Chia sẻ

Tre Làng

SỢ THẬT, LẠI COI THI

LâmTrực@

Hàng năm, cứ đến hẹn lại lên, vào mùa tuyển sinh ĐH và CĐ là lại run. Run không phải vì lười mà vì sợ. Hầu hết anh chị em cùng cơ quan, chỉ mới nghe thấy hai từ coi thi là đã vãi...

Anh quan niệm, coi thi là nghề nguy hiểm nhất trong điều kiện hiện nay.

Năm nay vẫn không thể thoát được, bị tóm cổ đi coi thi. Bụng bảo dạ, đời lại nhục như con trùng trục. Ngửa mặt lên giời hỏi tại sao khổ thể thì được giả nhời: nhiệm vụ chính trị, phải làm, không được chối, hiểu chửa. Ôi vãi hết cả hà vì món nhiệm vụ chính trị này!!!!!


Để chuẩn bị coi thi thì bao giờ cũng lại đi tập huấn. 

Tập huấn nghĩa là gì? Nghĩa là ngồi nghe 1 ai đó đọc các thể loại gì đó, mà đã được in cụ tỉ trong 1 cuốn cẩm nang nào đó… Cuối cùng đại khái là đến ngày coi thi sẽ được phát 1 cái cẩm nang, hay còn gọi là bí kíp coi thi, để nhỡ quên đoạn nào thì giở ra xem. Ôi, cứ như diễn viên phim chưởng rơi vào cái hang nào rồi vớ được bí kíp, đọc vài câu vươn vai thế là thành mẹ nó độc cô cầu bại nhở. hĩ hĩ.

Năm nay trong phần bí kíp hình như có thêm nội dung không cấm thí sinh mang các thiết bị quay phim như bút, như xyz gì đó vào phòng thi. Ôi, sao lại thế chứ? Cho hỏi là thí sinh đi thi hay đi quay phim? Một điều rõ ràng hiển nhiên, là năm nào cũng thế, cứ mang cái gì mà có tí ghi âm, truyền hình thì đương nhiên lập biên bản đuổi thẳng cổ chứ sao. Thế mà năm nay lại khác. Có khi chết chỗ này.

Còn nhớ năm kia năm kìa gì đó, vào phòng thi, đã dặn khản cổ với thí sinh rằng thì là mà phải tắt điện thoại, thậm chí còn ghi hẳn lên bảng to tướng kèm lời dọa dẫm rằng sẽ bị lập biên bản, đình chỉ thi, ấy thế mà có con nhợn vẫn cứ như điếc như mù chấp nhận hình phạt đình chỉ. Lạ không chịu được. Không hiểu 12 năm chúng tiến hóa từ người thành nhợn như nào, có gian nan vất vả lắm không? .

Quay trở lại việc cấm như mấy năm trước. Chỉ vì các sếp sợ nhỡ xảy ra vụ quay phim nào thì bỏ mẹ. Nhưng kể ra lo thế thì bằng thừa vì thí sinh nào làm trò mẹ gì là lộ ngay chứ ngồi được ở đó mà quay phim với chả chụp ảnh à?! Trừ phi giám thị chổng đít vào thí sinh thì đúng là nó muốn quay kiếc gì chả được. hĩ hĩ.

Có khi bọn nữ sinh ngang nhiên mặc váy, viết vẽ lên đùi ti tỉ thứ công thức công theo, các đoạn gợi ý. Giám thi mò xuống đến nơi nó kéo xuống che hết, lại còn giở mặt cười tủm. Bố khỉ. 

Cao thủ hơn cả võ lâm truyền kì, bọn nhợn cái còn nhét ruột mèo trong áo nịt ngực, giám thị đi lên thì kéo ra, giám thị đi xuống thì chúng nhét vào,mặt tỉnh bơ. Có lẽ chúng nắm pháp luật khá vững, anh em biết vậy mà không làm gì được. Rõ khổ. Có anh em có ý kiến là gặp trường hợp trên, mỗi giám thị nên có một đôi đũa để gắp ruột mèo từ trong áo của bọn nhợn cái. hã hã.

Nhưng có 1 điều là trời lại mưa, lại mát vãi. Chả biết đến mấy ngày coi thi thì thế nào. Thà nóng còn đỡ chứ mát mát hiu hiu lành lạnh thì nhục, cả giám thị lẫn thí sinh y hệt bọn nghiện thuốc. Có phòng thi thí sinh ngủ khò khò gần nửa phòng, đuổi ra thì không được vì qui chế không cho phép.


Cái sợ nhất của anh coi thi là nhỡ có chuyện gì xảy ra, thì lẽ dĩ tất ngẫu, mọi chuyện đều là lỗi của giám thị. Hai từ kỷ luật là hiện hữu. Mà đã bị kỷ luật hị nhục hết chỗ nói, năm nào cũng đem ra là ví dụ để răn đe, vượt trên ngăn chặn.


Tóm lại là thảm văn hại. Và tổ sư, không hiểu tại sao bọn trường tư thì được xét tuyển trong khi bọn trường công thì cứ phải thi tuyển là thế nào nhỉ?

13 nhận xét:

  1. bây giờ đi thi cấp cao chuyên ngiệp rồi tấtc cả phụ thuộc cai đầu thời gian mà lo nhìn phao soi đùi vừa lo sợ mà thực chất cũng không liền mạch mà thời gian có hạn.còn vấn đề quay phim chụp hình thì dĩ nhiên là cấm tiệt chứ,lỡ đưa cái gì ra ngoài lại có tiếng bỏ mẹ ấy chứ.thí sinh mang điện thoại là thường thường,có đứa mang vào còn không biết mình mang mà để giám thị thấy giật mình mặt tái xanh ra.

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề thi cử ở nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều bất cập, không những trong quá trình giáo dục mà ngay cả trong lúc thi cử, nó cũng rất nhạy cảm và rắc rối. Trước những kỳ thi, cả hệ thống giáo dục đều phải vào cuộc, đi tập huấn này tập huấn nọ, để biết quy chế coi thi, phòng chống các biểu hiện tiêu cực của thí sinh. Nhưng trước những chiêu trò và công nghệ ngày càng cao của các thí sinh thì việc giám thị không phát hiện ra vẫn là điều có thể xảy ra. Và mỗi lần như vậy, mọi trách nhiệm đều đổ lên đầu giám thị. Trước hết, để giái quyết vấn đề này, chúng ta nên có những biện pháp có chiều sâu, đó là việc giáo dục ý thức của học sinh từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Chỉ có như vậy thì các biểu hiện tiêu cực mới có thể giảm xuống một cách nhanh chóng được.

    Trả lờiXóa
  3. Thi đại học thì nghiêm túc nhưng ở kỳ thi tốt nghiệp mới nhiều vấn đề. Học hết pt mà không có được tấm bằng thì khó làm được việc gì, nhưng nếu cứ nhắm mắt cho qua thì chất lượng học sinh ngày càng đi xuống, đấy là đi ngược lại với xã hội văn minh.

    Trả lờiXóa
  4. Là sinh viên năm cuối cũng phải đi coi thi đh, nói thực là lúc đầu thì háo hức lắm, nhưng lúc coi thi thấy áp lực vô cùng. Nhỡ mà xảy ra chuyện gì bị kỷ luật thì toi. Mà coi phải nghiêm túc, giám thị cụm đi kiểm tra mà phát hiện gì là phạt cả người coi thi.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là không hiểu được 12 năm ăn học mà lại có những con nhợn như thế, thử hỏi thi thì đỗ làm sao được chứ, không phải tôi qua cầu rút ván, nhưng nói thật thi đại học cần phải có kiến thức chứ không phải mấy trò phao thi, tài liệu quay cop mà có thể đỗ được, mà nói thật có quay cop được thì khi chấm bài người ta cũng phát hiện ra cái giọng văn đó thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Hee chứng tỏ chủ thơt cũng làm nghề giáo thì phải, giống tôi, tôi cũng làm nghề giáo, nói thật đi dạy không căng thẳng như đi coi thi đâu nha, vừa là tinh thần trách nhiệm, vừa là quy chế ràng buộc, coi thi mà lơ đễnh nhỡ chuyên gì sảy ra thì gay go to cho bản thân rôi, muốn không đi không được

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh20:47 27/6/13

    @Nắng Ban Mai,
    Ừm hùm, nghe giọng bình của bạn Nắng là biết bạn là giáo viên rồi. Ba dòng thôi đã thấy: Thân giáo, Ngôn giáo, và Văn giáo ở bạn rồi.
    Nói thật, mình sợ coi thi nhất.
    Chỗ mình có bạn trẻ coi thi ĐH, dính một lần cách đây chục năm, mà cho đến nay vẫn chưa hết sợ. Sợ hơn cả là các cụ (cây đa cây đề) nhớ dai, thỉnh thoảng lại mang ra làm ví dụ, nghĩ tủi thân cực. Thế và vì phốt đó, bạn này thua thiệt so với mợi người rất nhiều.
    Buồn thế đấy.

    Trả lờiXóa
  8. Thật ra cũng phải cần thông cảm cho thí sinh, gọi là 12 năm ăn học như thế, nhưng thật ra những thí sinh này mấy người đã ra khoi nhà, tiếp xúc với xã hội đâu, tâm lý thi cử lại nặng nề vì thế nhiều thí sinh còn quên cả giấy tờ thi ấy chứ huống chi là quên điện thoại, dủ rằng quy chế như thế, nhưng nói thật cũng cần phải có tình người chứ.

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Quy chế coi thì thì cứ gọi là chồng chéo. Ông nào không chấp hành nghiêm lỡ may bị mấy ông thanh tra đi qua tóm thì lại khổ. Nghề giáo viên chắc chỉ cái việc đi coi thi là vất vả nhất đây. Tóm lại công xá thì cũng ít mà trách nhiệm thì nhiều. Tóm lại là không nên dính dáng đến mấy cái chuyện này đau đầu lắm

    Trả lờiXóa
  11. càng ngày thì việc gian lận cúa sĩ tử càng tinh vi, năm ngoái năm kia gì còn cái trò gắn tai nghe vào dưới tóc, khi bị phát hiện thì sinh ra mọt loại mới đồng hồ cảm ứng chứa dữ liêu, cái này giám thị mà không tinh chắc bị nó lừa rồi. có cấm đem đồng hồ đâu, nhưng đồng hồ thế này thì bá đạo quá.

    Trả lờiXóa
  12. Năm nào cũng có những kỳ thi. Nhưng kỳ thi Tốt nghiệp THPT và kỳ Thi vào ĐH, CĐ là những kỳ thi căng thẳng và phức tạp nhất. Người đi thi thì lo lắng chuyện bài vở, người nhà thi lo lắng cho con em chỗ ăn ở, đi lại, ăn uống. Còn các giám thị choi thi thì trông bề ngoài có vẻ oai oai tí nhưng trong lòng lại lo lắng hơn cả 2 đối tượng trên vì Quyền rơm, vạ đá, sơ sẩy một tí mà mất việc, hạ lương, kỷ luật,...Nói chung mùa thi là mùa của toàn dân lo lắng.

    Trả lờiXóa
  13. Mùa thi, mùa của nỗi lo. Nhà nhà lo cho con cái thi cử, các sĩ tư đèn sách lo cho công danh sự nghiệp của mình còn cán bộ làm nhiệm vụ thi thì lo cho sự bấp bênh của nồi cơm đang nấu dở. Giám thị coi thi bị áp lực nhiều nhất, quyền rơm vạ đá mà, nhiều người đã chỉ vì sơ suất mà công danh, sự nghiệp tự mình mang đi đổ biển. Lương giáo viên thì thấp mà áp lực thì nhiều, có cách nào khác không nhỉ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog