Chia sẻ

Tre Làng

VỀ VỤ KHIÊU KHÍCH CỦA TÀU CHIẾN TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG HÔM 5/12/13

Toquoc-Vụ “suýt va chạm” do một tàu chiến Trung Quốc gây ra với tàu chiến Mỹ bộc lộ văn hóa ứng xử thiếu chuẩn mực của hải quân Trung Quốc.

Hai tuần sau khi tàu chiến Trung Quốc tạo ra sự cố “suýt va chạm” tàu chiến Mỹ trên Biển Đông, Bắc Kinh dịu giọng nhằm hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vụ suýt đụng tàu Mỹ. Một bản thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng trên trang web của Bộ này ngày 18/12 ghi nhận như sau: “Mới đây, một tàu hải quân Trung Quốc khi đang tuần tra bình thường đã gặp một tàu quân sự Mỹ ở Biển Đông. Trong suốt cuộc gặp gỡ, tàu hải quân Trung Quốc đã xử lý tình huống một cách đúng đắn, theo đúng các quy định khi hoạt động”.

Tuyên bố ngày 18/12 này trái với những lời chỉ trích gay gắt của báo chí Trung Quốc đối với phía Mỹ. Tờ Thời báo Hoàn cầu, phụ san của Nhân dân Nhật báo nhưng là diễn đàn của giới quân sự theo đường lối cứng rắn của Trung Quốc, trước đó một mực đổ lỗi cho chiếc tàu chiến Mỹ USS Cowpens thâm nhập vùng bảo vệ có bán kính 40km của tàu sân bay Liêu Ninh, bám đuôi và sách nhiễu đội tàu hộ tống cho Liêu Ninh, thậm chí đã có hành vi gây hấn trước.

Sự quay ngoắt 180 độ của phía Trung Quốc là do ngày càng có nhiều ý kiến của dư luận quốc tế nhận định sự kiện ngày 5/12 là hành vi khiêu khích mới của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tàu khu trục USS Cowpens đang hoạt động trên biển Đông Á
Trong bài viết đăng trên trang mạng "The Diplomat" ngày 17/12, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, cho biết tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ được giao nhiệm vụ giám sát hành trình hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc từ khi con tàu này được triển khai tại Biển Đông. Vụ việc ngày 5/12 xảy ra khi một chiếc tàu trong đội tàu bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh liên lạc qua vô tuyến với tuần dương hạm USS Cowpens và yêu cầu chiếc tàu này rời khỏi khu vực. Tàu USS Cowpens trả lời rằng họ đang ở hải phận quốc tế, do đó từ chối thay đổi hành trình. Ngay sau đó, chiếc Cowpens đã bị một chiếc tàu Trung Quốc đuổi theo, cắt qua mặt rồi đột ngột quay đầu chỉ cách mũi tàu Mỹ chưa đầy 500 mét và dừng lại, buộc tàu USS Cowpens phải bẻ lái khẩn cấp để tránh va chạm.

Theo một số phân tích, động tác tác chiến trên biển mà tàu Trung Quốc thực hiện là một động tác rất cổ điển: dùng mũi nhọn bọc sắt đâm vào mạn sườn tàu đối phương vốn là chỗ yếu nhất. Động tác húc thẳng như vậy cho phép “giải quyết” chiếc Cowpens mà không phát triển thành một cuộc đấu pháo để rồi dẫn đến chiến sự. Đó là một hành động quyết liệt bất chấp hậu quả nhằm “dằn mặt” chiến hạm Mỹ.

Đây không phải lần đầu tiên hải quân Trung Quốc cho tàu quấy nhiễu tàu Mỹ và của các nước khác hoạt động trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Ngày 26/10/2006, tàu sân bay Kitty Hawk đã bị một tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc đeo bám, đột nhiên nổi lên khỏi mặt nước cách tàu sân bay này 9 hải lý, trong tầm bắn của 18 thủy lôi mà tàu ngầm này mang theo, “vẫy chào” và lặn mất. Ngày 8/3/2009, 5 tàu thuyền Trung Quốc bao vây quấy rối, định cắt cáp thăm dò của tàu khảo sát hải dương của hải quân Mỹ Impeccable đang hoạt động cách đảo Hải Nam 120 km. Một số thủy thủ trên tàu thuyền Trung Quốc còn “thoát y” và làm những động tác khiếm nhã với thủy thủ đoàn của Mỹ...

Đây cũng không phải là một vụ cá nhân bốc đồng của thuyền trưởng chiến hạm Trung Quốc. Vì, Nhân dân Nhật báo ngày 16/12 đăng lời của Đô đốc Trung Quốc Doãn Trác cảnh cáo phía Mỹ: “Quý vị muốn tự do hàng hải, chúng tôi cũng thế. Nhưng không thể vì tự do hàng hải mà ngáng trở chúng tôi tự do hàng hải. Nếu quý vị ngáng trở là chúng tôi sẽ chặn đứng ngay”.

Thực tế là hải quân các nước không rèn luyện kiểu va chạm chết người đó trong điều kiện thời bình và trên hải phận quốc tế. Về mặt văn hóa, thiết tưởng hải quân của một nước phải bắt đầu những bài học đầu tiên giáo dục văn hóa và ứng xử chuẩn mực cho các cán binh hải quân của một “cường quốc biển”.

Ở khía cạnh an ninh, trong bài trả lời phỏng vấn đài VOA ngày 20/12, ông Richard Cronin, Giám đốc Chương trình Ðông Nam Á của trung tâm Stimson của Mỹ, nói: "Có nhiều khả năng xảy ra một sự cố, có thể sẽ không leo thang thành một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng chắc chắn sẽ kèm theo một vụ nổ súng để lại nhiều thiệt hại về ngoại giao”. Ông này cho rằng việc Trung Quốc thị uy sức mạnh qua việc công bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển Hoa Ðông là nhằm mục đích "bành trướng quyền hạn mà họ sẵn có”.

Mỹ đã đưa ra những lời đánh giá chính thức về tính nghiêm trọng của vụ việc. Phát biểu trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc,ngày 19/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho rằng cách hành xử của tàu chiến Trung Quốc ngày 5/12 - dẫn tới vụ "suýt va chạm" trên nếu tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ không bẻ lái để đổi hướng - vừa "không có ích lợi, vừa thiếu trách nhiệm". Ông Hagel cảnh báo việc tàu chiến Trung Quốc cố tình cắt mặt tàu USS Cowpens của Mỹ ở khoảng cách hơn 100 mét có nguy cơ làm leo thang mối quan hệ vốn đã căng thẳng hiện nay giữa hai nước. Ông Hagel khẳng định hành động cố tình này của tàu chiến Trung Quốc có khả năng dẫn tới những tính toán sai lầm.

Cũng trong cuộc họp báo cùng Bộ trưởng Hagel, Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết sau vụ việc này, các lực lượng của Mỹ, đặc biệt là thủy quân lục chiến và không quân, càng tăng cường cảnh giác, nhất là trong những tình huống nhạy cảm.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 19/12 còn nói rằng Mỹ cần phải thúc đẩy việc tìm kiếm một cơ chế nào đó ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và với Trung Quốc nói riêng nhằm tháo gỡ các ngòi nổ của những vụ việc tương tự. Thực ra, giữa giới quân sự Mỹ và Trung Quốc từ nhiều năm nay tồn tại không thiếu các cơ chế song phương. Nhưng có thể người Trung Quốc đã thấy họ đủ mạnh để chơi theo theo cách riêng của mình để cảnh cáo hải quân Mỹ./.

Lưu Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog