Chia sẻ

Tre Làng

Vụ Giàn Khoan 981: VIỆT NAM TRƯỚC QUYẾT ĐỊNH...

Vụ giàn khoan Hải Dương 981 đã lột tả dã tâm của Trung Quốc buộc Việt Nam phải chuẩn bị cho những tình huống không hề mong muốn... 

Tình hình khu vực và thế giới đã thay đổi

Trên Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hộ tống của cả tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông; bất chấp cả những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và Nhà nước Việt – Trung.

Không những Việt Nam, Philipines bị Trung Quốc gây hấn, đe dọa mà ngay cả đối với Indonesia, Malaysia, Trung Quốc cũng nhe răng múa vuốt biến 2 quốc gia này thành đối thủ.

Nga-Trung Quốc tăng cường quan hệ trong tình thế Nga bị Mỹ và phương Tây trừng phạt sau sự kiện Ukraine và Trung Quốc bị liên minh Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Philipines bao vây. Rõ ràng sự bắt tay Trung Quốc và Nga với nhau diễn ra xuất phát từ mục đích chống cùng kẻ thù chung là Mỹ.

Căng thẳng Trung Quốc-Nhật Bản trên biển Hoa Đông đã làm thay đổi Nhật Bản và Mỹ không cách nào khác là khuyến khích Nhật Bản tái vũ trang, thực hiện quyền tự vệ tập thể mà theo đó, Nhật Bản sẽ sử dụng vũ lực trong 3 trường hợp sau: Khi an ninh của Nhật Bản bị đe dọa; khi một đồng minh thân thiết của Nhật Bản bị tấn công và khi một quốc gia bị tấn công đề nghị Nhật Bản điều binh trợ giúp.

Bắt đầu từ đây, Nhật Bản không những là một cường quốc kinh tế, mà thực sự là một cường quốc quân sự hùng mạnh, có vị trí gần Việt Nam nhất trên khu vực Châu Á-TBD.

Có thể nói, thế trận và cục diện địa chính trị trên khu vực Châu Á-TBD đã thay đổi lớn và rất rõ ràng trong đó một điểm đang rất nóng nổi lên có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn trên Biển Đông là Việt Nam một mình đang đối phó với sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam cùng với 134 tàu chiến, hải cảnh, hải giám và máy bay bảo vệ cho hành vi phi pháp của họ.

Việt Nam phải làm gì khi Trung Quốc lấn tới?

Hòa bình và an ninh Việt Nam đang bị đe dọa bởi nước láng giềng Trung Quốc. Đồng bào ta thực sự lo lắng và kiên quyết phản đối, cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, chia sẻ và bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam.

Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt thật của mình là bành trướng, bá quyền nước lớn, hung hăng, ngang ngược, bất chấp đạo lý và pháp lý, quyết tâm cậy mạnh để chiếm trọn Biển Đông.

Với tình hình này, Việt Nam buộc phải sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống không hề mong muốn, nhưng trước hết là chuẩn bị cho “sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh”. Đó là phải tạo thế và lực cho mình.

Đành rằng Việt Nam phải học hỏi kinh nghiệm đấu tranh giữ vững độc lập chủ quyền, lối ngoại giao mềm dẻo, cương nhu của ông cha ta với với anh bạn hàng xóm Trung Quốc.

Truyền thống nhân văn vị tha của tổ tiên chúng ta là đánh thắng nó nhưng vẫn cấp thuyền ngựa cho nó về nước, đánh thắng nó nhưng vẫn giao hảo đàng hoàng… vì thế giới ngày xưa một nước nhỏ ở cạnh một nước lớn có tâm địa bành trướng, luôn cậy đông, mạnh, đi cướp các quốc gia láng giềng nhỏ bé thì biết kêu ai, nhịn nó một tiếng, nhường nó một miếng cho yên cửa, yên nhà, miễn sao nó đừng đụng đến mình.

Nhưng, cả ngàn năm nay dã tâm cướp nước ta, thôn tính nước ta của nhà cầm quyền Trung Quốc chưa bao giờ thay đổi.

Nhưng, thế giới bây giờ đã khác xưa, đã toàn cầu hóa. Vì vậy, đường lối, đối sách với Trung Quốc của chúng ta cũng không thể vận dụng rập khuôn kiểu ngày xưa của ông cha.

Với chính sách quốc phòng “ba không”, Việt Nam đã tỏ rõ thiện chí hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc bất chấp tất cả, Trung Quốc không muốn như vậy, cái họ muốn lớn hơn nhiều: nhìn thấy cái gì của chúng ta họ cũng muốn giằng lấy rồi la lên là của họ!

Có lẽ đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi để thoát ra khỏi cảnh ngang trái bức bách này và vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa Việt Nam-một kiểu xâm lấn mới rất thâm độc và nguy hiểm, nhưng đồng thời nó cũng là một cơ hội.

Việt Nam và Philipines kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Năm 1979, Trung Quốc tấn công xâm lược Việt Nam trên toàn bộ biên giới, Việt Nam đã xác định: Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp, là đối tượng tác chiến trực tiếp. Ngày nay, tình thế khác trước rất nhiều, thuận lợi hơn rất nhiều, thì Việt Nam nên chọn bạn mà chơi, chọn “anh em” để giúp nhau khi hoạn nạn mà không ngại chuyện “tế nhị” như trước đây nữa.

Với Nga, khi mối quan hệ Nga-Trung nồng ấm sẽ có sự tác động vào mối quan hệ Việt-Nga. Tuy nhiên, do bản chất mối quan hệ Nga-Trung giống như Liên Xô với Mỹ và Anh bắt tay nhau chống phát xít Đức, cho nên, chắc chắn mối quan hệ Việt Nam-Nga sẽ trở nên tin cậy hơn.

Với Nhật Bản, đây là cường quốc kinh tế, quân sự có vị trí địa lý gần Việt Nam nhất, có cùng với Việt Nam một kẻ thù chung, có tuyến hàng hải sống còn trên Biển Đông và không có một mâu thuẫn nào với Việt Nam về quyền lợi kinh tế, quân sự, ngoại giao và chính trị.

Chỉ cần biết rằng, Trung Quốc chưa bao giờ vượt qua được “lời nguyền Nhật Bản” và hết triều đại này đến triều đại khác từ cổ cho tới kim, Trung Quốc chưa bao giờ khuất phục được Việt Nam thì mới thấy sự thâm thù, cay cú của chủ nghĩa Đại Hán với 2 quốc gia Việt, Nhật.

Bởi vậy, hợp tác với Nhật Bản chống kẻ thù chung là thượng sách và may mắn là vấn đề này lại phụ thuộc chủ yếu vào Việt Nam.

Với Philippines, tuy là một quốc gia có tiềm lực quân sự yếu nhưng vị trí chiến lược của Philippines và Việt Nam đã biến tuyến hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương ngoài phải vượt qua eo biển Malacca còn buộc phải qua “eo biển” Cam Ranh-Subic.

Như vậy, hợp tác với Nhật Bản tạo ra cho Việt Nam về lực, với Philippines tạo ra cho Việt Nam về thế.

Sự thách thức ngặt nghèo, nguy hiểm luôn là điều kiện cho những quyết định táo bạo có tính lịch sử. “Thay đổi cách đánh” trong Điện Biên Phủ là minh chứng và “Thay đổi cách đánh” trong tình hình hiện nay thì có lẽ đã đến lúc Việt Nam phải quyết định.

Lê Ngọc Thống

16 nhận xét:

  1. Trung Quốc sử dụng tất cả các loại tàu như tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu tên lửa, tàu quân sự, tàu chấp pháp, tàu vận tải... với lực lượng đông đảo. Việt Nam chưa đưa các tàu quân sự trong khi Trung Quốc đã sử dụng lượng tàu lớn như thế, áp đảo vượt trội, chứng tỏ Trung Quốc đang rất sợ các lực lượng đấu tranh của Việt Nam", ông Thật nhấn mạnh. Theo Chuẩn đô đốc Thật, điểm yếu chí mạng của Trung Quốc là họ sợ Việt Nam, do đó họ buộc phải tăng cường các lực lượng bảo vệ. Hiện, Việt Nam chưa dùng đến vòi rồng, đặc công, người nhái, các tàu quân sự để ngăn cản.

    Trả lờiXóa
  2. Kyodo News ngày 22/5 đưa tin, Ngoại trưởng Nhật bản Fumio Kishida đang có kế hoạch thăm Việt Nam vào cuối tháng Sáu hoặc đầu tháng Bảy tới để thúc đẩy hợp tác song phương đảm bảo an ninh hàng hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông.

    Trong chuyến thăm này có khả năng 2 bên đồng ý tăng tốc độ tham vấn về việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam, nâng cao năng lực kiểm soát các vùng biển của Việt Nam trước sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

    Dự kiến Ngoại trưởng Fumio Kishida và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Mình dự kiến sẽ cùng khẳng định, hai nước không chấp nhận bất kỳ nỗ lực nào để thay đổi hiện trạng trên biển thông qua ép buộc hoặc đe dọa.

    Hai nhà lãnh đạo cũng có khả năng đồng ý tăng liên hệ với Philippines và các thành viên khác của ASEAN để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

    Nhật Bản và Việt Nam sẽ đồng ý đôn đốc các thành viên ASEAN và các cường quốc khu vực khác tham gia 1 diễn đàn an ninh dự kiến vào đầu tháng Tám tại Myanmar cùng hành động chống lại các động thái khiêu khích của Trung Quốc.

    Ông Kishida cũng đang cân nhắc sẽ đi thăm Campuchia trước hoặc sau chuyến công du dự kiến đến Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  3. Đéo nói nhiều, đây mới là thiết thực:http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/sggp.org.vn/Tang-Xuong-CQ-cho-bo-doi-Truong-Sa/13875544.epi

    Trả lờiXóa
  4. Em thì em khoái câu của thủ tướng Ng Tấn Dũng: Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ
    Bác Dũng nói: Đéo đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy Hòa bình viển vông, lệ thuộc.
    Thế mới hay.

    Trả lờiXóa
  5. trước cái vụ vô lại công khai của Tàu thì tình hình biển Đông cũng đã rắc rối lắm rồi, bao nhiêu nước quanh đấy đều cố muốn chiếm cho mình một miếng không thì sợ mình thua thiệt hay sao vậy, mà cái biển dù chia rõ đến từng tọa độ rồi nhưng vẫn bị coi là vùng đất hoang ai nhanh tay thì chiếm được vậy, rồi cứ ngồi bảo của mình mà chẳng thèm đếm xỉa gì đến danh dự cả, bây giờ thì thấy mấy nước kia im ắng lạ

    Trả lờiXóa
  6. Trung Quốc sẽ đơn độc một mình trên thế giới nếu không chịu rút giàn khoan 981

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam sẽ làm hết mọi cách để đấu tranh hòa bình. Nhưng nếu cần, Việt Nam cũng sẵn sàng có những ứng phó phù hợp

    Trả lờiXóa
  8. Nhật Bản và Philippin nhất định đứng bên Việt Nam chiến đấu giữ biển!!!

    Trả lờiXóa
  9. Thủ tướng NGuyễn Tấn Dũng đã tuyên bố: Không đổi chủ quyền đất nước lấy tình hữu nghị viển vông đâu nha!

    Trả lờiXóa
  10. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia nhưng Việt Nam không khơi mào đối đầu quân sự, trừ khi bắt buộc phải tự vệ - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định khi trả lời phỏng vấn hãng tin AP và Reuters.

    Trả lờiXóa
  11. Tất cả người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài đều đoàn kết chống Tàu. Thế giới cũng ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền.

    Trả lờiXóa
  12. Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình. Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam.

    Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói. Những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.

    Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.

    Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế."(Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng)

    Trả lờiXóa
  13. Việt Nam đã chuẩn bị cho cả những phương án xấu nhất.
    Muốn thắng lợi phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng

    Trả lờiXóa
  14. Đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thấy khí thế hừng hực như ngày nào. Cũng rất phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

    Trả lờiXóa
  15. Dù ai nói thế nào cũng không thể phủ nhận lòng yêu nước, trí thông minh, tinh thần bất khuất của người dân VN

    Trả lờiXóa
  16. Chúng ta sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ chủ quyền đất nước!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog