mức bị đâm vào cột. Nếu sở giao thông Hà Nội không nhanh chóng gỡ chúng đi thì hết sức nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  40. Theo tôi tiền này đều là của dân cả nên cần có kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý. Nhiều tuyến đường còn mấp mô gồ ghề đi lại rất nguy hiểm vì vậy cần chi tiền bảo trì những đoạn đường như vậy ngay lập tức. Và nguyên nhân dẫn đến ổ gà là do xe vận chuyển quá tải. Vì vậy chúng ta xây những trạm cân là cần thiết- phải xử lý tận gốc thì tốt hơn là mất bò mới lo làm chuồng. Có một tí tiền mà chỗ nào cũng xin một tí, có những việc như phân làn theo tôi thì từ trước tới giờ chưa có cái quỹ này thì nhà nước vẫn cấp tiền để làm việc đó cớ sao lại phải xin vào cái quỹ này. Chúng ta cần chi sao cho đúng với cái tên của quỹ nếu không là lãng phí và phá hai.

    Trả lờiXóa
  41. Cuối cùng lại là tiền của dân vậy nên theo tôi các cơ quan có thẩm quyền cần cân nhắc kỹ việc chi cho đề mục nào là hợp lý. Đừng thấy có tiền hết chỗ nào cũng xin.Có lần ngồi xem chất vấn các vị bộ trưởng của đại biểu quốc hội họ cũng bức xúc về việc hết đề án này xin tiền đề án kia xin tiền nhưng cuối cùng lại thu tiền của dân. Thiết nghĩ chúng ta cần phả đóng phí đóng thuế là đúng nhưng số tiền đó cần phải chi cho đúng mức và đúng việc đừng nghĩ của chùa mà hoang phí. Lãng phí là phá hại tổ quốc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog