Chia sẻ

Tre Làng

TRUNG QUỐC ĐANG MUỐN TẠO RA MỘT CUỘC CHIẾN "NHỎ"

Mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc là tạo một cuộc chiến "nhỏ"

ĐÔNG BÌNH

(GDVN) - Trung Quốc đang chơi trò chơi tổng bằng không, muốn tiến hành một số cuộc chiến nhỏ mà Mỹ không đáng để tham gia, buộc các nước láng giềng liên kết với nhau.

Tháng 11 năm 2013, Trung Quốc đơn phương lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông, gây sóng gió cho khu vực

Tờ "The Financial Times" Anh ngày 28 tháng 5 đăng bài viết nhan đề "Trung Quốc 'ra tay trước' với Mỹ, Trung Quốc ngốc nghếch hay thông minh?" của tác giả David Pilling. Bài báo cho rằng, hành động làm láng giềng nổi giận của Bắc Kinh đã trở thành vấn đề chính sách ngoại giao gây tranh cãi.

Những ví dụ khẳng định Trung Quốc thật ngốc nghếch có rất nhiều, mấy tuần gần đây, Bắc Kinh đồng thời "khai chiến" với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản. Nói tóm lại, Trung Quốc hầu như do bức bách sự liên kết của láng giềng mà gặp sai lầm. Tất cả những dấu hiệu của “ngoại giao nụ cười” của Trung Quốc đã tắt.

Brad Glosserman, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ cho rằng, Bắc Kinh gây ra loại phiền phức này "khiến cho người ta khó hiểu". Ông đặt câu hỏi trên tạp chí "The National Interest" Mỹ rằng, Trung Quốc, nước đang đối mặt với rất nhiều vấn đề kinh tế và xã hội tiềm tàng, tại sao còn phải làm như vậy?

Giáo sư Hugh White, nhà nghiên cứu chiến lược Đại học quốc gia Australia lại có một quan điểm khác. Ông cho rằng, không nên ngạc nhiên về hành động của Trung Quốc. "Đây là trò chơi tổng bằng không, nếu Trung Quốc sở hữu nhiều quyền lực và sức ảnh hưởng hơn, Mỹ sẽ phải nhượng quyền" - ông nhận định.

Từ đầu tháng 5 năm 2014 đến nay, Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 cùng các loại tàu chiến, máy bay quân sự, tàu hải cảnh... tiến hành xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế. 

“Trung Quốc muốn gây ra một số cuộc chiến nhỏ”

Trò chơi này là không “đối đẳng”, giống như thực lực quân sự của hai nước, mặc dù không thể so sánh được với tàu sân bay Mỹ, nhưng Trung Quốc có thể dùng tên lửa để bắn chìm tàu sân bay. Để duy trì hiện trạng, Mỹ cần đề phòng nhất cử nhất động của Trung Quốc, trong khi đó Mỹ không làm được điểm này.

Trung Quốc chỉ cần gây ra một số cuộc chiến tranh nhỏ trong đó Mỹ không tham gia là được và Trung Quốc có thể giành “chiến thắng”. Ở đây, vạch ra một Khu nhận biết phòng không, ở kia hạ đặt một giàn khoan... Đương nhiên, ngài Barack Obama có thể vạch ra "giới hạn đỏ". Nhưng, chính điều ông ý thức được ở Syria là, đặt ra "ranh giới đỏ" cũng sẽ rất khó khăn.

Cho nên, Bắc Kinh đang từng bước tạo ra một “hiện thực mới” ở trên biển hoặc trên không. Trung Quốc thông qua mỗi một sự kiện như vậy để gây thách thức cho Mỹ. Có đáng đánh một trận vì một chiếc tàu cá của Việt Nam không? Không đáng. Vì một bãi cát của Philippines? Một hòn đảo nhỏ không người ở? - bài báo bình luận.

Nhìn vào ngắn hạn, loại sách lược này rất có thể buộc các nước láng giềng của Trung Quốc liên kết lại với nhau hoặc dựa nhiều hơn vào mặt trận do Mỹ lãnh đạo. Nhưng, nếu Trung Quốc đang thay đổi cảm nhận và hiện thực của khu vực này thì không quan trọng nữa.

Nghe nói, các nước ASEAN đang áp dụng lập trường thống nhất hơn. Nhưng, đến nay cũng chỉ nói mà thôi. Các nước ASEAN phân thành 2 "phe" - các nước Philippines, Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc và các nước không có tranh chấp với Trung Quốc như Thái Lan, Campuchia. Cho nên, các nước ASEAN thống nhất hành động hầu như rất xa xôi.
Trung Quốc đang chứng minh với láng giềng rằng, ngăn chặn sẽ không có hiệu quả, và đừng trông chờ vào Mỹ bảo vệ họ. Nếu Trung Quốc toại nguyện, các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ sẽ phải thừa nhận hiện trạng khó có thể tiếp tục. Đây là một chiến lược nguy hiểm, nhưng cũng là một chiến lược "khôn khéo".

Trên đây là toàn bộ nội dung bài báo dưới góc độ cá nhân tác giả, đáng để nghiên cứu suy ngẫm về Trung Quốc trong giai đoạn mới. Qua đó, cho thấy được bản chất thực của Trung Quốc như thế nào và các nước cần cảnh giác, đưa ra các chiến lược và biện pháp ứng phó phù hợp.

Trung Quốc đang tìm cách cưỡng đoạt bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), hiện do Philippines kiểm soát.


Trung Quốc ưu tiên triển khai vũ khí trang bị mới trên Biển Đông, thích tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá. Trong 11 tàu hộ vệ Type 056 hiện có của Hải quân Trung Quốc có 5 chiếc triển khai ở Biển Đông; cả 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 hiện có của Trung Quốc đều triển khai ở Biển Đông, các vùng biển khác không triển khai; các tàu chiến hiện đại khác đều được Trung Quốc ưu tiên triển khai ở Biển Đông như tàu khu trục Type 052C/052D, tàu hộ vệ Type 054A. Ngay khi mới lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã 2 lần đến Hạm đội Nam Hải thị sát và truyền "giấc mơ Trung Quốc" trên Biển Đông cho ngư dân đảo Hải Nam, Biển Đông trong mấy năm qua đã thực sự dậy sóng.

10 nhận xét:

  1. Việt Nam đang mưu cầu sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ. Nếu muốn dựa vào Hoa Kỳ để chống lại các đe dọa từ Trung Quốc, Việt Nam cần đạt được một mối quan hệ cao hơn là thứ quan hệ chiến lược được định nghĩa một cách mù mờ; hoặc là Việt Nam phải đưa thêm các nội dung thực chất vào trong mối quan hệ chiến lược ấy. Ðã đến lúc giới lãnh đạo Việt Nam phải nhìn nhận một thực tế là đồng hành ý thức hệ cùng với tình xã hội chủ nghĩa anh em chẳng ngăn được ý đồ của Trung Quốc muốn xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. Giới lãnh đạo Việt Nam phải nhìn nhận rằng mâu thuẫn quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như sự thất bại trong vai trò vùng đệm hiệu quả của khối ASEAN, đã và đang khiến cho cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Bắc Kinh và Washington tại Á Châu trở thành gần như không thể tránh khỏi.

    Trả lờiXóa
  2. Sau Chiến Tranh Lạnh, giới lãnh đạo Việt Nam chia ra làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng của nhóm thiểu số bao gồm những người có đầu óc cải cách, nghiêng về phương Tây. Nhóm đa số bao gồm những nhân vật thủ cựu, ủng hộ liên minh xã hội chủ nghĩa với Trung Quốc để bảo tồn chế độ. Nhu cầu thay đổi và hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu cũng như sự xâm lấn của Trung Quốc khiến Hà Nội đẻ ra một chính sách có tính thỏa hiệp. Việt Nam đang áp dụng tính thỏa hiệp ấy trong chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại cũng như trên con đường mưu cầu một quan hệ chiến lược với nhiều quốc gia khác nhau.

    Thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Ðông cùng với tinh thần chống Tàu ngày một lên cao của dân chúng và của giới đảng viên Ðảng Cộng Sản khiến cho khuynh hướng thân Trung Quốc mất thế đứng và tính chính danh. Vụ khủng hoảng giàn khoan khiến Hà Nội nhận thức được rằng chính sách dựa trên liên minh ý thức hệ và khúm núm đối với Trung Quốc, thay vì đứng thẳng lưng nhìn thẳng vào sự vi phạm của Trung Quốc, là không thể đứng vững. Trên báo chí cũng như trên Internet, đã và đang có một sự đồng thuận trong dư luận, kêu gọi chính sách Thoát Trung - ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc.

    Ngày 22 tháng 5, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố một cách rõ ràng, Việt Nam không bao giờ đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ để “lấy hữu nghị viển vông.” Lời tuyên bố của ông Dũng có thể cũng là lời nói thay cho toàn bộ giới lãnh đạo bắt đầu sáng mắt trước sự thảm bại của chính sách khúm núm trước Trung Quốc. Lời tuyên bố cũng có thể do áp lực của dư luận quần chúng và nhu cầu giải quyết trò chơi cân bằng cán cân quyền lực. Chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Minh cần được hiểu trong bối cảnh như vậy.

    Nếu ông Minh được cử đi sứ để chơi trò chơi nguy hiểm này, nếu muốn thành công, ông ta cần được sự ủng hộ trọn vẹn của một giới lãnh đạo đoàn kết chặt chẽ phía sau một mục đích và chiến lược rõ ràng. Ngoài điều này ra, chẳng còn gì có thể giúp vớt Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn hiện nay.

    (Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Hùng là giáo sư giảng dạy bộ môn Chính Trị và Bang Giao Quốc Tế, Ðại Học George Mason, Virginia, đồng thời là chuyên viên nghiên cứu tại trung tâm CSIS.)

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết dưới đây của Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên tác Anh Ngữ, đã được đăng trên trang nhà của CSIS - Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế, Washington D.C., ngày 30 tháng Năm, 2014. Người Việt chuyển ngữ và đăng lại dưới đây với sự đồng ý của tác giả.

    Hôm 21 tháng 5, 2014, ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, gọi điện thoại cho người đồng nhiệm Hoa Kỳ, John Kerry, thảo luận về cuộc khủng hoảng liên quan đến việc Trung Quốc đưa giàn khoan thăm dò dầu khí HD 981 vào quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, vào luôn bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ðây là lần đầu tiên một ngoại trưởng của Việt Nam gọi điện thoại trực tiếp cho người đồng nhiệm Hoa Kỳ; và hệ quả là ông Kerry mời ông Minh sang thăm Washington để “tham vấn toàn diện các vấn đề song phương và khu vực trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia.”

    Bên trong Việt Nam, người ta hy vọng chuyến viếng thăm của ông Minh có thể sẽ nâng cấp mối quan hệ song phương Việt-Mỹ từ “đối tác toàn diện” lên thành “đối tác chiến lược,” đồng thời củng cố vị trí Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là, một mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam giải quyết các quan ngại về an ninh ra sao?

    Trả lờiXóa
  4. Một mối quan hệ chiến lược có thể được xem là phương cách thúc đẩy tư thế của Việt Nam trên trường quốc tế và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như chủ quyền quốc gia. Mối quan hệ chiến lược cũng có thể được xem là sự mở rộng chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ ngoại giao của Việt Nam ngõ hầu tránh né không để bị rơi vào cuộc tranh chấp giữa các cường quốc. Giới lãnh đạo Việt Nam mong muốn thiết lập được mối quan hệ chiến lược với tất cả năm thành viên thường trực Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Việt Nam đã ký thỏa thuận “quan hệ chiến lược” với Anh và Pháp, “quan hệ chiến lược toàn diện” với Trung Quốc và Nga, nhưng chỉ mới đạt được “quan hệ toàn diện” với Hoa Kỳ từ tháng 7, 2013.

    Khái niệm “quan hệ chiến lược” của Việt Nam thiếu vắng những nội dung thực chất. Trên thực tế, quan hệ này bao gồm một số khái niệm hợp tác nhưng khi đi vào chi tiết thì lờ mờ. Tại buổi Hội Thảo Quốc Tế về Việt Nam Học tại Hà Nội hồi tháng 11, 2012, khái niệm quan hệ chiến lược được định nghĩa là bao gồm bốn nguyên tắc: Không gây hấn, không liên kết với một quốc gia để chống lại một quốc gia khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, và tin cậy nhau. Theo nghĩa này, quan hệ chiến lược chỉ là một chuỗi ràng buộc thụ động chứ không tích cực.

    Vụ khủng hoảng giàn khoan bộc lộ nhược điểm của quan hệ chiến lược; nó không giúp thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau cũng như không giúp bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Trong vụ này, sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam bị Trung Quốc, đối tác chiến lược toàn diện gần gũi nhất của Hà Nội, vi phạm. Ba thành viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam có quan hệ chiến lược, là Pháp, Anh và Nga, thì bày tỏ sự lãnh đạm. Cay đắng hơn nữa, một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, RIA-Novosti, còn đăng một bài báo so sánh Việt Nam với Ukraine, đồng thời chê trách các hành vi bạo động đối với công nhân Trung Quốc làm việc tại Việt Nam. Mỉa mai thay, sự ủng hộ mạnh mẽ nhất mà Việt Nam có được lại đến từ Hoa Kỳ, đối tác toàn diện chứ chưa phải chiến lược của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. Trung Quốc muốn tạo ra một cuộc chiến nhỏ trên biển với các quốc gia láng giềng nên buộc Mỹ sẽ khó tham gia vì nó không đáng nên như vậy các quốc gia như chúng ta phải biết liên kết lại với nhau để chống lại một thế lực Trung Quốc lớn mạnh hiện nay. Chúng ta nhỏ nhưng không yếu, nếu biết cách đoàn kết, đồng lòng thì không chỉ một quốc gia mà những quốc gia liên kết lại sẽ có một sức mạnh vô cùng to lớn đẩy lùi âm mưu của họ

    Trả lờiXóa
  6. Theo tôi, nếu nhận định rằng trung quốc đang muốn gây ra các cuộc chiến nhỏ, để tăng sự ảnh hưởng của mình, cũng như thách thức Mỹ, thì trung quốc cũng phải tính đến nước cờ rằng, sẽ có một hoặc một vài nước sẽ cầu viện đến sự tham gia của Mỹ, lúc này, Mỹ có thể chưa có cái cớ để gây chiến tranh, tuy nhiên, sẽ có cái cớ để đưa quân đến khu vực Châu Á Thái bình Dương này để dằn mặt trung quốc.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi cũng có phần đồng ý với ý kiến của tác giả. Trung quốc đang đi những nước cờ có sự tính toán kỹ lưỡng. Chấp nhận trước mắt chỉ gây ra những sự va chạm, tranh chấp nhỏ, tưởng chừng như có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao, nhưng mặt kia, trung quốc lại không hề chấp nhận hay thực hiện bất kì một chính sách ngoại giao nào hợp tinhg, hợp lý. Điều này khiến cho cả các nước láng giềng với chúng (trong đó có chúng ta), cũng như Mỹ bên kia, khó xác định đâu là ranh rới để quyết định một cuộc chiến

    Trả lờiXóa
  8. "Nhìn vào ngắn hạn, loại sách lược này rất có thể buộc các nước láng giềng của Trung Quốc liên kết lại với nhau hoặc dựa nhiều hơn vào mặt trận do Mỹ lãnh đạo" - biết là vậy, nhưng cũng phải nối thêm, khi trung quốc lại đang thực hiện sự ảnh hưởng, sự thân quen thậm chí cả sự khống chế đối với các nước không có tranh chấp trên biển. Cuối cùng nếu mà nói, thật khó để toàn khối có thể đoàn kết đánh lại một kẻ to lớn, để bảo vệ một lợi ích không phải của mình.

    Trả lờiXóa
  9. Trên lý thuyết thì là vậy, tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra một chút, hi vọng các quốc gia khác sẽ hiểu rằng, nếu hôm nay có thể chiếm chọn cả Biển Đông, thì ngày mai, chẳng có lý gì mà trung quốc không xông thằng vào nhà họ và bắt đầu những tuyên bố này nọ, mang tính hoang tưởng cũng không khác gì cái tuyên bố của họ hiện nay với Biển Đông. Nếu trung quốc có thể xé lẻ sự đoàn kết của khu vực, thì tất yếu, chúng sẽ có cả khu vực này, như chúng đã từng tuyên bố.

    Trả lờiXóa
  10. Chính quyền bắc kinh có lẽ đang đâm đầu vào bế tắc rồi.và chắc chắn rằng chúng sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng với những việc mà chúng đang làm thôi.nhìn vào thực lực quân sự của trung quốc không quá mạnh như nhiều người từng nghĩ,và đó chính là điểm yếu và chính quyền bắc kinh đang cố gắng che đậy,nhưng làm sao mà có thể che đậy được điều đó chứ,nếu như mà Bắc kinh không nghĩ lại và cũng không dừng lại thì có lẽ họ đã và đang sai lầm quá lớn rồi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog