Chia sẻ

Tre Làng

LÃNG PHÍ NHƯ THẾ MÀ CÁC ÔNG KHÔNG THẤY MÌNH CÓ TỘI VỚI DÂN Ư?

Khoai@

Đọc bài trên Đất Việt về dự án của Bộ VHTT&DL trùng tu 71 nhà hát với số kinh phí lên đến 10.000 tỉ đồng, trong khi nhu cầu chưa bức xúc, đời sống nhân dân còn qúa khó khăn, và giặc ngoại xâm đang rình rập mỗi ngày mà thấy tức anh ách. 

Lên tiếng về dự án này, GS.TS Nguyễn Xuân Kính, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa đã có ý kiến phản biện cực hay và tâm huyết.

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Kính: "Cứ lên thử những vùng miền núi như Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên mới thấy cuộc sống còn quá nhiều khó khăn cần sự chung tay giúp đỡ. Hay chính câu chuyện thầy cô giáo và học trò phải đi học qua suối bằng túi nilon, bất chấp bao hiểm nguy để đến với con chữ, sao không dùng số tiền gần 10 ngàn tỷ đó để xây cho các em những cây cầu để con đường đi tìm cái chữ bớt khó, bớt khổ".

Tuy nhiên, ông không phủ nhận hoàn toàn sự cần thiết của việc xây dựng các nhà hát, vì ông biết đó cũng là một nhu cầu cần có. Thế nhưng ông phân tích: "Tiền đầu tư sửa sang nhà hát thì cứ nói là cần, nhưng trước mắt hãy giải quyết cho vùng sâu, vùng xa khâu trường học. Tại sao không đặt câu hỏi, nhà hát rộng thì ai dùng khi đời sống còn khó khăn?".

GS.TS Nguyễn Xuân Kính - Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa

Ông cho rằng: "Tôi hơi bi quan về nhu cầu của người dân hiện nay đối với vấn đề hưởng thụ khi mua vé đến rạp hát. Vì hiện nay, nó bị cạnh tranh bởi truyền hình, Internet, mà quan trọng hơn là đời sống của người dân ngày càng eo hẹp".

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/len-ha-gianglao-cai-con-dam-chi-10000-ty-xay-nha-hat-3040073/

Tôi, rất đồng ý với ý kiến của GS. Kính. Ở đây không phải bài ca từ thiện. 10.000 tỷ không phải là số tiền nhỏ. Giả sử nó được sử dụng để mở rộng giao thông miền núi, để đầu tư các công trình kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc để nâng cao năng lực bảo vệ đất nước thì người dân sẵn sàng chấp nhận, thậm chí người dân còn sẵn sàng đóng góp thêm.

Còn 10.000 tỷ để xây nhà hát thì... Xin lỗi! Nhà hát bây giờ không thiếu và chúng ta khẳng định là không dùng hết. Ngay như ở Hà Nội, rạp Ngọc Khánh, rạp Dân chủ, rồi ngay Nhà hát Lớn, nhà hát Tuổi Trẻ,... có mấy khi có người xem. Những công trình đầu tư cho "đờn ca tài tử" ở Bạc Liêu giờ có ai vào đó hát đâu? Vậy xây thêm rạp 10.000 tỷ để làm cái gì?

Đừng có mang cái áo khoác với dòng chữ "phục vụ nhu cầu văn hóa của người dân" ra mà lãng phí.

Chúng ta không cần, chính xác hơn là chưa cần nhà hát 10.000 tỉ đâu. Hãy nhìn chương trình "Đờn ca tài tử" kia kìa, ngốn 2000 tỉ đấy, rồi thì để chỏng để chơ và mốc xanh mốc đỏ ra đó. 

Lãng phí đến như thế mà các ông không thấy mình có tội với dân ư?

Tốt nhất, số tiền đó để mua máy bay, tàu chiến và tên lửa phục vụ cho việc gìn giữ lãnh thổ kia kìa.

Đây, nhà hát đây:








11 nhận xét:

  1. Mình vẫn nhớ quan điểm của ông Phan Bội Trần, người chế tạo thành công tàu ngầm mini Yết Kiêu về việc sử dụng nhiều tàu ngầm mini để bảo vệ đất nước. Cá nhân mình thấy điều này rất hợp lý và dễ thực hiện nhất :D

    Ủng hộ bác Hòa tiếp tục cải tiến tàu ngầm Trường Sa!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh00:25 1/6/14

    4000 năm ta vẫn là ta.Từ trong hang đá chui ra.Thét lên một tiếng...rồi ta chui vào.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh03:29 1/6/14

    Tăng trang bị cho quân đội là cái cần thiết bây giờ. Xây nhà hát thì thật phí. Tuy nhiên cũng không nên không đầu tư vào văn hóa, giáo dục. Bỏ tiền đó vào xây trường hoặc quỹ mở mang kiến thức cũng tốt.

    Trả lờiXóa
  4. Dân gian ta đã nói: 'không làm lấy gì mà ĂN'

    Trả lờiXóa
  5. Xây nhà hát có bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ không ? Xây nhà hát có làm cho dân hết nghèo không ? Xây nhà hát có làm cho những người dân nghèo khỏi phải lo nghĩ vì giá cả tụt thấp không ? Xây nhà hát với số tiền hơn 10 nghìn tỷ để làm gì trong khi ở chỗ tôi, hay ở nhiều nơi khác, các ông thôn trưởng vẫn phải cầm cái cặp táp đi thu từng đồng tiền lẻ để ủng hộ người nghèo, ủng hộ biển đảo ? Theo tôi việc này nên cần phải xem xét lại cho hợp lí chứ làm thế này thì thật sự không ổn cho lắm.

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Trãi đã khuyên can: “Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc.... Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cỗi gốc của nhạc vậy". Theo thiển ý của tôi: với tình hình kinh tế đất nước như hiện nay của ta, tốt nhất là cần tập trung đầu tư cái cần đầu tư tránh lãng phí: Điện, đường, trường trạm và cuối cùng là đầu tư phát triển kinh tế, bởi vì "có Thực mới vực được Đạo", khi đã có Thực-có Đạo thì khi ấy hãy nghĩ đến "Xướng ca".

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta hãy nên xem xét lại vấn đề này một cách kĩ lưỡng để có những sự lựa chọn cho đúng đắn chứ làm như thế này thật sự là không ổn. Việc gì cần làm ngay, việc gì chưa cần thiết có thể làm trong tương lai cần phải xem xét thấu đáo về mọi mặt, tránh tình trạng bộ nào cũng lớn. Trường học là nơi trồng người, bệnh viện là nơi chăm lo sức khỏe là tái tạo tiền của. Trường học là gốc của đất nước sao này cần và rất cần được đầu tư và quan tâm hơn và hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  8. Việc đầu tư cho những công trình này là cần thiết nhưng nó cần phải phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Trong khi nước ta là một nước nghèo thì những công trình công ích xã hội hãy nghĩ đến sau khi kinh tế ta phát triển, dân chúng đủ ăn, đủ mặc đã. Nếu là tôi thay vì lấy tiền đầu tư vào những công trình như: Nhà hát, quãng lộ Phụng Hiệp, đường Cần Thơ-Vị Thanh. Nó thực sự chưa cần thiết lắm, bởi nếu không có nó chúng ta vẫn có những con đường khác đó thôi, tôi sẽ đầu tư vào hạ tầng đảo Phú Quốc, thu hút đầu tư, phát triển Du Lịch khả năng phát triển kinh tế la rất cao, thu hồi vốn đầu tư nhanh.

    Trả lờiXóa
  9. Có những thứ không nhất thiết phải lấy ngân sách ra làm vì tiền này do dân đóng góp mà ra và phải để dân quyết định. Những công trình như vậy nên xã hội hoá bằng cách để tư nhân làm sẽ có hiệu quả hơn nhiều về mặt đầu tư và vận hành. Tiền đấy để xây dựng bệnh viện, trường học và xây dựng văn hoá sống sẽ tốt hơn nhiều. Chúng ta làm việc gì thì cũng hãy nên xem xét xem nó có phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hay không chứ đừng nên quá mù quáng mà làm như thế này được.

    Trả lờiXóa
  10. Ở VN mình có nhiều công trình giá trị hàng chục tỷ đồng nhưng xây dựng xong bỏ cho cỏ mọc. Tất cả xuất phát từ tầm nhìn và cái tâm của người làm quy hoạch, của chủ đầu tư. Nếu là công trình của tư nhân thì không thể có chuyện lãng phí, nhưng là vì tiền của dân nên họ không biết xót, hơn nữa khi xây dựng họ còn có tỷ lệ hoa hồng nên càng ít nghĩ đến hiệu quả. miễn là bản thân có lợi. Các nhà quy hoạch, chủ đầu tư nên nhìn lại mình khi đọc bài viết này, để thấy được cái tâm của người Việt xa xứ.Thế nên đòi hỏi chúng ta cần phải có những sự sửa đổi để có những cách làm đúng đắn hơn hiệu quả hơn để không có những sai lầm đáng tiếc nào cả.

    Trả lờiXóa
  11. Cuộc sống cần đa dạng và muôn màu, chúng ta không thể nói là thiếu bệnh viện trường học thì không xây nhà hát. Bệnh viện và trường học lúc nào cũng thiếu nên không thể nói thiếu bệnh viện và trường học thì không xây nhà hát như thế thì ko bao giờ xây được nhà hát cả. Nhưng vấn đề là thế nào là hợp lý. Cho nên chưa có nhu cầu xã hội thì đừng làm, lãng phí. Ở đâu có nhu cầu xã hội thì có thể xây chứ đừng xây xong lại biến thành nơi tập thể thao, tổ chức đám cưới, triển lãm thì rất phí. Hãy làm làm sao để nó thật sự hiệu quả và đón nhận được sự đồng tình của nhân dân chứ đừng nên có những hành động không đúng như thế này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog