Chia sẻ

Tre Làng

THẤY GÌ TỪ VIỆC NHIỀU CÁN BỘ CAO CẤP BỊ KỶ LUẬT?

(Soha.vn) - "Dù là kỷ luật nhiều người nhưng mức độ nhẹ như khiển trách, cảnh cáo. Còn số người mất chức là bao nhiêu?...", Ông Nguyễn Đình Hưng, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TW, Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ TW

Lời tòa soạn: Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TƯ) khóa XI tại kỳ họp thứ 20 đã xem xét, thống nhất kết luận và giải quyết nhiều nội dung quan trọng liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban. Cũng tại kỳ họp này, UBKT TƯ cũng yêu cầu kỷ luật một số cán bộ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TW, Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ TW về vấn đề này.

Ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức TW, Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ TW (Ảnh: Tuấn Nam)
PV: Ông cảm nhận như thế nào về việc yêu cầu kỷ luật một số cán bộ tại kỳ hợp thứ 20 của UBKT TƯ khoá XI vừa qua?

Ông Nguyễn Đình Hương: UBKT TƯ xử lý số lượng cán bộ trong cùng một lúc như vậy là nhiều (bởi ở các nhiệm kỳ trước số lượng cán bộ kỷ luật rải rác trong nhiệm kỳ - PV). Còn tình tiết nặng nhẹ thì tôi cũng không hiểu được. Tuy nhiên, có 3 điều chú ý:

Thứ nhất đây là một việc làm thường xuyên của UBKT TƯ chứ không phải là khi có Nghị quyết TƯ 4 thì mới làm. Khi chưa có Nghị quyết TƯ 4 thì UBKT TƯ cũng làm những việc này, kỷ luật trong Đảng là bình thường. Lần này có Nghị quyết TƯ 4, đây có phải là một việc làm mới không? thì tôi cho là không mới.

Thứ hai, chuyện cán bộ vi phạm như nhận định của Nghị quyết 4 là suy thoái nhiều mà đợt kỷ luật này chưa phản ánh hết được. Tôi chắc rằng UBKT TƯ cũng nhận định như tôi rằng không chỉ có số này vi phạm.

Thứ ba, tôi thấy có một dấu hiệu khác. Chúng ta mới xử lý được cấp tỉnh thôi, mới chỉ thấy có ông Hà Hùng Cường (Bộ trưởng Bộ Tư pháp) phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm.Tuy nhiên việc này cũng không thể trách UBKT TƯ được. BKT TƯ làm việc như thế này là tốt, đáng mừng khi đã có Nghị quyết TƯ 4. Tuy nhiên không thể nói là không có Nghị quyết TƯ 4 thì không làm được. Cứ ai vi phạm kỷ luật thì xử lý thôi.

PV: So với Nghị quyết TƯ 4, số lượng cán bộ bị UBKT TƯ yêu cầu kỷ luật lần này nói lên điều gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Hương: Nếu căn cứ vào việc này để đánh giá sự chuyển biến của Nghị quyết TƯ 4 thì tôi đánh giá, việc kỷ luật cán bộ như vậy vẫn chưa ngang tầm và cũng chưa giải quyết xong như Nghị quyết TƯ 4 đã chỉ ra. Theo như Nghị quyết TƯ 4 thì tình trạng còn nghiêm trọng hơn nhiều.

PV: Vậy, còn so với các nhiệm kỳ trước…?

Ông Nguyễn Đình Hương: Số lượng cán bộ kỷ luật ở các nhiệm kỳ trước cũng nhiều nhưng đó là kỷ luật rải rác trong nhiệm kỳ. Điều đó cho thấy kỳ họp này của UBKT TƯ là bình thường và cũng như các kỳ họp khác. Trước đây còn có những vị quan chức ở cấp TƯ bị mất chức. Lần này UBKT TƯ xử lý kỷ luật đông thì có đông nhưng mức xử lý là những mức độ nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, cho đến giờ vẫn còn nhiều vị cán bộ bị xử lý chứng tỏ mức độ kỷ luật các cán bộ trước đây của ta chưa đủ sức răn đe để không có cán bộ mắc vi phạm tương tự.

Tôi quan tâm đến 2 vấn đề lớn. Thứ nhất là các vụ án lớn làm thất thoát nhiều tiền của Nhà nước thì bị kỷ luật bao nhiêu người? Thứ hai là mức độ kỷ luật. Dù là kỷ luật nhiều người nhưng mức độ nhẹ như khiển trách, cảnh cáo. Còn số người mất chức là bao nhiêu? Trong lần này, theo tôi được biết chỉ có ông Nguyễn Đình Nhương ở Quế Võ, Bắc Ninh bị mất chức thôi.

PV: Việc kỷ luật nghiêm minh chỉ là biện pháp xử lý sau công tác bổ nhiệm cán bộ khi có vấn đề. Trong thời gian tới, những người thực hiện công tác cán bộ phải chú ý điều gì để chất lượng cán bộ tăng lên, thưa ông?

Ông Nguyễn Đình Hương: Trong công tác cán bộ có những điểm khó lắm. Bởi vì con người cũng có những biến động, trước khi được bổ nhiệm thì là một cán bộ tốt, nhưng sau khi bổ nhiệm, quyền đi kèm với lợi nên dẫn đến việc lạm dụng quyền hành để trục lợi cho cá nhân.

Nhân dân khi đã nhận xét về cán bộ thì rất chuẩn, nhân dân có khả năng nhận ra ai tốt, ai xấu nên tôi cũng lưu ý, công tác cán bộ không dựa trên ý kiến của nhân dân thì sẽ kém.

Liên quan đến dư luận chạy công chức 100 triệu ở Hà Nội được dư luận quan tâm cách đây không lâu, theo thẩm quyền thì vụ việc này Hà Nội vào cuộc thôi. UBKT TƯ nên vào cuộc những vụ việc lớn hơn của đất nước. Đó là những vụ làm thất thoát hàng nghìn tỷ.

PV: Ông có hy vọng trong thời gian tới, UBKT TƯ sẽ làm được những việc như thế không?

Ông Nguyễn Đình Hương: Khó đấy. Việc này không phải do cơ quan nào kém mà là vấn đề khác.

Chống tham nhũng không phải là việc đốt đèn đi bắt muỗi bởi tìm được con này, xử lý được con này thì con khác sẽ xuất hiện. Vấn đề ở chỗ là UBKT TƯ, ban Nội chính phải nghiên cứu xem cái gì tạo ra tham nhũng để rồi có biện pháp xử lý.

Cán bộ có quyền thì bao giờ cũng đi kèm với lợi. Nhưng cái xe nào cũng cần có phanh để nó có thể vận hành tốt. Nói như thế là để tìm cái gọi là phanh cho vấn đề tham nhũng mà ở đây chính là gốc của vấn đề.

PV: Thưa ông, nhận ra gốc vấn đề như vậy nhưng hẳn là có điểm khó để có thể thay đổi cơ chế sao cho phù hợp?

Ông Nguyễn Đình Hương: Sửa là đúng! Nếu là tôi thì tôi dám sửa.

Trân trọng cảm ơn ông đã chia sẻ ý kiến!

24 nhận xét:

  1. Nặc danh10:02 16/7/13

    ngu thì chết

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay vấn đề tham nhũng đã trở thành vấn nạn của xã hội mà nếu không xử lý quyết liệt thì rất dễ mất chế độ, tuy nhiên việc đấu tranh với những loại tội phạm này gặp nhiều khó khăn do người tham nhũng là người có chức có quyền nên khi xử lý gặp nhiều vướng mắc do cơ chế quản lý cán bộ khá là chống chéo. Vừa qua UBKT TU có giải quyết và kết luận một số vụ việc nhưng theo quan điểm của tôi là còn hơi ít so với thực tế và mức độ cũng chưa có tính răn đe cao. Mong các bác làm quyết liệt hơn với tệ tham nhũng, có như vậy đất nước mới phát triển được

    Trả lờiXóa
  3. tham nhũng và lãng phí , cậy cửa quyền làm sai chức trách nhiệm vụ giờ đã tồn tại khá nhiều trong các cơ quan Đảng và nhà nước, các cán bộ các lãnh đạo các ban ngành cũng có không ít, việc Đảng và nhà nước xử lý kỉ luật nhiều cán bộ cấp cao là việc làm rất hợp lý thể hiện được quyết tâm cao của Đảng nhà nước trong vấn đề chống các vấn đề tiêu cực trên, nhưng có lẽ cần phải mạnh tay hơn nữa thì mới thực sự có tính răn đe cao

    Trả lờiXóa
  4. Đăng Hồng15:46 16/7/13

    Việc nhiều cán bộ cao cấp bị xử lý cho thất quyết tâm rất lớn của nhà nước trong công tác chống tiêu cực, thanh lọc các phần tử tham nhũng, vi phạm, cậy chức cậy quyền gây hệ lụy xấu cho nhà nước và nhân dân. Để qua đó xây dựng một đội ngũ cán bộ đáng tin cậy thực sự được dân tin, dân yêu.

    Trả lờiXóa
  5. Quan to thế nào thì to chứ cứ tham nhũng thì phải xử lý hết. Chỉ sợ rằng nói là kỉ luật các bác ý nhưng thật chất thì chỉ là dọa mồm thôi thì chẳng đáng sợ mấy. Cái chính là phải quyết liệt, dám mạnh tay tiêu diệt cái xấu cái ung nhọt của xã hội thì may ra mới có thể dân giàu nước mạnh được

    Trả lờiXóa
  6. Vì tham nhũng quá nhiều nên mới phải xử lí nhiều cán bộ cao cấp đến vậy chứ không thì việc quái gì phải làm việc này? Liệu rằng chúng ta có nên chấn chỉnh ngay từ trước khi sự việc xảy ra không chứ cứ để xảy ra sai phạm mới đi để sửa sai thì có lẽ lòng tin nơi nhân dân đã mất từ bao giờ rồi ấy.

    Trả lờiXóa
  7. Mất bò mới lo làm chuồng. Tại sao không giáo dục tư tưởng, thanh tra kiểm soát lúc các vị ấy đang tại vị đi chứ để đến cái lúc các vị ấy sai phạm rồi mới đi cách chức hàng loạt. Thử hỏi rằng như vậy làm sao có thể làm trong sạch được bộ máy nhà nước? Cứ sau nhìn trước rồi lại đi vào vết xe đổ. Liệu bao giờ nước ta mới thoát khỏi tham nhũng đây

    Trả lờiXóa
  8. Nhà nước trao quyền lực cho các vị để các vị có thể giúp xã hội tiến bộ hơn ấy thế mà các vị lại dùng chính quyền lực đó để tham nhũng làm nhưng việc trái pháp luật trục lợi cho bản thân. Thử hỏi như vậy có xứng đáng để cách chức không? mà cách chức còn nhẹ đấy. Cứ là phải truy cứu trách nhiệm đến cùng để những người ở dưới không mắc phải sai phạm này nữa

    Trả lờiXóa
  9. có sai thì sửa có tội thì bắt có thế thôi,nhà nước không cần nhưng con sâu hay bù nhìn,sáng vác cặp đi chiều vác ô về.cũng không những cán bộ kiếm tiền trên mồ hôi của nhân dân.để những con sâu làm ảnh hưởng đến cả một tập thể là không nên,phải mạnh tay chấn chỉnh bộ máy kiện toàn lại,bỏ phiếm tín nhiệm cũng rất hữu ích đấy,mong sẽ phát huy hơn nữa

    Trả lờiXóa
  10. Với sự vào cuộc mạnh mẽ và hết sức quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Những nỗ lực nhằm đẩy lùi tham nhũng, tham ô đang là ưu tiên hàng đầu mà Đảng, nhà nước ta đang ưu tiên, và quyết tâm thực hiện. So với trước, số cán bộ cấp cao bị kỷ luật đã tăng lên, đó là một điều buồn, nhưng lại đáng ghi nhận trong công tác phòng, chống tham nhũng. Hy vọng qua những kết quả đó, những biểu hiện của nạn tham nhũng, tham ô sẽ được đẩy lùi một cách triệt để.

    Trả lờiXóa
  11. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng và toàn dân. Vấn đề tham nhũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, và đáng ghi nhận. Khi mà những cán bộ cấp cao hiện nay cũng bị kỷ luật khi sai phạm, thì trước đó là điều rất hiếm. Đó là bước đi đúng đắn và quyết liệt nhất. Nạn tham nhũng sẽ là một rào cản làm cho kinh tế đất nước không thể phát triển được. Hy vọng những hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng sẽ đạt thêm nhiều hiệu quả khác nữa.

    Trả lờiXóa
  12. Chống tham nhũng là vấn đề hết sức quan trọng, nhưng bên cạnh việc đó chống lãng phí còn quan trọng hơn. Vì lãng phí gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn tham nhũng rất nhiều. Điển hình qua vụ Vinashin.

    Trả lờiXóa
  13. Tham nhũng giờ đang là vấn nạn của nước ta, không triệt để loại bỏ nó thì đất nước mãi chịu cảnh bất công. Hơn nữa, nó phá hoại đất nước, kéo đất nước ngày một đi xuống.

    Trả lờiXóa
  14. Thấy điều gì nữa. Toàn là các quan to vi phạm nhiều, tham nhũng lắm thì bị xử lý kỉ luật thôi. Một điều quá dễ hiểu chẳng có gì phải bàn cãi ở đây cả. Chỉ có điều là tại sao những vị này ở chức to như vậy mà mới bị xử lí? Liệu rằng tham nhũng đã lan tràn đến tận cấp trung ương từ lâu rồi chăng?

    Trả lờiXóa
  15. Sợ thật, một loạt các vị quan chức cấp cap bị cách chức. Điều đó cho thấy tình hình tham nhũng và tiêu cực đã là căn bệnh trầm kha cho tất cả các vị quan chức nước ta rồi. Liệu rằng có thuốc nào chữa được căn bệnh này nữa không? CHúng ta hãy chờ xem biện pháp tiếp theo của nhà nước sẽ là gì

    Trả lờiXóa
  16. Việc làm thể hiện quyết tâm cao của Đảng và nhà nước trong việc làm trong sạch bộ máy thể hiện rằng Đảng và nhà nước không chỉ nói suông mà sẽ làm và làm mạnh tay hơn nữa, tín hiệu rất tốt cho nước nhà mong rằng với quyết tâm cao này bộ máy chính quyền của nước ta sẽ thực sự trong sạch và gồm các cán bộ có chất lượng

    Trả lờiXóa
  17. Cán bộ cũng như người dân chúng ta cần quen dần với việc cán bộ bị kỷ luật hay miễn nhiệm. Chuyện kỷ luật nên làm thường xuyên và càng ngày càng mạnh. Để chuyện này thành chuyện lạ của dân là một điều đáng buồn. Phải quen dần với việc lên rồi xuống chứ không phải lên mãi đến lúc về hưu.

    Trả lờiXóa
  18. Xử lý như vậy rồi nhưng có vẻ như các hình thức xử lý còn hơi nhẹ nhàng quá có thể sẽ không có tính răn đe. Kỷ luật càng mạnh càng nghiêm thì cán bộ sẽ càng làm việc đúng với chức trách nhiệm vụ và sẽ không dám tha hóa biến chất nữa

    Trả lờiXóa
  19. Xử lý kỷ luật nhưng chưa phù hợp với mức độ vi phạm thì không nghiêm như vậy cũng không răn đe được người khác. Mình thấy nhiều bác lãnh đạo làm sai sờ sờ ra đấy nhưng mà cũng chỉ bị cái gọi là khiển trách trong khi đáng ra mức kỷ luật phải cao hơn. Trên làm không nghiêm thì sao dưới nghe được, đã thế mối quan hệ dây chuyền từ Trung ương đến địa phương đã có nhiều bất cập rồi, giờ bên trên làm vậy thì dưới cũng thế thôi

    Trả lờiXóa
  20. Tui thì chưa thấy được gì từ việc cán bộ cấp cao bị kỷ luật, thấy kỷ luật nhiều cán bộ lắm nhưng chung quy cũng chỉ ở mức độ khiển trách. Mà rõ ràng gần đây lắm vụ xảy ra đến dân cũng phải sốc nhưng việc phán xet trách nhiệm đối với những người làm cán bộ đang ở mức nhẹ nhàng. Điều này khiến người ta tưởng rằng tất cả chỉ là hình thức (mà hy vong rằng đó chỉ là tưởng còn nếu thật thì dân cũng bó tay)

    Trả lờiXóa
  21. Không biết là có thu lại được bài học gì không từ việc nhiều cán bộ bị kỷ luật. Việc đó cho thấy rằng nhiều cán bộ làm sai chức trách của mình, không hoàn thành nhiệm vụ, như thế đội ngũ cán bộ cần cải chính lại mới được. Còn việc kỷ luật cán bộ, phê bình và tự phê bình là tốt. Nhưng kỷ luật có nhiều mức độ tùy thuộc vào vi phạm. Thế nhưng thấy vi phạm lớn nhỏ nào cũng đều dừng ở khiển trách

    Trả lờiXóa
  22. Trong hàng loạt vụ xử lý cán bộ công chức hiện nay do có quá nhiều vi phạm thì thực tế chỉ là kỷ luật nhẹ chủ yếu là khiển trách chứ mấy ai bị cắt chức hay giáng chức đâu. Vì thế mà tính răn đe chưa có, chưa đạt hiệu quả cao trong chủ trương của Đảng cho nên việc gì đã làm thì làm dứt khoát thì mới được chứ không như hiện nay khó có thể răn đe được.

    Trả lờiXóa
  23. Cán bộ ở cấp nào, dù cao cấp hay thấp cấp nếu làm sai thì đều phải xử lý. Đó mới là dân chủ. Việc Đảng Nhà nước ta dám kỷ luật những cán bộ cao cấp chứng tỏ mức độ dân chủ của Đảng ta đã được nâng cao hơn nữa, củng cố hơn nữa bộ máy Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

    Trả lờiXóa
  24. Như cố bí thư Lê Khả Phiêu đã nói rồi, về vấn đề tham nhũng, những cán bộ cấp cao tham nhũng, nếu xử lí họ thì có thể gây ra hệ quả khôn lường cho hệ thống Đảng, chính quyền nhà nước, nó đụng chạm đến lợi ích nhóm.... Thế nên xử lí cán bọ cấp cao là điều hết sức tế nhị, nhạy cảm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog