Chia sẻ

Tre Làng

TÒA ĐÃ TUYÊN VỤ ĐẠI ÁN HUYỀN NHƯ

Tòa tuyên Huyền Như phải bồi thường 4.000 tỷ đồng

Ngày 27/1, Tòa án Nhân dân Tp.HCM đã tuyên phạt Huyền Như mức án chung thân, đồng thời tuyên buộc các bị cáo trong vụ án phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt bất chính, trong đó Huỳnh Thị Huyền Như phải trả gần 4.000 tỷ đồng đã chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân.

Điều này cũng có nghĩa, tòa đã bác bỏ quan điểm của nhiều luật sư yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường số tiền bị chiếm đoạt trong vụ án.

Cụ thể, nguồn tin từ TTXVN cho biết, Hội đồng Xét xử đã tuyên án Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” 6 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, tổng hợp hình phạt chung là chung thân.

Cùng tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” bị cáo Võ Anh Tuấn, nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè bị tuyên án 20 năm tù; Huỳnh Mỹ Hạnh và Trần Thị Tố Quyên, nguyên Phó Giám đốc và nhân viên Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Khải 14 năm tù.

Cùng phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Cho vay lãi nặng,” bị cáo Nguyễn Thị Lành, nguyên Phó giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Đông và Đặng Thị Tuyết Dung, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân 9 năm và 12 năm tù.

Nhóm bị cáo nguyên là cán bộ và nhân viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) chi nhánh Tp.HCM phạm tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” gồm Trần Thanh Thanh 10 năm tù, Bùi Ngọc Quyên 14 năm tù, Tống Nguyên Dũng 15 năm tù, Hoàng Hương Giang 8 năm tù, Phạm Thị Tuyết Anh 15 năm tù, Đoàn Lê Du và Huỳnh Hữu Danh cùng lĩnh 17 năm tù, Vũ Nguyễn Xuân Tiên 11 năm tù, Huỳnh Trung Chí và Nguyễn Thị Phúc Ngân cùng lĩnh 15 năm tù.

Cùng phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” các bị cáo Lương Thị Việt Yên, Hồ Hải Sỹ và Lê Thị Ngọc Lợi, nguyên Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và nhân viên Phòng giao dịch Võ Văn Tần (Vietinbank) lần lượt lĩnh 7 năm tù, 6 năm tù và 4 năm tù.

Trong khi đó, nhóm bị cáo phạm tội “Cho vay lãi nặng” gồm Nguyễn Thiên Lý bị phạt 2 năm tù, tổng hợp bản án 4 năm trước đó, bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 6 năm tù; bị cáo Hùng Mỹ Phương 2 năm 2 tháng 10 ngày tù, bằng thời hạn tạm giam nên được thả tự do ngay tại tòa; bị cáo Phạm Văn Chí 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Bị cáo Phạm Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Công ty Dầu khí Thái Bình Dương 14 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”

Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng Xét xử tuyên buộc các bị cáo phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt bất chính, trong đó Huỳnh Thị Huyền Như phải trả gần 4.000 tỷ đồng đã chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân.

Hội đồng xét xử đã kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, xử lý tiếp đối với 8 đối tượng có hành vi giúp sức cho Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 180 tỷ đồng của VIB chi nhánh Tp.HCM nhưng chưa bị xử lý gồm Âu Thanh Hà, Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Đình Út, Đỗ Quốc Thái, Bùi Minh Hải, Hùng Vạn Đức, Nguyễn Thị Thủy, Dương Thanh Tâm; khởi tố bổ sung đối với Trần Thị Tố Quyên về hành vi giúp sức cho Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo, chiếm đoạt của VIB 15 tỷ đồng; đề nghị điều tra làm rõ, xử lý về hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm của các đương sự Nguyễn Thị Minh Hương và Trương Minh Hoàng, đều là Phó giám đốc Vietibank chi nhánh Tp.HCM vì đã ký các hợp đồng tiền gửi với các nhân viên ngân hàng ACB nhưng không kiểm tra giám sát các hợp đồng đã ký.

Đối với ông Vũ Hồng Hạnh, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Đông, Hội đồng Xét xử kiến nghị khởi tố hình sự vì đối tượng này đã có hành vi giúp sức để Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt của Phương Đồng 380 tỷ đồng.

Hội đồng Xét xử cũng kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục xác minh làm rõ, nếu đủ căn cứ thì khởi tố xử lý đối với các đối tượng cho vay lãi nặng vượt quá 10% nhưng chưa được xem xét xử lý trong vụ án này.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng Xét xử kiến nghị hủy bỏ quy định về trần lãi suất huy động vì chính quy định này đã bị lạm dụng, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, tạo sơ hở dẫn đến tình trạng sở hữu chéo; bãi bỏ quy định ủy thác huy động vốn đối với các tổ chức và cá nhân vì dễ trở thành đầu tư trá hình, rủi ro cao, không bảo toàn huy động vốn, gây lũng đoạn chính sách tiền tệ trong nước.

Tòa cũng yêu cầu lãnh đạo Vietinbank xem xét lại trách nhiệm của các trưởng phòng giao dịch khi được quyền ra lệnh chuyển tiền nhưng lại không có cơ chế giám sát chặt chẽ.

Cũng tại ngân hàng này, Hội đồng Xét xử kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an làm rõ nguyên nhân để xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm cũng như tiến hành điều tra, xác minh làm rõ trách nhiệm các cá nhân có thẩm quyền của ngân hàng ACB, Navibank khi gửi tiền vào các ngân hàng khác lấy lãi suất vượt trần, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, sau hơn 20 ngày xét xử và nghị án, phiên sơ thẩm xét xử “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như cùng đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức,” “Cho vay lãi nặng,” “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng,” “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" đã kết thúc.

6 nhận xét:

  1. Sau khi xét xử, Huyền Như đã thừa nhận các hành vi phạm tội như trong cáo trạng. Cụ thể, bị cáo đã làm giả 8 con dấu của 7 doanh nghiệp và Vietinbank chi nhánh Nhà Bè; làm giả nhiều chữ ký của chủ tài khoản, của người chi tiền; giả các hồ sơ vay; giả chữ ký của lãnh đạo Vietinbank Nhà Bè cũng như chi nhánh Vietinbank TPHCM... để chiếm đoạt tiền của 9 tổ chức, 3 ngân hàng và 3 cá nhân. Và bản án chung thân giành cho Huyền Như là hoàn toàn thích đáng,

    Trả lờiXóa
  2. Tại tòa, Huyền Như với những tội danh của mình như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 5-7 năm tù về tội. Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức tổng hợp hình phạt là chung thân, đồng thời buộc Huyền Như bồi thường gần 4.000 tỉ đồng. Có thể với tội danh của Huyền Như với mức phạt như vậy là vẫn chưa thỏa đáng với những gì cô ta gây nên, nhưng chúng ta phải tôn trọng pháp luật và làm theo những gì mà luật pháp nhà nước ta đã quy định.

    Trả lờiXóa
  3. Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Huỳnh Thị Huyền Như và 22 bị cáo khác là đúng người, đúng tội. Bị cáo Như đã liều lĩnh thực hiện hàng loạt hành vi như làm giả 8 con dấu của các đơn vị sự nghiệp, giả chữ ký và lừa luôn lãnh đạo Vietinbank để che giấu mức lãi suất ngoài hợp đồng với các đơn vị, cá nhân. Đó là mức án hoàn toàn hợp lý, nó phù hợp với những quy định của luật pháp Việt Nam chúng ta quy định.

    Trả lờiXóa
  4. Đây thật sự là một vụ án tham nhũng chấn động dư luận.Huỳnh Thì Huyền Như và đồng bọn đã thực hiện trót lọt nhiều vụ để rồi gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng cho nhà nước.Gọi cô ta là một siêu lừa thì không có sai gì cả,Những gì mà cô ta đã làm xứng đáng phải nhận những mức án nghiêm khắc của pháp luật.Mong rằng với những ngày tháng ở trong tù thì cô ta có thể hối hận,cố gắng cải tạo cho tốt,để mong rằng sẽ có ngày được trở lại với cuộc sống,làm lại cuộc đời.

    Trả lờiXóa
  5. Cuối cùng thì vụ đại án này đã được tuyên án và xét xử xong,Dư luận trong cả nước thật sự hoang mang và choáng với số tiền mà Huỳnh Thị huyền Như cùng đồng bọn đã lừa đảo.Đây thật sự là một siêu lừa lớn nhất từ trước đến nay.Số tiền mà cô ta đã chiếm đoạt lên tới hàng ngàn tỉ đồng.Đó là con số quá lớn.Và mức án được đưa ra cũng như số tiền mà cô ta phải bồi thường là hoàn toàn đúng đắn và hợp lí.Đây cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật với những kẻ dám coi thường pháp luật.

    Trả lờiXóa
  6. Bai phuc, Duong Chi Dung chi xach dep hoc tap. Phai noi la co ta co la gan to dot bien va cai dau cung kha joi, tiec la di sai duong.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog