Chia sẻ

Tre Làng

BỘ TRƯỞNG ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO GIÁO DỤC MIỀN NÚI?

LâmTrực@

Mới hôm qua thôi, vào đọc bài "Rớt nước mắt những ngôi lều trọ học" của tác giả Hoàng Dũng đăng trên báo Giáo dục  & Thời đại lại nhớ đến lời phát biểu của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi ông trả lời chất vấn tại Quốc hội.
Trường học ở Huổi Chát
Trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói về giải pháp thực hiện chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo”; Chương trình hành động cụ thể để khắc phục tình trạng “dạy thêm, học thêm” tràn lan và “bệnh thành tích” trong ngành giáo dục; giải pháp khắc phục tình hình sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm việc trái chuyên ngành được đào tạo; chất lượng đào tạo chưa đạt yêu cầu của đơn vị tuyển dụng; tình trạng gia tăng bạo lực học đường và các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục...Ông cũng dành một chút thời gian vàng ngọc của mình để nói về giáo dục đào tạo ở vùng dân tộc, miền núi. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn luôn là đối tượng ưu tiên, quan tâm của Đảng, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ đã triển khai chương trình tiếng Việt, chương trình lớp học mới ở các trường miền núi; giáo dục đặc thù văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc... Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách đảm bảo điều kiện giáo dục tốt cho các cháu vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc có cơm ăn, áo mặc và sách vở tới trường. 

Bộ trưởng hứa như vậy, nhưng thực tế thì sao? thưa Bộ trưởng, ở miền núi, nhiều cháu bé 3, 4 tuổi vẫn phải đi chân đất tới trường, vẫn phải vừa học vừa nhai cơm cho các em; các cháu vẫn phải sống và học trong những cái lều ránh nát được gọi là trường. Còn các thầy cô thì sao? Xin nói luôn cho Bộ trưởng biết là các thầy các cô cũng chung số phận với các cháu, có nơi các thầy cô phải bắt từng con nòng nọc, con nhái mới có được bữa cơm cho tạm ấm lòng và ngủ trong những cái lều luôn luôn tạm, tứ bề trống huếch trống hoác.

Đồng ý là Bộ trưởng có quan tâm, Chính phủ cũng quan tâm, nhưng sao bộ mặt giáo dục miền núi vẫn không đổi thay trong ngần ấy năm? 

Thưa Bộ trưởng, người dân miền núi, các thầy các cô miền núi, các cháu học sinh miền núi có lẽ chẳng cần những lời đao to búa lớn, những phát biểu đại ngôn và càng không cần đến những lời hứa. Cái mà họ cần chính là sự đổi thay  ở những nơi được gọi là lớp học. Cái mà họ cần là cái lớp ra lớp, trường ra trường; trẻ em cần có cái áo cái quần, có cuốn vở trang sách lành lặn, có cái bút và thước kẻ, có đôi dép mà đi. Các thầy cô cũng vậy, họ cần có nơi ăn chốn ở như một người bình thường, được dạy dỗ trong những lớp học bình thường và được đối xử như những thầy cô miền xuôi...

Bộ trưởng có thiếu thông tin không? Nếu muốn biết các thầy, các cô, các cháu học sinh miền núi sống như thế nào, xin Bộ trưởng hãy dành chút thời gian vào Blog của Mai Thanh Hải, Đào Tuấn hoặc bài của Hoàng Dũng để có thêm thông tin về cái sự học của học sinh miền núi.

Có bao giờ Bộ trưởng tự hỏi rằng, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, mình đã làm được gì cho giáo dục miền núi chưa? Xin Bộ trưởng hày dành một phút để suy nghĩ cho câu trả lời này.

Làm Bộ trưởng tất nhiên là khó là khổ rồi. Bộ trưởng thì trách nhiệm là lớn lao, nhiệm vụ là nặng nề và tất nhiên ai cũng muốn để lại những dấu ấn tích cực cho thế hệ sau. Nhưng theo LâmTrực@, Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận chỉ cần quyết tâm làm thay đổi bộ mặt của giáo dục miền núi, miền biên viễn cũng đã là một dấu ấn tuyệt vời rồi.

Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã góp phần xóa bỏ thảm cảnh giáo dục miền núi rồi, thưa Bộ trưởng.

Cuộc sống ở những căn lều trọ học của học sinh vùng biên

Lều trọ học mà các em học sinh vùng biên dựng lên


Tự nấu cơm sau mỗi buổi học


--------------------------------------------------------------------------------------

15 nhận xét:

  1. mình thấy thật sự đau lòng và đáng thương cho những đứa bé, những nhóc đó là tương lại là thế hệ trẻ của đất nước sau này mà chúng không có nhưng điều kiện học tập được tốt và còn thiếu thốn như vậy thì thật là đáng buồn. kính mong bộ trưởng giáo dục và đào tạo có những bước tiến làm thay đổi và tăng chất lượng học và đào tạo tại các vùng sâu vùng dân tộc thiểu số để đưa cái chữ tới với dân bản và các e

    Trả lờiXóa
  2. nhìn thấy cảnh tượng các em nhỏ dân tộc vùng sâu vùng xa học thế này mình thấy sao mà thương thế. cùng tầm tuổi này đám nhóc ở quê tôi thôi chúng nó cũng đi học nhưng được học và chăm sóc tốt hơn nhiều.đành rằng đó là cuộc sống mỗi nơi một khác nhưng mong bộ trưởng hãy xem xét và tính toàn tới việc giáo dục và đào tạo của các thế hệ trẻ con e dân tộc đưa cái văn hóa và cái chữ tới bà con để cuộc sống của người dân nơi đây thêm ấm no hạnh phúc nhé

    Trả lờiXóa
  3. Đành rằng là Bộ trưởng tất nhiên là nhiều công nhiều việc nhưng thiết nghĩ nếu đã nói được thì cũng nên cố gắng làm cho thật tốt. Các em còn nhỏ, chúng sẽ là những chủ nhân tương lại của đất nước, không những thế, chính các em còn là những người sẽ giúp cho đồng bào mình thoát khỏi cảnh nghèo đói. Việc quan tâm tới giáo dục cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người ngoài việc sẽ cung cấp được cho các em ấy kiến thức mà còn gây dựng được thêm lòng tin của các đồng bào dân tộc ta vào Đảng, vào chính phủ...

    Trả lờiXóa
  4. Những chính sách của nhà nước ta đã được đưa ra nhằm cải thiện cho tình hình học tập cũng như hỗ trợ kinh phí cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn còn chưa nhiều , vẫn chỉ ở mức trung bình , cần phải tăng cường hơn nữa công tác trợ giúp , giúp đỡ kinh phí , vật chất cho các e , nhìn những hình ảnh bài viết này của tác giả mà tôi thấy thương các em quá , chúng ta phải làm ngay từ bây giờ để các em khi mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

    Trả lờiXóa
  5. Nhà nước ta trong những năm vừa qua đã có những quan tâm đặc biệt tới công việc học tập của các em nhỏ cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên vùng cao và những vùng hẻo lánh khó khăn trong phạm vi toàn quốc , sự quan tâm thể hiện ở việc trợ cấp cho các em quần áo , vật chất , đội ngũ cán bộ được hỗ trợ nhà ở cũng như các khoản kih phí phụ cấp được ưu tiên hàng đầu , đó là 1 điều rất tốt , nhưng đó vẫn chỉ ở một góc độ nào đó mà thôi , phải cần triển khai mạnh mẽ và có sự chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan ban ngành từ bộ giáo dục xuống tới từng khu vực , trường học để có thể đạt được hiệu quả nhất.

    Trả lờiXóa
  6. Việc không phải chỉ ở bộ giáo dục mà còn phải tổng hợp tất cả những cơ quan ban ngành có liên quan như là bên chính sách , bên kinh tế .. để có thể cải thiện được tình hình chất lượng cuộc sông ở vùng cao , và từ đó có thể giúp đỡ được các em cũng như cán bộ giáo viên về vât chất cũng như tinh thần để các e tới trường học tập một cách tốt nhất .

    Trả lờiXóa
  7. chúng ta cần có những hoạt động thiết thực và cụ thể hơn , cần phải trực tiếp xuống những địa bàn còn đang khó khăn và có hướng , phương án đề xuất giải quyết , giáo dục là một vấn đề quan trọng , nơi mà đào tạo ra nhân cách cong người , đào tạo ra những chủ nhân của tương lai đất nước , cần ý thức được rõ vai trò quan trọng của vấn đề , có thế mà có thể làm tốt được công việc.

    Trả lờiXóa
  8. Bộ trưởng đã khẳng định vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn luôn là đối tượng ưu tiên, quan tâm của Đảng, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ đã triển khai chương trình tiếng Việt, chương trình lớp học mới ở các trường miền núi, giáo dục đặc thù văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc... Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách đảm bảo điều kiện giáo dục tốt cho các cháu vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc có cơm ăn, áo mặc và sách vở tới trường.

    Trả lờiXóa
  9. Đất nước mình còn nhiều vùng dân tộc thiểu số khó khăn, điều kiện giáo dục không được chú trọng đầu tư. Số lượng học sinh bỏ học rất nhiều, số lượng giáo viên lại hiếm. Việc đầu tư xây dựng trường học cũng như tạo điều kiện cho các em học sinh đồng bào thiểu số được đi học là quan trọng. Bởi lẽ, chủ trương của Đảng Nhà nước là phải rút dần khoảng cách giữa đồng bằng và dân tộc thiểu số. Nhìn những học sinh phải dựng lều trại tạm bợ làm lớp học thì thử hỏi ai không khỏi xót xa.

    Trả lờiXóa
  10. nói cho cùng thì đất nước chúng ta còn nhiều khó khăn và mức độ cuộc sống của người dân còn chưa cao. lên việc đào tạo giáo dục của các vùng miền còn chưa cao. không chỉ trách nhiệm của bộ giáo dục mà còn tất cả các ban ngành khác hãy cũng nhau xây dựng cho nền giáo dục thế hệ trẻ việt nam càng ngày càng vững mạnh hơn nữa

    Trả lờiXóa
  11. Bộ trưởng ông ấy đã làm những gì, hay lại ngồi mát ăn bát vàng. Những thầy cô giáo đang bám trường, bám lớp, những đứa học sinh bé như que kẹo, ăn không đủ no thì học hành gì, rồi trường lớp xiêu vẹo 1 cơn gió cũng đủ làm cô trò, thầy trò ngắc ngoải rồi, bộ trưởng vẫn ngồi, và phán như thánh, hay thầy bị ma che mắt nên không thấy gì cả.

    Trả lờiXóa
  12. nhìn mấy bức ảnh của mấy cháu bé vùng cao đi học mà tháy mủi lòng. đúng là các em trên vùng cao thiếu thốn đủ thứ cơm không đủ lo, áo chưa mặc ấm hỏi các em có thể toàn tâm toàn ý cho việc học tập. Hứa hẹn có những chính sách với các em mà chưa thấy triển khai, đấu ấn lớn nhất có khi lại chính là những lời hứa mà chưa thực hiện.

    Trả lờiXóa
  13. thôi thì cũng chẳng biết làm như thế nào tốt hơn được nữa vì để mang được trang thiết bị tới với dân bản với đồng bào mình để xây dựng được thì cũng gian nan đó là yếu tố khách quan ý. nhưng cũng mọi đảng và nhà nước và các bộ ban ngành cũng đang ưu tiên số một để đưa cái chữ tới với bản chứ để đám nhóc thế cũng đau long lắm ý

    Trả lờiXóa
  14. Nhìn những học sinh phải dựng lều trại tạm bợ làm lớp học thật xót xa Đất nước ta vân còn nghèo cuộc sống của người dân nhiều vùng còn rất nhiều khó khăn nhưng giáo giục vân phải được ưu tiên hàng đầu giới trẻ phải có được tri thức thì họ mới có khả năng làm giàu cho mình và tổ quốc được và điều cũng cần nhất các bộ ngành các tổ chức cùng chung tay thì mới thay đổi được tương lai của thế hệ tre em vùng cao

    Trả lờiXóa
  15. Giáo dục vẫn còn nhiều điều phải bàn lắm. Từ khi Bác Thiện Nhân lên đã làm được cuộc vận động 2 không nên giờ thi cử nó cũng đã tạm ổn rồi. Còn về đời sống của giáo viên và học sinh vùng cao thì đang còn nhiều vất vả lắm. Việc này mỗi Ngành giáo dục sẽ k làm được mà tất cả các ban ngành đoàn thể và cả toàn dân cùng vào cuộc thì may ra sẽ có thay đổi trong nay mai. Không có chính sách quyết liệt trong chuyện này thì giáo viên và học sinh vùng cao còn khổ nhiều.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog