Chia sẻ

Tre Làng

CAO HỌC - ĐẮNG LÒNG!

LâmTrực@

Đọc bài "Nộp 1 tỉ đồng 'chống trượt' thi cao học" đăng trên trang Một Thế Giới mà thấy buồn vô cùng. 

Tôi biết vụ việc này từ lâu nhờ công của báo chí, và vẫn âm thầm theo dõi cho đến khi có kết luận chính thức của Sở GD-ĐT Thanh Hóa.

Được biết, tình trạng này diễn ra không chỉ có ở Thanh Hóa, và không chỉ ở kỳ thi cao học, mà nó còn diễn ra ở mọi kỳ thi hệ Tại chức, Liên thông.

Đó là sự thật đắng lòng!

Theo kết luận của Sở GD-ĐT Thanh Hóa thì có tới 40 học viên là cán bộ các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, kinh doanh tự do của tỉnh cùng nộp tiền “chống trượt” khi thi đầu vào cao học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên với số tiền lên tới 1,08 tỉ đồng.

Theo đó, việc tổ chức ôn thi cao học quản lý kinh tế do ba cán bộ phòng quản lý đào tạo của trung tâm là ông Bùi Sỹ Hồng – trưởng phòng, ông Lê Trọng Sơn – phó trưởng phòng, bà Lê Thị Liên – nhân viên – tổ chức móc nối, nhận, giữ số tiền 1,08 tỉ đồng của 40 học viên nhằm giúp học viên đạt kết quả cao trong kỳ thi cao học.

Để đạt kết quả cao trong kỳ thi, các học viên nhờ ông Hồng, ông Sơn tìm người giúp đỡ. Ông Sơn trao đổi với bà Liên tìm người. Việc thu mỗi học viên 27 triệu đồng được sự thống nhất của các học viên, có sự đồng ý, chứng kiến của ông Hồng, ông Sơn (tổng số tiền 1,08 tỉ đồng). Ngày 16.8.2013, ba cán bộ trên hẹn một số học viên ra Hà Nội tìm người giúp đỡ nhưng không thành, số tiền trên bà Liên giữ lại. Từ khi nhận, giữ tiền (ngày 16.8 đến 14.9.2013, trước khi thi) bà Liên không liên hệ được người giúp nhưng không trả lại tiền cho học viên trước khi thi.

Khi có kết quả thi, chỉ có 7/40 người đậu. Sau đó, các học viên kéo đến trung tâm yêu cầu ba cán bộ phòng quản lý đào tạo trả lại tiền. Ông Hồng chỉ đạo ông Sơn, bà Liên trả lại tiền cho 40 học viên qua 2 đợt: đợt một vào ngày 23.10.2013 cho 31 học viên có tổng điểm thi của ba môn dưới 11 điểm, đợt hai vào ngày 5.11.2013 cho 9 học viên còn lại, trong đó có 7 học viên trúng tuyển.

Kết luận thanh tra của Sở GD-ĐT Thanh Hóa khẳng định việc ba cán bộ trên tổ chức móc nối, nhận và giữ số tiền 1,08 tỉ đồng của 40 học viên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Trao đổi với báo chí trong cuộc họp báo gần đây, ông Vương Văn Kiệt – phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa – khẳng định: “Căn cứ vào kết luận thanh tra, báo cáo của Sở GD-ĐT, lãnh đạo tỉnh vừa chỉ đạo ngành chức năng xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân, tập thể có sai phạm. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị, cơ quan có cán bộ là học viên tham gia nộp tiền “chống trượt” tiến hành kiểm điểm, xử lý nghiêm cán bộ của mình”.

Ngày 13.8 ông Đào Phan Thắng – giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa – cho biết thực hiện công văn của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa về việc phối hợp cung cấp tài liệu xác minh liên quan, trung tâm vừa có công văn gửi Công an tỉnh. 

Đại tá Trần Văn Thực – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn báo chí của Công an tỉnh Thanh Hóa – cho biết hiện nay Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh đang thụ lý vụ việc, chưa có báo cáo kết luận cụ thể.

10 nhận xét:

  1. Liên quan đến vụ việc 40 học viên nộp tiền “chống trượt” trong kỳ thi cao học ngành Quản lý kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2013, phía Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệu tập hai cán bộ của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (TTGDTX) liên quan để điều tra, làm rõ vụ việc.

    Như báo Giáo dục và Thời đại đã đưa tin: Việc tổ chức ôn thi Cao học ngành Quản lý kinh tế tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa do các ông Bùi Sỹ Hồng- Trưởng phòng QLĐT, Lê Trọng Sơn – Phó trưởng phòng QLĐT, bà Lê Thị Liên (phòng QLĐT) cùng học viên tổ chức tự ôn thi, không báo cáo lãnh đạo TTGDTX về chương trình, kế hoạch thực hiện; nhận, giữ tiền “chống trượt” của 40 học viên với số tiền 1,08 tỷ đồng.

    Ngày 6/8/2014, Cơ quan An ninh Điều tra (Công an tỉnh Thanh Hóa) có văn bản gửi giám đốc TTGDTX về việc: Cơ quan An ninh Điều tra đang xác minh vụ việc liên quan đến lớp 40 học viên ôn thi cao học tại TTGDTX theo phiếu chuyển tin báo của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

    Để phục vụ quá trình xác minh, Cơ quan An ninh Điều tra đã đề nghị phía TTGDTX phối hợp làm việc và cung cấp thông tin, tài liệu bằng văn bản liên quan.

    Quá trình xác minh giải quyết vụ việc này Cơ quan An ninh Điều tra tiến hành triệu tập các ông Bùi Sỹ Hồng, Lê Trọng Sơn và bà Lê Thị Liên và những người liên quan.

    Theo đó, ông Lê Trọng Sơn đã được triệu tập về Cơ quan An ninh Điều tra để làm việc từ ngày 8/8 đến 11/8. Ngày 12/8, Cơ quan An ninh Điều tra có giấy triệu tập bà Lê Thị Liên làm việc với cơ quan này vào ngày 14/8.

    Trả lờiXóa
  2. Thực trạng về tình hình cao học hiện nay được phản ánh chân thực qua bài viết đã khiến tôi khá thất vọng về những cán bộ ngành đạo tạo. Cao học là phải dành cho những người có học thức, có cố gắng bỏ công ra nghiên cứu. Đằng này cứ đóng tiền để chống trượt là sao

    Trả lờiXóa
  3. Sự việc này hết sức là bê bối. Ngành giáo dục sẽ giải quyết việc này như thế nào đây? Khi mà lâu nay tình trạng giáo sư tiến sĩ "giấy" vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đây lại là một lỗ hổng nữa của ngành. Đất nước đang trên đà phát triển, sẽ cần lắm những người có đức có tài phục vụ cho sự nghiệp ấy, nhưng với thực trạng đào tạo hệ cao học như thế này thử hỏi tương lai sẽ ra sao? Cấp thiết ngành giáo dục phải trấn chỉnh lại ngay!

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh06:52 15/8/14

    Chú Đàn học cao học Tây dỏm, chú Ngọc cũng TS Nam Thái Bình Dương, anh Kiên thì chi đậm nhất cho Neu lấy bằng TS đều thượng chức...Đó là những tầm gương cho thế hệ sau gian lân thi cử.

    Trả lờiXóa
  5. Lê Khuỳnh10:21 15/8/14

    Vụ việc nầy gần như ... "nhà dột từ nóc". Bằng giả, học giả nếu phân phui ra chắc to chuyện đấy.

    Trả lờiXóa
  6. Cần điều tra làm rõ, xử lý đúng ng đúng tội để cho những người sau theo không để xảy ra những tình trạng như thế này nữa, tránh tình trạng thạc sỹ "giấy" thì cứ thăng còn thạc sỹ thực sự lại thất nghiệp

    Trả lờiXóa
  7. đắng long cái gì cơ chứ, mua bán cái gì trong giáo dục bây giờ đều có lợi cả 2 bên cả, cả đôi bên đều đồng ý và thỏa thuận trót lọt thì đều vui vẻ cả, thế thì đắng lòng ai chứ, một bên thì lười học, thi cử không muốn trượt thì chịu bỏ tiền, một bên thì không chê tiền, không ai giám sát được thì sẽ có thôi, chẳng trách được ai, trách là trách nước ta chưa hoàn thiện được luôn nền giáo dục mà thôi

    Trả lờiXóa
  8. giáo dục thì đa số người dân nhìn vào đều trông mong một sự công bằng cả, giống như thời xưa thì cử làm trạng nguyên ai chẳng mong một trạng nguyên thật sự tài giỏi đi lên từ nghèo khó, công bằng không chỉ dựa vào chính quyền mà còn phải cần thiết trong cách suy nghĩ của người dân, họ đứng ngoài thì nghĩ sao mà tử tế, sao lúc cần kíp lại hay dùng đến đồng tiền vậy, cứ nghĩ thế là làm theo đám đông sao

    Trả lờiXóa
  9. Thực trạng ở ngành giáo dục của Việt Nam vẫn còn tồn tại vô cùng nhiều vấn đề tiêu cực. Theo tôi, phải phạt thật nặng những kẻ vi phạm về ngành giáo dục được đề cập ở bài viết. Vì giáo dục là cần phải thật nhất, vì nó liên quan đến năng lực, chính năng lực đó là những thứ góp phần phát triển cho đất nước lớn mạnh. Đằng này giáo dục còn giả thì làm ăn được gì

    Trả lờiXóa
  10. có cầu ắt sẽ có cung, nhưng để mua bằng cấp với những thứ kiến thức giả tạo thật nguy hiểm

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog