Chia sẻ

Tre Làng

Thượng Viện Mỹ: TRUNG QUỐC LẬP TỨC PHẢI TRẢ BIỂN ĐÔNG VỀ NGUYÊN TRẠNG

Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã thông qua nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu TQ quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Nghị quyết S.RES.412 được một số thượng nghị sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; các thượng nghị sỹ John McCain, Robert Menendez, James Risch, Marco Rubio, Dianne Feinstein và John Cronyn.

Tàu cá ĐNa 90152 bị tàu TQ tấn công đâm chìm trên vùng biển VN. Ảnh: TTXVN

Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.

Nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của tuyến hàng hải qua Biển Đông, cho rằng việc gia tăng các hoạt động tuần tra và đưa ra các quy định đối với các vùng biển và không phận có tranh chấp ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ đối đầu.

Nghị quyết S.RES.412 liệt kê một loạt hành động của TQ vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Cụ thể, ngày 1/5 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương TQ (CNOOC), với sự tháp tùng của hơn 25 tàu, đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại lô 143, cách bờ biển VN 120 hải lý.

Sau đó, TQ điều động thêm hơn 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự, và sử dụng máy bay trực thăng, vòi rồng để ngăn chặn hoặc có những hành động đe dọa, nhiều lần cố tình đâm húc tàu của VN. TQ cũng thiết lập vùng bất khả xâm phạm xung quanh giàn khoan Hải Dương 981…

Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của TQ là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà TQ đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.

Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ TQ rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Liên quan đến căng thẳng ở biển Hoa Đông, nghị quyết S.RES.412 chỉ trích việc TQ đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển này từ ngày 23/11/2013, coi đây là hành động vi phạm công ước về hàng không dân dụng, gây căng thẳng quan hệ với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo TTXVN

22 nhận xét:

  1. Ngày 11/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ về Biển Đông.

    Trong tuyên bố được đưa ra khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc ngày 10/7, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết 412 khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: "Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương."

    Ông Bình cũng khẳng định: "Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực”./.

    Trả lờiXóa
  2. Việc Trung Quốc tuân thủ Nghị quyết của Thượng viện Mỹ để rút ngay giàn khoan trái phép khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông là khả năng hầu như không xảy ra.

    Phản ứng thường thấy của Trung Quốc là ra tuyên bố phản đối, dùng xảo ngữ để lật lọng và đưa ra các tuyên bố đầy ngạo mạn về chủ quyền Biển Đông, thậm chí còn cáo buộc ngược trở lại nơi đã ra bản nghị quyết. Phản ứng dịu hơn là Trung Quốc phớt lờ, làm ngơ trước nghị quyết trên.

    Trả lờiXóa
  3. Đến tối 11/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng chính thức nào trước việc Thượng viện Mỹ đã nhất trí 100% thông qua Nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5, thời điểm nước này di chuyển và hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

    Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ chính thức yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi Biển Đông.

    Trước đó, cuối tháng 6/2014, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc, phê phán các tàu Trung Quốc "dùng vũ lực" trong một số sự việc trên Biển Đông, nơi có các tuyên bố chủ quyền tranh chấp nhau. Nghị quyết này được đưa ra bởi 4 thượng nghị sĩ, dẫn đầu là ông Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ.

    Tuy nhiên, ngay sau đó, ngày 28/6, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố nghị quyết của thượng viện Mỹ về các hành động của Trung Quốc là "vô lý". Theo ông Hồng, tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết hòa bình thông qua đối thoại giữa "các bên có liên quan trực tiếp". "Chúng tôi hy vọng các nghị sĩ liên quan có thể làm gì đó khác hơn để ủng hộ hòa bình và ổn định khu vực. Những bên khác không có liên quan trực tiếp nên tôn trọng các nỗ lực của các bên liên quan trực tiếp nhằm giải quyết tranh chấp... thông qua đối thoại và biện pháp hòa bình", ông Hồng nói.

    Trả lờiXóa
  4. Đầu tháng 7, trong dịp sang thăm Việt Nam, Thiếu tướng Gari Her, Phó Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, cho biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi, ủng hộ Việt Nam đấu tranh với hành động sai trái của Trung Quốc bằng con đường hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

    Tuy nhiên, đáp trả lại yêu cầu của Mỹ, Trung Quốc không những không rút giàn khoan Hải dương 981 mà còn di chuyển các giàn khoan khác tới vùng biển Hoàng Sa khiến tình hình thêm căng thẳng.

    Trả lờiXóa
  5. Cuộc Đối thoại kinh tế - chiến lược thường niên giữa Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc sau 2 ngày hội đàm với nhiều bất đồng về cách giải quyết căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông, giữa lúc xuất hiện những cảnh báo từ Mỹ rằng, Trung Quốc có nguy cơ khơi mào cho xung đột khi tuyên bố chủ quyền với một vùng lãnh thổ rộng lớn.

    “Chúng tôi thực sự tin tưởng rằng tất cả các bên tuyên bố chủ quyền cần hành động một cách kiềm chế, và theo đuổi đường lối ngoại giao, hòa bình”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói. Trước đó Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố: “Trung Quốc quyết giữ vững quyền chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của mình. Trung Quốc hối thúc phía Mỹ có thái độ khách quan, chỉ bày tỏ lập trường và tôn trọng cam kết không đứng về phía nào”.

    Trả lờiXóa
  6. Tóm tắt 4 điểm của Nghị quyết

    Thứ nhất, lên án các hành động sử dụng vũ lực cản trở tự do hàng không ở không phận quốc tế và làm thay đổi nguyên trạng hoặc gây bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Thứ hai, hối thúc Trung Quốc kềm chế trong việc triển khai vùng định dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông và các khu vực khác tại châu Á-Thái Bình Dương.

    Thứ ba, khen ngợi Nhật Bản và Hàn Quốc vì sự kềm chế của họ.

    Thứ tư, kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng trên biển gắn với giàn khoan này khỏi các vị trí hiện tại, kềm chế trong việc có các hành động phiêu lưu trên biển trái với Công ước về các quy định ngăn chặn va chạm trên biển, và trả biển Đông lại nguyên trạng như trước ngày 1/5/2014.

    Trả lờiXóa
  7. Mẽo cũng n ói phét nói lác thui. Chờ đấy mấy con lừa

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh03:22 12/7/14

    vay lao ma. cung cho day

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh12:23 12/7/14

    Boong20:34 Ngày 01 tháng 07 năm 2014

    TÂM SỰ TỨ PHỞN!

    Tiên sư bố tầu khựa,
    Đánh mẹ nó cho rồi,
    "Bao người" mong ngóng mãi,
    Cứ ngập ngừng mãi thôi.

    Tiên sư bố tầu khựa,
    Đã "lập đàn" cầu chơi,
    Mà sao mãi chẳng thấy,
    Máu chảy và đầu rơi.

    Làm các bố hút hơi,
    Chờ hoài rồi ngóng mãi,
    Làm mẹ mày phát rồ,
    Hết kinh rồi chờ mãi..

    Tiên sư bố tầu khựa,
    Đánh mẹ nó cho rồi.
    Sáng mai ta nếu chết,
    Cứ đánh tối nay thôi.

    Trả lờiXóa
  10. 'Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết của Thượng viện Mỹ về Biển Đông.'
    Đọc tựa bài các báo đưa lên mà cười ra...nước mắt.
    Biển VN bị giặc Tầu đưa giàn khoan cắm vào lãnh hải VN thuộc đặc quyền kinh tế 200 hải lý (x1,852Km) theo Luật Biển QT 1982. Vậy mà Việt Nam phải chờ đến khi Thượng viện Mỹ ra Nghị quyết về Biển Đông để hoan nghênh. Do là trước đó Quốc hội Việt Nam chỉ có một Đại Biểu Trương Trọng Nghĩa tha thiết đề nghị QH ra Nghị quyết Phản đối TQ đặt giàn khoan xâm lấn biển Đông, còn thì 499 ngài 'Dạ' biểu im thin thít 'như ăn mít cả hột' bị nghẹn họng. Lãnh đạo sáng suốt, Thiên tài đảng ta thì đang vận dụng nền ngoại giao rất tân tiến, được cho là khôn khéo nhất thế giới - 'Ngoại Giao Đầu Gối' - để đối phó với 'Ngoại Giao Pháo Hạm' mà vào đầu T.kỷ 20, TQ bị Lục Quốc Âu Châu áp dụng để chiếm đóng và chia Bắc Kinh ra thành nhiều Tô giới của các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Bồ Đào Nha, có treo bảng 'Cấm chó và người TQ vào'. Và nay thì nhiều vùng trên đất nước VN cho Tầu vào khai thác dài hạn được làm hàng rào cấm cửa người VN vào, chỉ thiếu chữ 'chó' thôi! Vì bọn chó Bắc Kinh đang được chủ Tầu o bế, cho ăn để quên sủa! Còn chó ta thì sủa hùa vu vơ, tránh xa ra sợ bị đánh.
    ...'DẠ' BIỂU QUỐC HỘI
    Quốc hội Việt Nam, ngỡ của ai !
    Năm trăm 'Dạ' biểu - lũ nô tài.
    Giàn khoan lấn biển - một người chống,
    Tham nhũng tràn lan - chẳng kẻ bài.
    Quyết chuyện lợi dân - giơ cổ lắc,
    Duyệt điều ích nước - cố dằn dai.
    Giữ dưa thì có đâu nhân cách,
    Đảng đã quyết rồi, thảy cụp tai.

    Trả lờiXóa
  11. sao vẫn luẩn quẩn trong cái vòng mặt lạ anh hùng của Mỹ thế nhỉ, nghị quyết S.RES.412 mới chỉ là chỉ trích việc TQ đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển này. vậy là nếu TQ kệ thì sao, đó Mỹ dám làm gì nặng tay như đối với mấy nước nhỏ đấy, ai mà cứ huyễn hoặc mình vào hành động này của Mỹ thì chỉ nhận được thất vọng mà thôi

    Trả lờiXóa
  12. Mỹ hay quốc gia nào có quyền lợi kinh tế bị ảnh hưởng đều lên tiếng phản đối Trung Quốc trong các vấn đề liên quan biển Đông.

    Trả lờiXóa
  13. Thực ra Mỹ không phải là bênh vực Việt Nam đâu, vì quyền lợi cả. Trung Quốc nổi lên ngang tàng như thế thì Mỹ phải ra tay để thị uy.

    Trả lờiXóa
  14. Thằng Trung Quốc ngang ngược quá, nước nào chả ghét. Dư luận quốc tế phản đối Trung Quốc gay gắt từ trước, giờ Mỹ thể hiện thái độ kiên quyết hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  15. Bây giờ mà Mỹ không ra tay trấn áp Trung Quốc thì mất mất cái uy của nước lớn. Rồi chuyện sẽ phải lệ thuộc vào Trung Quốc nếu nó độc chiếm biển Đông...

    Trả lờiXóa
  16. Mỹ không đè được Tàu vụ này thì Tàu khựa nó coi ra cứt.

    Trả lờiXóa
  17. Đây là tình huống có lợi cho Việt Nam, nhưng đừng vì thế mà ảo tưởng về Mỹ. Hãy cẩn thận!

    Trả lờiXóa
  18. Vì quyền lợi chính trị và kinh tế bị ảnh hưởng nên Mỹ mới thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc trả lại nguyên trạng biển Đông như trước 1/5/2014. Nếu chỉ vì quyền lợi chủ quyền của Việt Nam thì Mỹ cũng kệ, không can thiệp.

    Trả lờiXóa
  19. Nghị quyết của Thượng viện Mỹ xuất phát từ nhiều vấn đề, không phải với mục đích bảo vệ chủ quyền Việt Nam, nhưng thái độ kiên quyết của Mỹ sẽ tạo bối cảnh thuận lợi cho Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  20. Tầm quan trọng sống còn của tuyến hàng hải qua Biển Đông là lý do chính mà các nước đều quan ngại và yêu cầu Trung Quốc giải quyết vấn đề bằng phương pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.

    Trả lờiXóa
  21. Mỹ không cho không ai cái gì, không tự nhiên họ phản ứng như thế.
    Ở đây, vị thế chính trị của Mỹ đang có nguy cơ đi xuống nên Mỹ thể hiện vai trò nước lớn.

    Trả lờiXóa
  22. Đúng là rất cần sự can thiệp, ủng hộ của các nước trên thế giới về vấn đề biển đông, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên chúng ta cần sự ủng hộ bằng hành động, có tính thực tiễn hơn chứ không phải chỉ là những khẩu hiệu xuông, nói cho oai rồi để đấy.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog