Chia sẻ

Tre Làng

CÂU CHUYỆN CỦA TỐNG VĂN CÔNG VỚI NGUYÊN NGỌC VỀ TỰ DO BÁO CHÍ

ĐÔNG LA

Trên Viet-Studies 15-6-2012, Tống Văn Công có bài Từ một bài báo nhỏ. Qua câu chuyện với nhà văn Nguyên Ngọc, ông muốn bàn về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Vốn là TBT báo Lao Động, Tống Văn Công kể một lần cấp dưới của ông báo cáo có một sĩ quan của A.25 tới tòa báo yêu cầu cho xem bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc gửi đăng báo. Tuy đã đồng ý nhưng Tống Văn Công vẫn băn khoăn: “Vì sao bên công an lại có cách hành xử thiếu tôn trọng đối với tổng biên tập một tờ báo đến như vậy? Chẳng lẽ, các anh ấy cho rằng tôi không biết đánh giá một bài báo tốt hoặc có hại? Chẳng lẽ một người như nhà văn Nguyên Ngọc, đã bao lần vào sinh ra tử suốt hai cuộc kháng chiến vẫn có thể bị nghi ngờ cố ý gây mất an ninh chính trị?”. Rồi ở phần cuối bài ông kể tiếp: “Cuối năm đó, có cuộc Hội nghị tổng kết công tác báo chí toàn quốc, do ông Đào Duy Tùng, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách khối Tuyên-Văn-Giáo của Đảng chủ trì”, Tống Văn Công đã phát biểu:“Việc cán bộ A.25 yêu cầu đọc bài báo của nhà văn Nguyên Ngọc trước Tổng biên tập là không hợp lý và có hại”. Khi biết có một vị tướng có trọng trách phản ứng, ông đã viết thư phân bua: “Thưa anh, tuy không tán thành cách làm như vậy, nhưng tôi chưa bao giờ đưa chuyện đó ra với bên ngoài”. Thật thú vị, đó là vào thời điểm Tống ta còn đương chức TBT, còn bây giờ hưu lâu rồi thì chắc không còn sợ gì nữa nên sau bao nhiêu năm, Tống Văn Công không chỉ đưa chuyện đó “ra ngoài” mà còn tung hẳn lên mạng cho toàn thế giới coi chơi. Phải chăng ông muốn cho cả thế giới biết VN không có quyền tự do báo chí, và nó chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ông đi đến hành động “lật pháp” hôm nay?

Là một TBT một tờ báo lớn lẽ ra ông phải làm cho nội dung báo của mình không chỉ A.25 không giám sát mà họ còn học được nhiều điều bổ ích do nghiệp vụ báo chí của ông mang lại. Tiếc là vì trình độ, không chỉ Tống Văn Công mà còn rất nhiều người trong làng báo, từ TBT đến phóng viên, vẫn buộc nước ta phải sinh ra A.25 để làm những điều cần thiết, đảm bảo an ninh trong mặt trận tối quan trọng là tư tưởng – văn hóa. Những ngày hôm nay, khi người ta được tự do viết tung lên mạng, thông tin sẽ lan truyền khắp thế giới, xem chừng công việc an ninh tư tưởng – văn hóa còn càng cần thiết hơn.

Câu chuyện của Tống Văn Công kể trên xuất phát từ việc: “Lúc ấy đang ồn ào vụ anh Nguyên Ngọc bị buộc “thôi giữ chức Tổng biên tập báo Văn nghệ để nhận công tác khác” bởi một quyết định của Ban thường vụ Hội Nhà văn. Dư luận gọi đó là “một quyết định cách chức trá hình”. Như vậy nếu Tống Văn Công hiểu lẽ đời thì sẽ thấy chuyện người ta giám sát bài của một người “có vấn đề” cũng là chuyện bình thường. Tiếc là chính ông cũng không đủ trình độ và phẩm chất để hiểu cho được bản chất của “vụ Nguyên Ngọc” và chính bản thân Nguyên Ngọc.

Theo Xuân Sách (Xuân Sách và tập thơ chân dung nhà văn – Đỗ Ngọc Thạch): “Nguyên Ngọc người nhỏ nhưng gan lớn… không nhân nhượng và lẽ tất nhiên phải xảy ra: Anh không “đổi” thì tôi phải “thay” như lời miệng nói của ông Tố Hữu: “Cậu Ngọc chỉ làm được bí thư chi bộ, làm bí thư Đảng đoàn thì quá sức. Việc đặt Nguyên Ngọc ngồi chỗ đó coi như tôi làm bài thơ dở, phải làm lại”.

Tống Văn Công cho biết: “Báo Tuổi Trẻ đăng thư ngỏ của 12 nhà văn thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ tổng biên tập đổi mới Nguyên Ngọc. Phụ bản tạp chí Cánh Én ở miền Trung ra chuyên đề ca ngợi Nguyên Ngọc đổi mới báo Văn Nghệ và lo ngại cho số phận tờ báo sẽ xuống dốc khi bản thân Tổng biên tập bị trù giập. Nhà thơ Thanh Thảo ở Quảng Ngãi, nhà thơ Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt gửi thư ngỏ phản đối việc cách chức trá hình đối với Tổng biên tập Nguyên Ngọc. Sau đó ít lâu, nhà thơ Bùi Minh Quốc đến tòa soạn báo Lao Động cho tôi biết, anh đã bị Tỉnh ủy Lâm Đồng quyết định khai trừ Đảng và cách chức Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, do viết thư ngỏ và ký kiến nghị phản đối cách xử lý đối với nhà văn Nguyên Ngọc. Tôi thay mặt báo Lao Động gửi văn thư kèm theo đơn thư của nhà thơ Bùi Minh Quốc về kỷ luật khai trừ Đảng đối với anh, gửi lên Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương”.

Cái gọi là dư luận trên diễn đàn văn học – nghệ thuật nước ta nhiều trường hợp thường dựa theo cảm tính, thậm chí người ta còn bảo vệ nhau theo kiểu băng nhóm, cánh hẩu mà không khách quan nhìn vào bản chất đích thực của vụ việc. Hồi ấy tôi mới chập chững vào làng văn nên chỉ biết sơ sơ. Bây giờ mới có điều kiện để hiểu biết chính xác hơn.

Năm 1979, với cương vị một Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn VN, Nguyên Ngọc từng đưa ra bản Đề dẫn có những ý rất hay:
Hôm nay, trong hội nghị này, chúng ta… với tư cách là những người cầm bút của Đảng, tức là những người vừa là những người chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn học, vừa là bộ phận tham mưu của Đảng trên mặt trận này.
Trong cuộc gặp nổi tiếng với TBT Nguyễn Văn Linh để “cởi trói” văn nghệ, Nguyên Ngọc nói: “nghệ thuật giữ cho con người không sa xuống thành con vật” và “Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”.

Tiếc là khi triển khai vào thực tế thì giữa “lời nói” và “việc làm” của Nguyên Ngọc lại ngược nhau. Như tôi đã viết một lần, ông đã ủng hộ hoặc trực tiếp là bà đỡ sinh ra một đội ngũ “chiến sĩ” là những người đã tấn công vào thành trì mà nhân tính của con người đã dựng lên; từ những chuẩn mực của đạo lý, luân lý, pháp lý đến thẩm mỹ. Trên tờ Văn nghệ, khi là TBT, Nguyên Ngọc đã cho in truyện ngắn Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp. Truyện đã miêu tả Vua Quang Trung như một tay du côn và cho Nguyễn Ánh mới là nòi vương giả. Nguyễn Huy Thiệp (trong bản gốc truyện) cũng đã dùng tài văn “nhét c. vào mồm thằng Khải tài như cái đấu” mà dám chê “tiệc của vua nhạt” và “xẻo d. thằng Thi” xem có còn “dê được không?”. Chính truyện này là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến không chỉ Nguyên Ngọc mà cả “sếp” của ông là Tướng Trần Độ bị mất chức.

Không chỉ có thế, Nguyên Ngọc còn cho đăng văn Nguyễn Huy Thiệp có một loạt chi tiết, hình ảnh, ý tứ ngược lại chính lời của ông nói về “tính nhân đạo”. Về chân dung người nông dân: “Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt người. Mặt nào trông cũng thú vật, đầy nhục cảm, không đểu cáng, dối trá thì cũng nhăn nhúm đau khổ”; tả mặt một người “đen và tái như da ở bìu dái”, “lông chân như lông lợn”; về chính trị: “Chính trị rặt trò mờ ám bỉ ổi”; về văn chương: “Văn chương là thứ bỉ ổi bậc nhất”; trong truyện Không có vua, hành động loạn luân, bố chồng bắc ghế nhìn trộm cô con dâu tắm đã được biện minh: “Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con buồi”; ở chỗ khác: “Đoài bảo: “Nhà kia có cô con dâu, bố chồng bóp vú cô ta . Đứa con trai hỏi: “Sao ông bóp vú vợ tôi?”. Ông bố bảo: “Để trừ nợ. Thế hồi xưa sao mày bóp vú vợ tao?”. Ghê sợ hơn nữa, trong truyện Tướng về hưu, nhân vật chính cho chuyện vợ là bác sĩ sản khoa thường lấy xác thai nhi nấu cho chó ăn là “chả quan trọng gì”…

Có những điều mà những người bình thường khi nói tới ai cũng phải xấu hổ, nhưng trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, tất cả đều được nói ra một cách tự nhiên. Chuyện bà cụ nói với bạn của đứa cháu: “Còn tôi, cả đời chỉ biết mỗi một con b…, mang tiếng thủy chung đức hạnh,… chẳng biết báu cho ai, chỉ biết về già sống lâu khổ con khổ cháu”; chuyện người chị dâu nói với bạn em chồng: “Có mấy tay thanh niên ở bên Duệ Dông đứng sau chúng tôi. Một tay dí chim vào đít cái Lược”; đạo diễn nói với diễn viên: “Cậu có dáng dấp một thằng trai điếm. Phụ nữ mê cậu. Trong phim có cảnh Chiêu Hổ bóp vú các cô thôn nữ, cậu vào vai ấy tuyệt vời”. Chuyện ngoại tình luôn là chuyện động trời còn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, chồng nói với vợ cứ như không: “Biết vợ hai phong tình, vẫn hay đi lại với nhiều người, ông giáo Quỳ cũng mặc, chỉ bảo: Cô ngủ với ai thì nhớ đòi tiền, không có tiền thì lấy thóc hay lấy lợn vịt thế vào chứ đừng ngủ không”…

Bằng những cái nhìn thản nhiên đó, chính Nguyễn Huy Thiệp đã biến Nguyên Ngọc thành một “thằng cha ba xạo” khi nói với TBT Nguyễn Văn Linh là “nghệ thuật là phải giữ cho con người không sa xuống thành con vật”!

Dù vậy, trong bài Van-hoc-Viet-Nam-dang-o-dau?, Nguyên Ngọc viết:
Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng nhất ở Nguyễn Huy Thiệp… anh không lao mình vào dòng thác văn học phơi bày và tố cáo… Anh không làm cái mà ở Trung Quốc người ta gọi là “văn học vết thương”. Anh làm một việc khác: anh cố tìm ra “nguyên nhân sơ khởi” của tình trạng xã hội và con người Việt Nam đó, và để làm việc ấy, cố lần ngược lên đến ngọn nguồn của nó.
Và như vậy, anh đã khởi xướng ra trong văn học Việt Nam hiện đại cái mà tôi muốn gọi là xu hướng tự vấn của xã hội và con người Việt Nam. Một luồng sinh khí mới, lành mạnh và sâu sắc được thổi vào văn học và đương nhiên, từ văn học vào xã hội… anh đã làm rất đúng cái mà văn học – nền văn học của dân tộc nào cũng vậy – đúng ra cần phải làm: sự tự soi mình của dân tộc, và của con người...
Ở đây đúng là Nguyên Ngọc lại “làm văn” về Nguyễn Huy Thiệp. Ông đã sai khi viết Nguyễn Huy Thiệp “cố tìm ra “nguyên nhân sơ khởi” của tình trạng xã hội và con người Việt Nam”; “khởi xướng ra trong văn học Việt Nam hiện đại cái mà tôi muốn gọi là xu hướng tự vấn”, “sự tự soi mình của dân tộc, và của con người”. Vì văn Nguyễn Huy Thiệp chỉ đơn giản là văn chương “phơi bày”; một sự phơi bày không “tố cáo”, không “nguyên nhân sơ khởi”; không “tự vấn”, không “tự soi”; đó chính là cái “độ không” (le degré zéro) mà Roland Barthes đã phê phán về cái thứ văn chương trung tính trong Le degré zéro de l’écriture suivi de nouveaux essais critiques mà Nguyên Ngọc đã dịch là Độ không của lối viết, trong đó “de l’écriture” dịch là “lối viết” xem chừng không ổn.

Trong văn chương thế giới thực tế còn có nhiều chuyện còn ghê gớm hơn. Csáth Géza với truyện Kẻ giết mẹ kể chuyện hai đứa trẻ vì không được người mẹ quan tâm đã phản kháng một cách vô thức bằng cách bắt giết những con thú hoang, rồi chúng quen tay, khi đến tuổi dậy thì cần tiền thỏa mãn tính dục, chúng đã dễ dàng giết chính mẹ mình. Dư Hoa trong truyện Sống kể câu chuyện trong một bệnh viện người ta đã lấy sạch máu một đứa học trò 13 tuổi, con một cựu binh, làm nó chết, để tiếp máu cho bà vợ của ông chủ tịch huyện vốn là lính của cha đứa bé.

Giống như một bệnh nhân cần bác sĩ, cái cơ thể xã hội cũng cần đến những bác sĩ, đó chính là những nhà tư tưởng và những nhà văn mà tác phẩm của họ có tầm tư tưởng. Họ viết về phần tăm tối của con người để rung hồi chuông cảnh tỉnh, viết về cái ác với tấm lòng lương thiện chính là hướng người đọc về phía thiện. Nhưng văn của Nguyễn Huy Thiệp không như vậy. Qua những dẫn chứng trên, Nguyễn Huy Thiệp thường xóa nhòa ranh giới giữa đúng sai, thiện ác bằng cái nhìn vô cảm của mình và bằng những hành động, lời nói mất nhân tính của các nhân vật.

Dù được Nguyên Ngọc và rất nhiều người tán dương, Nguyễn Huy Thiệp cũng bị nhiều người phủ nhận. Nhà văn Hồ Phương cho Nguyễn Huy Thiệp có “cái nhìn xã hội thiên về đen tối” (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, tr.452). Đỗ Văn Khang:“Đặc biệt cái tâm mà không sáng thì không thể làm văn được”(tr.242). Mai Ngữ cho Nguyễn Huy Thiệp: “đã lăng nhục cha ông, tổ tiên mình” (tr.426). Tạ Ngọc Liễn: “càng kỳ quặc hơn khi cho rằng văn hóa Việt Nam (mà biểu tượng là Nguyễn Du) chỉ là đứa con hoang của nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp đẻ ra. Tôi không nghĩ tác giả luận điểm này là người mắc bệnh tâm thần nhưng đó không phải là sự suy tưởng của một đầu óc lành mạnh” (tr.173). GS Trần Thanh Đạm cho Thiệp có “những ngôn luận xằng bậy đối với các văn hữu trong Hội Nhà văn thông qua các bài như: Hoa thủy tiên, Mổ nhà văn”; Bế Kiến Quốc: “Chỉ tiếc Thiệp không đi hướng thiện này, anh ta đi hướng ác, ác quá, cùn quá, lặp lại mình quá sẽ mất Thiệp”; Vọng Thanh: “cái ác của Nguyễn Huy Thiệp là từ tâm ác ra chứ không phải tưởng tượng ở trên giấy trắng mực đen đâu” (Văn nghệ TP.HCM).
Tôi đã tự hỏi cái gì đã làm nên giọng điệu của văn Nguyễn Huy Thiệp, cái chất thực dụng, lọc lõi, khinh bạc đến ghê người đó. Các cụ đã nói “văn là người”, triết học cũng chỉ rõ “tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”. Quả thật, khi đọc bài của Lê Xuân: Về cái tài của Nguyễn Huy Thiệp trên Văn nghệ TP.HCM thì mọi chuyện đã rõ như ban ngày:
Trong giới giáo chức Tây Bắc những năm 1970… cả nước nói chung đói kém, vất vả lắm vì chiến tranh… nhưng Thiệp đã “ma lanh”, “láu lỉnh”, “khôn ngoan” nhiều thứ nên “sống khỏe” hơn bạn bè. Thiệp… mua vải vóc, mắm muối, xà phòng, gạo thịt… rồi đem ra ngoài bán lại kiếm lời… Thiệp về Nhà xuất bản Giáo dục ở Hà Nội… “bạo gan” lắm, có lần dám bán đi hàng xe trâu sách mới in cho dân làm pháo lấy tiền tiêu xài. “Đúng là đốt sách làm ngu học trò”… Sự việc vỡ lở thế là Thiệp lại ba lô xin về Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, thuộc Cục Bản đồ cho đến khi về hưu.
Vậy mà tại sao Nguyên Ngọc lại lăng-xê Nguyễn Huy Thiệp và quyết bảo vệ đến cùng? Phải chăng ông tự cho mình có cái đầu siêu đẳng nên mới thấy được những cái cao thâm của văn Nguyễn Huy Thiệp? Theo quán tính dư luận thì ông cũng có cơ sở để tin lắm. Vì với nhiều người Nguyên Ngọc vẫn là người có công đầu trong “đổi mới” văn chương, vẫn là một người có trí cao tâm sáng. Nhưng nếu ai đủ thông thái sẽ thấy hình như không phải thế!

Khi là người bên lề, Nguyên Ngọc đã cố công truyền bá lý luận văn học phương Tây. Nhưng do ông không hiểu bản chất vấn đề nên đã vừa dịch sai vừa truyền bá những quan điểm trái ngược nhau.

Cuốn “Le degré zéro de l’écriture suivi de nouveaux essais critiques” của Barthes Nguyên Ngọc đã dịch là “Độ không của lối viết”. Barthes quan niệm văn chương có 3 chiều. Ngôn ngữ và lối viết tạo nên một mặt phẳng, còn chiều thứ bal’écriture chính là sự cao sâu của tác phẩm, thể hiện trách nhiệm cũng như sự dấn thân của nhà văn với xã hội. Như vậy Nguyên Ngọc dịch l’écriture là lối viết vừa lẫn lộn, vừa sai ý của Barthes.

Không chỉ dịch sai, Nguyên Ngọc lại truyền bá tiếp quan điểm sáng tác của Kundera ngược với quan điểm của Barthes khi dịch cuốn “Nghệ thuật tiểu thuyết”. Bởi triết lý sáng tác của Kundera là Hiện tượng học. Trên tờ tạp chí ở New York, The Paris Review, Kundera đã trả lời phỏng vấn của Christian Salman:
Thi sĩ là anh chàng trẻ tuổi được mẹ dắt tay đến trưng bày trước cái thế giới mà anh ta không thể bước vào được. Anh thấy đấy, định nghĩa ấy không phải là xã hội học, không phải là mỹ học, cũng chẳng phải tâm lý học.
Christian Salman: Nó là hiện tượng học.

M. Kundera: Tính từ này không tồi, nhưng tôi tự cấm mình dùng”.

Theo Kundera: “Nắm bắt cái tôi, trong các tiểu thuyết của tôi, điều đó có nghĩa là nắm bắt lấy bản chất cục diện hiện sinh của nó”.

Tóm lại, Hiện tượng học, cái nền tảng để Chủ nghĩa Hiện sinh ra đời, đề cao nhận thức chủ quan của cá nhân, đặt “thế giới trong ngoặc”. Nghĩa là không có chuyện “dấn thân” cái gì hết, tức quan điểm của Kundera là ngược với của Barthes!

Chính vì không hiểu bản chất vấn đề, Nguyên Ngọc đã chạy theo cái vỏ của những khái niệm lấp lánh, nên mới làm một việc mâu thuẫn như vậy.

Còn về tính nết của Nguyên Ngọc, Văn Chinh từng viết trên blog của mình: “Trước hết, do cá tính nghệ sĩ của ông. Nhà văn HP (Hồ Phương) kể: “Cái tính thằng này (ý nói NN, họ là bạn bè) nó thế. Họp chi bộ kiểm điểm một đảng viên bóp vú một cô, khiến cô ấy tức tối, mỗi người thường chỉ nói một câu góp ý tác phong chung chung. Riêng nó nói gần hết buổi họp và sau khi chỉ trích cái sai một cách gay gắt, nó thường nâng quan điểm lên thành anh đã coi phụ nữ như một thứ đồ chơi, chỉ có bọn tư sản mới thế!”; rồi: “Với cá tính triệt để và cực đoan… Cái người nhân danh dân chủ này lại mất dân chủ một cách trắng trợn đến thế, là một bi kịch của trí thức nước nhà chứ không riêng gì một mình Nguyên Ngọc, tôi nghĩ thế. Mặt khác, cái lý cố gì mà Tổng biên tập tờ báo của Hội lại không đăng, nhất định không đăng nghị quyết của BCH Hội nhận định và chấn chỉnh báo Văn nghệ của Hội… Vâng, như tôi biết, đó là hai trong các nguyên cớ trực tiếp người ta đã thay Tổng Biên tập Nguyên Ngọc”.

Như vậy, sự băn khoăn của Tống Văn Công: “Chẳng lẽ, các anh ấy cho rằng tôi không biết đánh giá một bài báo tốt hoặc có hại? Chẳng lẽ một người như nhà văn Nguyên Ngọc, đã bao lần vào sinh ra tử suốt hai cuộc kháng chiến vẫn có thể bị nghi ngờ cố ý gây mất an ninh chính trị” là hoàn toàn có cơ sở. Tống Văn Công đúng là cũng có thể không biết đánh giá một bài báo và cũng không đủ tầm để hiểu về một nhà văn như Nguyên Ngọc. Vì thế A.25 người ta có hành động như ông kể thì cũng hoàn toàn có lý và cần thiết.

Tiếc là dù các cơ quan chức năng có “làm hết công suất”, cả những nhà phê bình chân chính có viết mòn bút cũng không thể ngăn được những hậu quả khi những sự tung hô sai trái của văn chương nghệ thuật đã được truyền thông hóa. Bởi sự sai trái thường được lực lượng đối nghịch khai thác tối đa để chống phá đất nước, chống phá sự ổn định và cuộc sống bình yên của nhân dân.

Trong bài viết, Tống Văn Công có đặt một câu hỏi cho một vị có trọng trách về an ninh văn hóa: “Khoảng cách giữa ông và tôi chỉ là một câu hỏi: “Cỗ xe báo chí trên con đường tự do, cần bao nhiêu tay lái?… Anh Nguyên Ngọc cũng vấp bước trên con đường tự do ấy”. Câu hỏi này chắc sẽ làm cho các quốc gia có nền báo chí tự do vô cùng kinh ngạc!”.

Tôi xin trả lời giúp câu hỏi này, nếu các vị trong làng báo đều có trí cao tâm sáng thì chẳng phải cần có một tay lái nào cả!

Nguồn: Đông La/TTVNOL
TP.HCM, 6-11-2013

7 nhận xét:

  1. Nặc danh17:33 26/12/13

    Le Nguyen (Danlambao) - Điểm yếu chết người đeo dai dẳng đám cán bộ, quan chức đảng viên cộng sản là hiểu biết giới hạn, thấy chữ là nhức đầu nên dễ bị đám thiểu số lãnh đạo có chút ít chữ nghĩa, hiểu biết “sâu sát” nhưng mang tâm địa lưu manh độc ác dẫn dắt, định hướng giam thân vào chốn ngục tù của mù quáng, cuồng tín để phục vụ cho mưu đồ độc quyền quyền lực, danh vọng của chúng. Điển hình là Hồ Chí Minh với đám tay chân, thừa hiểu cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân chỉ là chiêu bài lợi dụng lòng yêu nước để cộng sản đệ tam mở rộng đế chế cộng sản “xã hội chủ nghĩa” và Lê Duẩn cùng đồng bọn thiểu số lãnh đạo mê cuồng đầy tham vọng núp bóng “chống Mỹ cứu nước” sử dụng xương máu dân tộc Việt Nam xẻ dọc Trường Sơn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng nhằm hoàn thành nhiệm vụ tay sai “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc...”

    Đến hôm nay đám hậu duệ của Hồ Chí Minh, những lãnh đạo kế thừa của Duẩn Chinh Đồng Giáp, của Mười Anh Nông Dân... là Sang Trọng Hùng Dũng vẫn bổn cũ soạn lại có phần tinh vi, nhuần nhuyễn, thâm độc hơn. Ngoài miệng họ động viên, hô hào đám tay sai ngu dốt thân cận mù quáng tin rằng “Còn đảng còn mình... Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội... Đảng lãnh đạo là sự lựa chọn của nhân dân... Giữ vững vai trò lãnh đạo của đảng là trách nhiệm, nghĩa vụ của chúng ta (đảng viên cộng sản)...”

    Bên trong họ ra sức bưng bít sự thật nhằm lừa gạt những tên đảng viên phía dưới để đem thân che chắn lao đầu vào bảo vệ hình ảnh giả tạo của “đảng quang vinh Hồ Chí Minh vĩ đại” và dụ dỗ những kẻ cuồng tín lao đầu vào cái gọi là tiến lên thiên đường ảo xã hội chủ nghĩa như những con thiêu thân để thiểu số lãnh đạo thu tóm quyền lực quyền lợi, tiêu diệt nguyên khí quốc gia, cướp bóc tài sản nhân dân, vơ vét của cải tài nguyên đem cất dấu trong các nước tư bản giãy chết, đưa cháu con đi học, đi định cư ở xứ sở thù địch với chuyên chính vô sản để tiếp tục thực hiện cú lừa vĩ đại khác như “tiền nhân” cộng sản của chúng đã làm!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh17:42 26/12/13

    Ngày nay với phương tiện thông tin hiện đại của thời đại kỹ thuật số thì đối với những người quan tâm theo dõi thời cuộc quốc gia lẫn quốc tế không có mấy ai mơ hồ, nhận thức sai lạc, nhầm lẫn về con người cộng sản và chủ nghĩa cộng sản. Thật sự, nếu có ai đó không nhận ra cộng sản là gian manh dối trá, là xấu xa tồi tệ, là tội ác chống nhân loại, ít ra người ta cũng thấy được tài sản tri thức đậm đà bản sắc dân tộc, có giá trị nhân bản còn lưu lại như âm nhạc, văn hóa, con người trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền nam hơn hẳn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền bắc và đời sống người dân Nam Hàn rõ ràng văn minh sung túc vượt trội Bắc Hàn, cũng như trong thời chiến tranh lạnh hiện tượng “trốn chạy” chỉ có người dân Đông Đức cộng sản liều chết chạy sang Tây Đức tự do, hiếm thấy chuyện trốn chạy ngược từ Tây Đức sang Đông Đức!

    Ngay thời điểm này, tính từ ngày được gọi là hòa bình thống nhất đất nước đã gần 40 năm vẫn còn hiện tượng người dân Việt Nam tìm cách trốn chạy khỏi xứ thiên đường xã hội chủ nghĩa, từ vượt biên vượt biển, du lịch du học, xuất khẩu lao động cho đến đi làm cô dâu xứ lạ có nhiều bất trắc rủi ro nhưng vẫn không ngăn được các cô gái Việt Nam “rầm rập” tìm đường bỏ nước ra đi... và theo như lãnh đạo cộng sản trong những ngày đầu cưỡng chiếm miền nam phỉ báng, mạ lỵ những người trốn chạy cộng sản là “bọn có nợ máu với nhân dân... bọn ma cô đĩ điếm chây lười lao động... chạy theo ngoại bang kiếm bơ thừa sữa cặn...”

    Giờ đây sau gần 40 năm “giải phóng” hiện tượng trốn chạy không còn là cá biệt của người dân miền nam, nó đã diễn ra phổ biến trên khắp ba miền đất nước, từ thành thị tới thôn quê, từ đồng bằng đến cao nguyên, từ rừng sâu lên núi cao, từ người đảng viên hay không đảng viên, từ gia đình truyền thống hay không truyền thống cách mạng... đủ mọi thành phần, đâu đâu cũng có người bỏ nước ra đi “thế có phải họ là thành phần bất hảo.... rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn đi tìm bơ thừa sữa cặn?...” Vậy, nguyên nhân bởi vì đâu, có phải do chế độ độc tài độc ác cộng sản gây ra? Chắc không cần phải trả lời cho câu hỏi nhức nhối khá đơn giản này!

    Thật ra, không phải chỉ có dân tộc Việt Nam trốn chạy khỏi “thiên đường” xã hội chủ nghĩa mà còn nhiều dân tộc là nạn nhân của chủ nghĩa quái thai cộng sản, của chế độ độc tài toàn trị cộng sản khắp nơi trên thế giới trốn chạy cộng sản phi nhân tính như dân tộc Việt Nam và những cuộc trốn chạy cộng sản chỉ tạm lắng xuống khi hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ, kết thúc chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Nga - Mỹ, đúng hơn là cuộc chiến “ai thắng ai” giữa thế giới tự do với cộng sản độc tài.

    Đứng trước viễn cảnh đen tối của con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, một “điểm hẹn” không bao giờ đến của các bộ óc hoang tưởng nên vài ba nước tàn dư cộng sản còn sót lại buộc phải thay đổi đường hướng kinh tế, giao thương buôn bán với “kẻ thù giai cấp” ở các nước tư bản dân chủ để bảo vệ quyền lực chính trị, để được sống sót trong thế giới văn minh nhiều thay đổi và Trung Cộng sau nhiều thập niên lột xác, thực hiện “xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc”. Thực chất là thay đổi đường hướng kinh tế tập trung đã phá sản, làm ăn theo kinh tế thị trường với các nước dân chủ tiên tiến và đã vươn lên để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, được đám ma đầu tư bản đỏ cộng sản Việt Nam dùng làm tấm bình phong như là thắng lợi của phe “xã hội chủ nghĩa” nhằm che chắn cho tham vọng quyền, tiền của họ.


    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh17:45 26/12/13


    Có thể các tuyên truyền viên, dư luận viên, văn nô bồi bút, tuyên giáo, an ninh mật vụ, công an, quân đội... những kẻ thừa hành trong bộ máy đảng, nhà nước cộng sản không biết được sự thật của thế giới thời đương đại nên có khả năng nghi ngờ lý chứng vừa kể và cho rằng đó là luận điệu chiến tranh tâm lý, tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch? Thế thì các bạn hãy tự đi tìm hiểu sự thật, tự đặt câu hỏi, tự tìm lời giải cho chính mình, là tại sao các quan chức, các lãnh đạo trung, cao cấp “giàu có” triệu phú nhiều triệu USD của đảng cộng sản Việt Nam không chọn nước xã hội chủ nghĩa Trung Cộng để cất dấu tài sản do hối lộ tham nhũng, ăn cắp ăn cướp của nhân dân, của đất nước và tại sao họ không đưa con cháu đi du học, đi định cư ở các nước xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên mà lại chọn các nước tư bản giãy chết làm điểm đến “lý tưởng” cho hậu vận của cháu con họ và của chính họ?

    Xa hơn nữa là các bạn đóng vai hề diễu dở trong gánh “xiếc” cộng sản, có biết những dân tộc rên siết dưới sự áp bức bất công, bị chà đạp nhân phẩm nhân quyền của các loại chính thể độc tài, kể cả độc tài cộng sản hay bị nạn chiến tranh đe dọa cuộc sống ngay lành, buộc phải rời xa tổ quốc như người dân Việt Nam, người dân của các nước Châu Phi, Trung Đông hiện nay, tuyệt nhiên không một ai tìm đến các xứ “thiên đường” Trung Cộng, Việt Cộng, Triều Cộng, Cu Cộng tìm kiếm sự che chở, cứu giúp mà chỉ tìm đến các nước dân chủ tự do bị lãnh đạo “kính yêu” của các bạn to mồm mạ lỵ, chửi bới không tiếc lời nào là sen đầm quốc tế, đạo đức giả, sử dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền xen vào công việc nội bộ, kích động chiến tranh xâm lăng chiếm đóng...

    Chắc rằng những người yêu nước lương thiện biết các bạn, những người thừa hành, dù có hiểu biết giới hạn về kiến thức chuyên môn, về thế giới văn minh chung quanh thời đương đại, không nhiều cơ hội nghe thấy chuyện xảy ra bên Tây bên Tàu nhưng không lẽ nào tệ đến nỗi không nhìn thấy cảnh xã hội băng hoại, đạo đức suy đồi với những hoạt cảnh “trăm năm trong cõi người ta... những điều trông thấy mà đau đớn lòng” như các trẻ em mưu sinh trên bãi rác, các bà cụ già tóc trắng lưng còng vật lộn với bó rau nải chuối bên hè đường, các đoàn quân bán vé số trùng trùng điệp điệp trên mọi nẻo đường đất nước, các tai nạn giao thông hàng năm cướp đi mạng sống người Việt Nam nhiều hơn cả thời chiến tranh “chống Mỹ”, những cảnh cướp giết hiếp, mại dâm ma túy xảy ra nhan nhản hàng ngày không phân biệt thành phần lứa tuổi và đau đớn hơn là trong quan hệ giữa nạn nhân với phạm nhân, không loại trừ huyết thống cật ruột...

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh17:47 26/12/13

    Ngoài ra, còn có nhiều cảnh “nóng” của chuyện thường ngày ở huyện như: chuyện hai ba bệnh nhân nằm chung giường, nằm tràn ra cả hành lang bệnh viện; chuyện thầy gạ tình trò đổi điểm; chuyện hối lộ tham nhũng lộng hành ức hiếp dân đen; chuyện quan chức nhà nước ngồi xổm trên luật pháp; chuyện công nhân bị chủ nhân nước ngoài bóc lột sỉ nhục; chuyện nông dân làm “nô lệ” cho các tập đoàn quốc doanh trên mảnh ruộng thửa vườn, con tôm con cá của mình làm ra; chuyện lực lượng công an, quân đội trang bị vũ khí tận răng đằng đằng sát khí đi “giải phóng mặt bằng”; chuyện công an, an ninh mật vụ với dùi cui, lựu đạn cay, còng số 8 thẳng tay đánh đập, khiêng vác, đạp vào mặt người dân biểu tình chống Tàu xâm lược; chuyện “người lạ” đi lại nghênh ngang lập phố trên đất Việt; chuyện “tàu lạ” đuổi bắt, bắn giết ngư dân Việt trên ngư trường truyền thống, không thấy bóng dáng quân đội nhân dân Việt Nam “anh hùng”, không nghe hơi hám công an nhân dân “vì nước quên thân vì dân phục vụ” biểu dương lực lượng hung hăng rất máu như cách chúng kéo quân đi trấp áp biểu tình, cướp vườn cướp ruộng, thu hồi giải tỏa đất đai của nhân dân Việt Nam!

    Đó là góc nhỏ u ám của bức tranh toàn cảnh Việt Nam, đó là bề nổi của tảng băng chìm suy thoái đạo đức, băng hoại xã hội khiến cho những người yêu nước có trách nhiệm phải lên tiếng đấu tranh chống xấu ác vì xã hội công bằng tốt đẹp hơn, vì một nhà nước thật sự của dân do dân vì dân, vì tương lai con cháu nòi Việt muôn đời sau. Họ là những người lương thiện dũng cảm, không phải là kẻ thù, không phải là bọn phản động hay thế lực thù địch nói xấu chống phá Tổ Quốc. Kẻ thù, phản động, thế lực thù địch không ai khác, nó chính là thiểu số lãnh đạo gian tham của đảng cộng sản Việt Nam, chúng biết rõ xã hội chủ nghĩa là dối trá ảo tưởng, thiên đường cộng sản là bịp bợm không có thật trên cõi đời này nhưng chúng lại cố tình hô hào những điều dối trá, bịp bợm để lợi dụng sự hiểu biết giới hạn của những người thừa hành mù quáng, cuồng tín trong đó có các bạn, phục vụ cho tham vọng thấp hèn của cá nhân, giòng tộc, phe nhóm của họ như Hồ, Duẩn, Đồng, Chinh, Thọ, Giáp (*)... Phiêu, Linh, Mười, Anh, Nông, Dân (**)… khi xưa và Sang, Trọng, Hùng, Dũng, Quang, Lâm... hiện nay.(***)

    Thời nay, thời toàn cầu hóa với kỹ thuật số của thời đại a - còng (@), không khó để các bạn tuyên truyền viên, dư luận viên, văn nô bồi bút, an ninh mật vụ, công an, quân đội... những người thừa hành phục vụ cho nhóm thiểu số lãnh đạo đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam tìm hiểu sự thật, trau giồi kiến thức để không còn dại dột nhắm mắt làm theo bọn ác và để có cơ sở tri thức lựa chọn hướng đi đúng đắn cho mình: buông bỏ “vũ khí” về với nhân dân hay bám lấy thiểu số lãnh đạo gian manh, xảo quyệt? Đừng để cho lời biện hộ vô nghĩa của các bạn “...tôi vô tội... tôi chỉ làm theo lệnh của cấp trên giao....” trở nên muộn màng, thách thức tính lương thiện, sự chịu đựng kiên nhẫn của nhân dân, những người đồng bào cùng chung giòng máu đỏ da vàng Việt Nam.



    Le Nguyen
    danlambaovn.blogspot.com

    ____________________________________

    Trả lờiXóa
  5. đúng là nếu như ai cũng có tâm cao trí sáng thì chắc là không cần tới việc quản lí nữa! mọi người cứ đọc bài viết trên của tác giả rồi suy nghĩ về cái thực trạng bây giờ của lĩnh vực báo chí xem sao! mọi chuyện thực ra phức tạp hơn rất nhiều so với những gì mọi người nghĩ! đã và đang có rất nhiều kẻ lợi dụng quyền tự do báo chí để chống phá nhà nước ta, bôi xấu một số người gây mất uy tín của họ trong quần chúng! mong là mọi người sẽ hiểu được ý của tác giả!

    Trả lờiXóa
  6. nhiều lúc cũng không hiểu là mấy ông nhà báo ở nước mình giờ hoạt động thế nào, mà cũng không biết là có phải học khối C không nữa! nếu học văn rồi, học môn xã hội rồi thì phải có chút nhân văn, có chút trách nhiệm với những gì mà mình viết chứ! giờ các ông cứ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để làm mấy cái trò mèo! nhà nước ta có lẽ cần có những động thái quản lí sát sao hơn trong lĩnh vực này, làm trong sạch nền báo chí của nước nhà!

    Trả lờiXóa
  7. với tất cả cái tâm và cái tài của mình, những người nghệ sỹ khi sáng tác không thể để những cái tầm thường, những thù hằn cá nhân và nhất là những sai trái trong nhận thức của bản thân để hình thành nên những tác phẩm mà có thể gọi chính xác là những đứa con quái thai cho xã hội phải gánh chịu. không ở đâu, không một chế độ nào mà người nghệ sỹ có thể đứng ngoài xã hội, đứng ngoài pháp luật, không có ai có quyền tuyên bố rằng mình là người đứng trên xã hội, đứng trên pháp luật. như thế là điên khùng, mà những kẻ điên khùng cần phải cho vào đúng chỗ của bọn chúng. Đó là trại thương điên. chính xác nơi mà nhũng kẻ này cần đến là trại thương điên!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog