Chia sẻ

Tre Làng

CẦN NGHIÊM TRỊ NHỮNG TÊN TỘI PHẠM NÀY

Khoai@

Sáng nay đọc báo thấy có bài: "Thanh niên tông thẳng xe máy vào đội tuần tra, 1 chiến sĩ công an tử vong", chợt nghĩ, dường như chúng ta đang thiếu công bằng trong đối xử với lực lượng công an. Dường như chúng ta đang đòi hỏi ở họ nhiều hơn là bảo vệ họ.

Có một thực tế là, những người thực thi công vụ bị những người vi phạm pháp luật chống đối ngày càng tăng, nhưng việc xử lý chưa triệt để, vì thế, hiện tượng này chưa được ngăn chặn. 

Trong cuộc chiến này vai trò của báo chí là rất lớn. Tuy nhiên, dường như họ chỉ tập trung vào việc phản ánh những hiện tượng tiêu cực của cảnh sát mà không mấy quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho lực lượng này. Trong khi đó, báo chí sẽ lên tiếng ngay lập tức khi một nhà báo bị xâm hại dù ở mức độ rất nhẹ. Nói như thế, người viết không có ý bênh vực lực lượng cảnh sát mà muốn đề cập đến sự công bằng. 

Tại sao một người dân, hay một nhà báo chỉ bị anh công an xã xưng hô mày tao là báo chí vào cuộc làm rùm beng, trong khi đó CSGT bị côn đồ chửi như cơm bữa thì lại im bặt? Liệu chúng ta có công bằng khi đòi hỏi CSGT phải lịch sự, trong khi bản thân chúng ta không khác đám đầu đường xó chợ?

Có vô số video quay cảnh các đối tượng vi phạm Luật giao thông đường bộ chửi bới một CSGT đưa lên mạng Internet. Nhưng những người quay và đưa lên mạng lại không phải là nhà báo. 

Cũng có vô số những sự việc những người vi phạm pháp luật lao thẳng xe máy, ô tô vào lực lượng công an, gây nên nhưng chấn thương cho lực lượng này, và có nhiều người đã hi sinh, nhưng báo chí chưa phản ánh thỏa đáng. Những sự việc tương tự diễn ra không phải là hiếm, và điều này đã đặt ra câu hỏi cho lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan hữu trách, đặc biệt là vai trò của báo chí:

1. Ai sẽ bảo vệ lực lượng CSGT khi họ bị xúc phạm nhân phẩm một cách thường xuyên liên tục?

2. Cần phải trang bị cho CSGT những gì để tránh những trường hợp cãi cùn khi vi phạm?

3. Phải giáo dục nhưng kẻ côn đồ kia như thế nào để xã hội có môi trường lành mạnh về văn hóa, ít nhất là văn hóa giao thông?

4. Báo chí sẽ phải có thái độ như thế nào khi phản ánh các hiện tượng trên?

Mời đọc bài trên báo Pháp Luật:

Bất chấp lệnh yêu cầu dừng xe để kiểm tra, 2 thanh niên đi xe máy đã tông thẳng vào đồng chí Nguyễn Văn Tí (sinh năm 1960, Công an xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, Nam Định). Do lực đâm mạnh đã khiến đồng chí Tí văng ra xa, đầu đập vào thành cầu, và đã bị tử vong tại bệnh viện.

Chủ tịch xã Hải Phúc, ông Phạm Đình Chiến cho biết: Ngày 30/6, đồng chí Nguyễn Văn Tí (SN 1960), cùng với một số đồng chí công an xã được điều động tăng cường với Công an huyện Hải Hậu trong công tác tuần tra đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã. 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATGT trên địa bàn. Đến khoảng 23h, ngày 30/6, tại địa điểm cầu Hòa Lãng (xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), thuộc quốc lộ 37B, tổ tuần tra phát hiện hai thanh niên đi xe máy đang lưu hành trên địa bàn không đội mũ bảo hiểm, có biểu hiện say rượu. 
Khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe, hai thanh niên đi xe máy đã rú ga tông thẳng vào đồng chí Nguyễn Văn Tí (SN 1960), Công an xã Hải Phúc, do lực đâm mạnh đã khiến đồng chí Tí văng xa khoảng 10m, đầu đập vào thành cầu Hòa Lãng. Khi bị trọng thương, tổ tuần tra đã đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu để cấp cứu. Đồng chí Tí, nhập viện trong tình trạng rất nặng, đùi, tay bị dập nát, gáy đập vào thành cầu. Mặc dù các bác sĩ đã kịp thời cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng đến ngày 1/7, đồng chí Tí đã bị mất.

Trưởng Công an xã Hải Phúc, ông Nguyễn Ngọc Thành chỉ cho chúng tôi hiện trường nơi xảy ra sự việc. 

Cơ quan Công an đã bắt hai đối tượng ngay tại chỗ. Người điều khiển là Vũ Văn Phong (SN 1992) trú tại xóm 3, xã Hải Hà, huyện Hải Hậu. Người ngồi sau là Trần Văn Hiển, trú tại xóm 11, xã Hải Phúc. 

Hiện, đã bàn giao hồ sơ cho Công an huyện Hải Hậu điều tra xác minh sự việc. Các cơ quan, đoàn thể cũng đã đến chia buồn với gia đình, và hỗ trợ gia đình lo mai táng cho đồng chí Tí.

Khi chúng tôi tìm đến gia đình đồng chí Nguyễn Văn Tí ở xóm 11, xã Hải Phúc không khí tang thương bao trùm cả căn nhà. Mắt đỏ hoe, vợ của đồng chí Tí, bà Nguyễn Thị Ngát (SN 1961) cho biết, khi nhận được thông báo đi làm đêm, ông đang cắm dở phích nước để pha gói mì tôm nhưng chưa kịp ăn ông đã chạy đi làm. Đến khi tôi về nhà ấm nước bị cháy tan, vẫn còn gói mì tôm.

Bà Ngát bị ốm đau thường xuyên, cứ 3 tháng phải đi lấy thuốc về uống. Điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. “Gia đình chỉ mong muốn pháp luật lấy công bằng cho chồng tôi”, bà Ngát bùi ngùi đau xót. 

Trưởng Công an xã Hải Phúc, ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết, anh Tí về làm công an xã được 20 năm, được tặng kỉ niệm chương của ngành. Đây là một người có năng lực chiến đấu chống tội phạm, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8 nhận xét:

  1. Chỉ có đạo đức mới giúp được csgt và các lãnh đạo ...còn vào tù.... em đang muốn lấy số....

    Trả lờiXóa
  2. Hãy nhìn lại thời gian qua, giới trẻ coi thường pháp luật, tội phạm ngày càng nhiều, đây là một trong những vấn đề hết sức nan giải, hậu quả của nó hết sức to lớn và có lẽ gây ra hậu quả như vậy lỗi là ở do giáo dục đang xuống cấp quá nghiêm trọng, một dân tộc mạnh làm sao được khi nền giáo dục đang xuống cấp như thế.

    Trả lờiXóa
  3. Giới trẻ bây giờ đạo đức đang xuống cấp cực kì nghiêm trọng, thế hệ 9x là thế hệ chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục xuống cấp, của sự hội nhập và phát triển, thế nên hệ lụy của nó quá rõ ràng, là cả một thế hệ bị ảnh hưởng

    Trả lờiXóa
  4. Phê phán người thanh niên kia, nhưng cũng cần phê phán những CSGT kia nữa, mình đã gặp rất nhiều trường hợp CSGT lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đê vòi vình, hòng đòi tiền đút lót của người tham gia giao thông, chẳng thế mà người ta rất ghét công an là phải thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Vừa rồi ở Thanh hóa có vụ thanh niên đánh cảnh sá giao thông, giờ đến vụ này nữa, càng ngày mọi chuyện càng trở nên tồi tệ, người dân bây giờ không còn tôn trọng công an như trước đây nữa, đó là do những chiến sĩ công an nhân dân đã đánh mất quá nhiều hình ảnh rồi.

    Trả lờiXóa
  6. Like mạnh Thớt! Ta luôn đòi hỏi CA bảo vệ người dân trong khi chưa tuyên truyền đầy đủ về việc cần ủng hộ và bảo vệ họ! Thưởng - phạt; khen - chê phải công bằng; trách nhiệm và quyền hạn phải đi đôi với nhau; đóng góp cho xã hội, nhất là bằng sương máu phải được tôn vinh! Đó là đạo lý ở đời!

    Trả lờiXóa
  7. CA cũng là con người. họ cũng có gia đình. Những lúc mọi người được vui chơi thử hỏi họ đang làm gi? mỗi tối mọi người chìm sâu trong giấc ngủ ngon thử hỏi ai đang phải thức trắng đêm trực gác? Ai hiểu được nỗi lòng của họ khi phải xa gia đình biền biệt đi làm nhiệm vụ?

    Trả lờiXóa
  8. Nhiệm vụ của CA ai hiểu thấu? có những lúc vì sao họ phải nói dối cả gia đình để đi làm nhiệm vụ? Những ngày lễ tết mọi người vui chơi còn vì sao họ phải đi trực gác? mọi người đi ra đường một lát cũng cảm thấy nắng nóng khó chịu hoặc cái lạnh cắt gia cắt thịt, ấy vậy mà những người làm cảnh sát giao thông phải đứng suốt cả buổi ngoài đường chịu cái nắng nóng hay như phải chịu cái lạnh thấu xương.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog