Chia sẻ

Tre Làng

THAM NHŨNG - ĐỪNG CÓ NGHĨ VỀ HƯU LÀ THOÁT

Nghỉ hưu như ông Trần Văn Truyền... nếu tham nhũng, không tha!

“Chống tham nhũng phải chống cả những người đã nghỉ, không còn chức vụ”, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ chia sẻ.

Theo tin từ AFP, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã bị truy tố vì tham nhũng, liên quan đến việc can thiệp trái pháp luật vào quá trình xét xử trong một trong các vụ án tham nhũng mà ông dính vào. Trong buổi tiếp xúc cử tri TP Hà Nội mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã trả lời chất vấn của cử tri về vấn đề tài sản của ông Trần Văn Truyền. Tổng Bí thư khẳng định, dù đã về hưu vẫn phải làm, vẫn phải kiểm điểm tại cơ quan thanh tra. Thái độ là không buông, không nhân nhượng, không cho qua.

Về vấn đề này ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng bày tỏ quan điểm: “Có những người đã nghỉ hưu nhưng vẫn lợi dụng các mối quan hệ để cài cắm con cháu vào các vị trí công vụ, thậm chí còn sử dụng chức vụ đã từng có để vụ lợi, tham nhũng. Chống tham nhũng phải chống cả những người đã nghỉ, không còn chức vụ nữa”.

Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Đừng nghĩ nghỉ hưu là “thoát”

Chống tham nhũng cả những người về hưu có phải là vấn đề mới thưa ông?

Tôi phải khẳng định trong phòng chống tham nhũng, nghỉ hưu không có nghĩa là đã hạ cánh an toàn, đã “thoát”. Kể cả khi chạy khỏi đất nước thì vẫn có lực lượng cảnh sát quốc tế bắt giữ. Không thể chạy trốn được nếu các lực lượng chuyên môn quyết tâm làm rõ, làm đến cùng. Việc cựu Tổng thống Pháp bị truy tố là một sự việc khá hi hữu, nhưng nó thể hiện rằng kể cả khi đã nghỉ hưu thì vẫn phải chịu trách nhiệm về những sai phạm. Dù chế độ chính trị của Việt Nam và Pháp khác nhau thì đó vẫn là nguyên tắc trong công cuộc phòng chống tham nhũng.

Vậy là ông đồng tình với quan điểm dù đã nghỉ hưu cũng phải truy tới cùng?

Đúng.

Ông đánh giá thế nào về trả lời của Tổng bí thư khi tiếp xúc cử tri?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rất đúng. Chống tham nhũng không có vùng cấm cho bất kỳ một ai cả, kể cả người cấp cao đương chức hay những người đã về hưu. Khi đã về hưu rồi mới phát hiện ra vi phạm lúc còn đương chức thì sử dụng luật hồi tố. Còn khi về hưu rồi mới vi phạm thì chính quyền địa phương, tổ chức Đảng địa phương xem xét. Ví dụ, với vụ việc của ông Trần Văn Truyền thì chi bộ, chính quyền địa phương phải có ý kiến. Chứ cái nhà nó to đùng như thế, làm sao bảo là không biết được.

Rõ ràng nếu làm tốt việc này sẽ hạn chế tình trạng có những người khi chuẩn bị về hưu thì cố gắng vơ vét thật nhiều để lúc nghỉ hưu hưởng thụ?

Đúng quá! Thế nên phải có những cơ chế từ trên xuống, dưới lên, trong ra, ngoài vào, làm sao để không ai dám tham nhũng. Cơ chế không có vùng cấm, đến như cựu Tổng thống Pháp còn bị truy tố, thì chắc chắn người đương chức sẽ ngại.

Người đương chức có dám dũng cảm?

Việc truy trách nhiệm với những người đã nghỉ hưu có khó lắm không?

Thực ra là dễ hơn việc truy trách nhiệm những người đương chức. Với tinh thần thượng tôn pháp luật, mọi người đều bình đẳng, nếu có sai phạm thì bất luận người đó ở vị trí nào, dù đương chức hay đã nghỉ rồi thì vẫn phải chịu trách nhiệm.

Trước đây hình như chúng ta còn xem nhẹ đối tượng những người đã nghỉ hưu trong phòng chống tham nhũng?
Đúng thế, chúng ta chưa quen và chưa nghĩ nhiều đến chuyện đó. Ta thường có tâm lý rằng “thôi thì ông ấy đã nghỉ rồi thì động làm gì đến nữa”. Nhưng thực tế tôi đã chứng kiến một số trường hợp khi về hưu rồi vẫn bị xử lý do những sai phạm gây ra lúc còn đương chức, dù chưa nhiều người bị xử lý. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn dù không vi phạm về tham nhũng nhưng để xảy ra những sai sót trong vụ Lã Thị Kim Oanh nên vẫn bị kiểm điểm, xem xét kỷ luật.

Nghĩa là chúng ta cũng đã xử lý một số trường hợp khá quyết liệt?

Đúng vậy, một số trường hợp đã bị xử lý nên việc chống tham nhũng đối với người đã nghỉ hưu không có gì mới. Vấn đề là những người đương chức có dũng cảm không, có nể nang né tranh hay không mà thôi. Còn các quy định, nguyên tắc đã có hết rồi.

Giả sử với cá nhân ông, bây giờ thanh tra phanh phui ra vụ việc ông tham nhũng, ông sẽ nghĩ sao?

Tôi nghỉ hưu đã lâu, chức vụ từng làm cũng va chạm nhiều. Nhưng tôi bình đẳng như tất cả các công dân khác trước pháp luật. Có tội thì phải chịu. Tôi mà có tội thì cớ gì tôi không nhận chứ. Vì nếu thế thật, mình có chối, có phủ nhận, thì sự thật nó vẫn cứ là sự thật kia mà (cười).
Điều hành ngầm

Ông giải thích thế nào về việc những người đã nghỉ hưu đồng nghĩa với không còn quyền lực nữa nhưng vẫn tham nhũng được?

Họ lợi dụng ảnh hưởng, uy tín của mình để làm lợi cho bản thân như can thiệp vào việc này việc khác của những người đương chức. Lợi dụng sự kính trọng của người đương chức để tham nhũng, ủng hộ tham nhũng, bảo vệ tham nhũng, đứng sau các vụ việc tham nhũng. Họ nhờ đưa con đưa cháu, đưa họ hàng không đủ tiêu chuẩn năng lực vào các vị trí công việc, thậm chí là đưa người không quen biết vào các cơ quan để ăn chia tiền “chạy”. Trong khi đó rất nhiều người tài giỏi thì phải đứng ngoài nhìn.

Theo ông được biết thì số người vẫn sử dụng quyền lực khi nghỉ hưu có nhiều không?

Thực ra cũng không có phép thống kê nào, chỉ biết rằng có hiện tượng đó, có những người như thế. Đâu đó có người dù không còn làm nhưng vẫn có thể điều hành bộ máy do khi còn đương chức, người đó đã cài cắm “chân tay”, con cháu họ hàng mình vào các vị trí quan trọng đó rồi. Tôi cũng không biết địa chỉ người cụ thể, chỉ nghe người này người kia nói như vậy thôi.

Rõ ràng quyền lực “điều hành ngầm” là không nhỏ, vậy làm sao để phát hiện ra họ?

Người dân bình thường còn biết thì làm sao thanh tra lại không biết được. Vấn đề là có xử lý hay không mà thôi.

Vậy theo ông một người đã nghỉ hưu thì nên làm gì để đóng góp cho thế hệ sau mà không mang tiếng là can thiệp vào công việc chung?

Thế nên quan điểm của tôi, người về hưu cũng phải giữ trọn bản thân, tu thân, tích đức và không can thiệp mang tính chất vụ lợi vào công việc của các đồng chí đương chức. Nhiều người đã nghỉ rồi nhưng vẫn đến cơ quan sinh hoạt cũng không được. Nghỉ rồi thì phải về địa phương. Còn “mũ ni che tai” cũng không được. Thờ ơ với mọi chuyện của cuộc sống, chỉ muốn yên ổn, ăn chơi, ngủ nghỉ dưỡng già là cũng không ổn. Dù có nghỉ hưu cũng phải là công dân tích cực theo điều kiện cho phép.

Theo ông có nên tập trung chống tham nhũng với những người về hưu?

Tôi nghĩ là không phải tập trung mũi nhọn vào những người về hưu mà là phải lưu tâm đến vấn đề này. Chống tham nhũng những người còn đương chức tốt thì đương nhiên tham nhũng từ những người về hưu cũng ít đi.

Xin cảm ơn ông!
"Thông thường thì người ta ngại động vào các cụ về hưu vì động vào các cụ là động vào thanh danh, nhưng nếu có sai phạm thì vẫn phải xử lý giống như mọi người đương chức khác. Người Việt Nam vốn coi trọng tình nghĩa, đạo lý, sự cống hiến của lớp người già... nhưng theo tôi đạo lý lớn nhất là phải sống đúng pháp luật, đúng với lương tâm của mình, bình đẳng trước Điều lệ Đảng" - ông Vũ Quốc Hùng.
Theo Tô Hội/kienthuc (thực hiện)

15 nhận xét:

  1. Vù Xáng Quây08:17 14/7/14

    Hỡi nhữn con bò xứ Lừa XHCN, bọn chúng lói thế có đúng khôn?

    Trả lờiXóa
  2. Le Thi Thu13:57 14/7/14

    Trong khi Đức giành phần thắng trước Argentina trong trận chung kết tại giải bóng đá thế giới World Cup tại Brazil, các con số thống kê cho thấy bên 'bội thu' thật sự tại lễ hội thể thao này chính là Trung Quốc.

    Dù cho không có đội bóng góp mặt tại sân cỏ ở Brazil, nhưng sự hiện diện của Trung Quốc lại có thể nhận thấy ở mọi nơi mọi chốn.

    Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đã thống kê bằng đồ họa các hạng mục, thiết bị, công nghệ và mặt hàng của Trung Quốc có mặt tại Brazil.

    Theo đó, trên sân cỏ, các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như trang phục hoặc dụng cụ thi đấu, thậm chí là trái bóng chính thức của các cầu thủ.

    Các chai nước dùng cho các cầu thủ hoặc ban huấn luyện do hãng của Trung Quốc sản xuất. Màn hình LED phát lại các pha quay chậm do hãng Shenzhen AOTO Electronics.

    Bản điện tử cập nhật bàn thắng được ghi ở một số sân vận động được sản xuất từ ba nhà máy khác nhau ở Thâm Quyến, Quảng Châu, và Trường Sa (Hồ Nam).

    Trung Quốc xây dựng 8 trong số các sân vận động cho World Cup tại Brazil. Tham gia việc xây dựng này có công ty máy móc kỹ thuật lớn nhất của Trung Quốc là Sany Group. Công ty này cũng cung cấp các cần cẩu để xây dựng cho 8 sân vận động của Brazil.

    Còn ở vòng ngoài sân bóng, sự hiện diện của các mặt hàng và thiết bị Trung Quốc càng rõ nét hơn, bắt đầu là với các loại máy quét an ninh đóng tại các cửa ra vào của sân vận động.

    Hơn 600 bộ thiết bị kiểm tra an ninh cho 9 trong số 12 sân vận động của World Cup do hãng Nuctech của Trung Quốc trang bị.

    27 bộ hệ thống quang điện trong các thiết bị chiếu sáng do hãng Yingli Green Energy Holding cung cấp.

    Việc xây dựng các hệ thống viễn thông 2G, 3G, 4G và cung cấp internet không dây do hãng Huawei đảm nhiệm.

    Hệ thống tàu điện tại Rio de Janeiro do công ty CNR Changchun Railway Vehicles sản xuất, còn thủy điện do Dongfang Electric Corporation bố trí.

    Ngoài ra, các xe buýt nhanh phục vụ đi lại của cổ động viên cũng do công ty của Trung Quốc lắp ráp.

    Riêng về quà lưu niệm thì không quốc gia nào vượt qua được Trung Quốc về mặt số lượng.

    Các mặt hàng lưu niệm chính thức của World Cup do hãng Wagon sản xuất, chiếm tới 80%. Công ty này sản xuất 8 triệu sản phẩm liên quan tới giải bóng đá năm nay.

    Linh vật chính thức của World Cup là Fuleco, bóng bay, bóng lưu niệm, đồ hóa trang, các loại kèn, khăn quàng, mũ, móc chìa khóa… đều có nguồn gốc Trung Quốc.

    Thậm chí, đội tuyển Italy có tới 2.000 vali kéo cũng sản xuất tại Thượng Hải.

    Trả lờiXóa
  3. Có một sự thật đáng buồn trong xã hội hiện này đó chính là tệ nạn tham nhũng ở nước ta nó xảy ra một cách đang báo động và đã đến lúc chúng ta cần phải có những sự nhìn nhận cũng như biện pháp để ngăn chặn tệ nạn này không để cho nó có thể gây ra những hệ lụy cho nhà nước. Nếu không làm được điều này thì có thể nói đây chính là nguyên nhận gây ra những sự kém phát triển cũng như những tư tưởng mất niềm tin vào chính quyền của nhân dân ta.

    Trả lờiXóa
  4. Tham nhũng cũng như là một căn bệnh hiểm nghèo và nó có thể đem lại cho xã hội của chúng ta những hệ lụy những tác hại vô cùng to lớn và nếu không có được những biện pháp hay sự nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này thì rất có thể chúng ta sẽ không bao giờ phát triển được cũng như sẽ không thể nào dành được sự tin tưởng của nhân dân. Thế nên đối với vấn đề này cần phải có sự nhìn nhận thật nghiêm túc để có những cách giải quyết đúng đắn hợp lí.

    Trả lờiXóa
  5. Tham nhũng nó cũng giống như bất kì căn bệnh nào nếu không chữa chạy kịp thời thì bệnh ngày càng nặng thêm và đến cuối cùng nó có thể trở thành bệnh dịch khi đó thì có thể nói hậu quả của nó là vô cùng to lớn. Thế nên nếu không có những sự nhìn nhận hay có những biện pháp hợp lí để giải quyết để ngăn chặn thì chắc chắn một điều rằng đất nước ta sẽ không bao giờ phát triển được cũng như không bao giờ có được sự ủng hộ tin tưởng của nhân dân.

    Trả lờiXóa
  6. Theo tôi, lý do tại sao nhiều người biết chỗ này, chỗ kia có tham nhũng, nhưng họ không muốn hoặc không dám tố cáo, vì cái thiệt thòi, mất mát nhiều hơn là cái được. Nôm na như câu dân gian hay nói là "đấu tranh, tránh đâu". Tôi đồng ý với quan điểm của tác giả, thiết nghĩ để khuyến khích người dân tham gia tố cáo những vụ tham nhũng thì trước tiên cần phải có cơ chế để đảm bảo an toàn cho họ, vì những người tố cáo tham nhũng đa phần là vì bức xúc khi thấy những sai trái chứ không hẳn họ nghĩ được lợi những gì khi tố cáo tham nhũng.

    Trả lờiXóa
  7. Qua những vụ việc tố cáo tham nhũng phát hiện từ trước tới nay chúng ta thấy rõ những người tố cáo hầu như xuất phát từ cái tâm muốn cho xã hội minh bạch và công bằng hơn. Cái gốc của vấn đề ở đây (theo cá nhân tôi) chúng ta nên xem xét lại cách tiếp nhận và xử lý thông tin thế nào để xây dựng được niềm tin cho những người đã và đang có ý định tố cáo tham nhũng. Vì trên thực tế có những vụ việc khi tố cáo thì người tố cáo nhận lại được sự kỳ thị, chia rẽ, trù dập, nghi ngờ... của mọi người. Thập chí có những vụ việc xử lý rất là khó hiểu và không có sự thông tin xử lý rõ ràng, đã dẫn đến sự sụt giảm ý chí đấu tranh trong việc tố cáo tham nhũng nhân dân. Cám ơn...

    Trả lờiXóa
  8. Sao không phòng tham nhũng từ trong trứng nước mà chỉ chống tham nhũng là giải quyết sự việc ở phần ngọn thế? Không hiểu nổi? Ví dụ cơ chế thầu dự án: không cho phép vượt quá x% giá trị trúng thầu--> loại bỏ việc thông đồng bỏ giá thấp để thắng sau đó xin trượt giá tăng giá làm thầu Cơ chế mua sắm: nếu mua tài sản có giá trị vượt y% vốn điều lệ, tổng tài sản hiện có hay doanh thu 3 năm liền kề thì cần có 2 tổ chức độc lập khảo sát và kiểm toán tính khả thi (vụ ụ nổi chẳng hạn)....

    Trả lờiXóa
  9. Mấu chốt chống tham nhũng hiệu quả theo tôi bây giờ bắt đầu từ xây dựng niềm tin trong dân. Khi dân tin tưởng việc làm cung cấp tin hay những việc khác mang lại cho xã hội một cuộc sống lành mạnh, tiến bộ thì không cần tiền họ cũng tự nguyện làm. Nhưng chúng ta hay nhìn vào cách xử lý chưa thoản đáng, thậm chí còn bưng bít thông tin chỉ vì giữ uy tín một cách không cần thiết làm nhụt ý chí là lòng tin của dân... Vậy thì tố cáo cũng như không. Tôi thấy nên tập trung xử nhanh, nghiêm túc, công khai và các quan chức cao mắc tội tham nhũng càng phải xử nặng và đừng ngần ngại ngay cả việc phải tử hình để làm gương.

    Trả lờiXóa
  10. Dân không thể báo chi tiết và chứng cứ cụ thể với nhà chức trách rằng ông A tham nhũng được. Bởi Luật trọng chứng mà! Nhưng Dân có thể đặt câu hỏi: Vì sao ông cán bộ A giàu thế? Ông cán bộ B lắm nhà, lắm đất, lắm tiền thế? Câu hỏi ấy của Dân ai trả lời đây? Bởi Luật cứ phải có đơn tố giác mới điều tra, còn không thì dù ông cán bộ có bao nhiêu cũng kệ. Chính đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để tham nhũng tồn tại. Nếu cán bộ chỉ ăn lương không, thử hỏi có nhiều tài sản thế không? Chuyện đơn giản thế mà sao không làm nhỉ???

    Trả lờiXóa
  11. Người dân nghe dư luận thì nhiều còn muốn chống tham nhũng thực sự thì phải có chứng cứ. Điều đó nhiều khi không dễ. Hoan nghênh những người chống tham nhũng với đầy đủ chứng cứ. Họ phải hy sinh rất nhiều (ví như vụ nhân bản xét nghiệm máu ở Hoài Đức, thầy Khoa ở Hà Tây cũ...). Đúng là không ai cầu lợi ở việc chống tham nhũng cả, chỉ với cái tâm muốn có sự công bằng và trong sạch hơn trong xã hội. "giữa đường thấy sự bất bằng...". Mong sao xã hội ta nhiều người dũng cảm và muốn làm việc nghĩa hơn.

    Trả lờiXóa
  12. Chuyen vo chong"nha nuoc"
    Chủ nợ đến đòi tiền " nha nuoc"
    Chủ nợ: chúng mày có trả tiền tao ko?
    "nha nuoc" noi: tiền tao chay cho con tao vao" nha nuoc" rui.
    Sau này con tao trả.
    Con nợ suy ngẫm: bố, mẹ no ko tra dược, con nó bán đất "nha nuoc " trả ah.
    (nha nuoc) co nhiều đất ma.
    "nha nuoc": thấy con nợ suy nghi???????
    (đố biết" nha nuoc" nói gì với con nợ??

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh00:23 18/7/14

    Xin hỏi thực sự có ai tin k nhỉ,mời giơ tay.

    Trả lờiXóa
  14. Ông vu quốc hùng ơi nếu mà làm như ông nói thì ông bị tru di cửu tộc cơ ông ạ . Ông hãy ngẫm lại lời tôi nói đi của tham nhũng ông đi ăn cướp ăn đến tám đời không hết . Đám con cháu , họ hàng xa gần nhà ông đang được ông nâng đỡ và tìm cho vị trí ngon lành đấy thôi . Ông và ông trọng nói mà mồm không biết ngượng . Nếu bây giờ ông nói xong mà ông bị cấm khẩu thì chắc chẳng bao giờ ông nói đúng không .

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog