Chia sẻ

Tre Làng

PHẠM CHÍ DŨNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA BỘ CÔNG AN

Khoai@

Trên Blog của mình, Phạm Chí Dũng (PCD) vừa có bài viết về khoản 2 điều 25 Dự luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự với cái tựa rất lưu manh, nhưng lại thỏa mãn cơn khát xỉ vả chế độ của những kẻ chống phá nhà nước Việt Nam. 

Các bạn có thể đọc tại đây.

Bài không rõ là chê trách, hay mượn danh "tự do ngôn luận" dưới vỏ bọc góp ý để xỉ vả cơ quan công quyền mà thực chất là nhằm thẳng vào ngành công an.

Trước hết cần phải nói rằng, với tư cách là một công dân, việc góp ý cho nhà nước xây dựng luật là một việc làm đáng hoan nghênh và rất nên làm. Thực tế, rất nhiều người có hiểu biết chuyên môn và cả những người mặc dù không có chuyên môn song vẫn tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật. Những đóng góp đó dù có được tiếp thu hay không cũng là điều trân quý.

Điều đáng bàn là người đóng góp ý kiến đó có tinh thần xây dựng hay không? 

Sở dĩ phải đặt vấn đề như vậy là để phân biệt tấm lòng của những người ngay thẳng với tâm địa của những kẻ lợi dụng sự đóng góp đó để chống nhà nước, chống chính quyền và đi ngược lại lợi ích dân tộc.

Đọc bài viết mang màu sắc "góp ý" của PCD mang tựa: "Tăng Quyền Nhục Hình Cho Công An?" trên Blog của y, không thể không lên tiếng.

Trước tiên là cách đặt  tên bài viết. Ở đây, Dũng hoàn toàn có thể đặt tên bài viết đàng hoàng như một người được giáo dục tử tế. Nhưng PCD đã không làm thế. Đọc tiêu đề bài viết, người ta thấy ý đồ của Dũng là mượn danh góp ý để chĩa mũi dùi vào ngành công an, và bằng việc chê bai dè bỉu từ đại biểu quốc hội tới ngành công an để đả phá chế độ. Nếu PCD thực tâm đóng góp, chắc chắn cách đặt vấn đề sẽ khác, bởi lẽ chuyện "nhục hình" không có liên quan gì với việc Bộ công an đề xuất như trên. Vậy tại sao lại phải đưa cụm từ nhục hình gắn với công an? Rõ ràng, ở đây PCD đang cố tình hướng lái người đọc vào cách hiểu tiêu cực về công an. 

Vì sao PCD phải làm như thế có lẽ nhiều người không lạ. Trước hết và chủ yếu, ông ta đã từng có những hoạt động mờ ám và đã từng bị câu lưu, vì thế việc thâm thù với cơ quan công an là dễ hiểu. Thứ nữa, tham gia các hoạt động theo đơn đặt hàng của những kẻ chống phá chế độ mà không có sản phẩm thì thử hỏi, ông lấy gì vả vào mồm?

Trong bài viết của mình, PCD có ý nói rằng các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia pháp luật của ta "chưa đến nỗi hoàn toàn vô cảm". Dụng ý của Dũng là gì chắc không cần nói ra, và ý dè bỉu, khinh miệt cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Công an được PCD thể hiện khi để từ "sáng tạo" trong ngoặc kép.

Riêng về nội dung, vì đây mới chỉ là dự thảo còn đang trong giai đoạn tiếp thu ý kiến góp ý của người dân nên người viết không bàn đến. Chỉ xin nói riêng về kết luận như đúng rồi của Dũng: "công an xã, phường còn được tăng quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu". Khi kết luận, Dũng đã hồ đồ không phân biệt được cơ quan điều tra chuyên trách với các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra trong quan hệ phối hợp. Nói cho rõ thêm, công an xã, phường...không phải là cơ quan điều tra chuyên trách, và chỉ được tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ theo yêu cầu của cơ quan điều tra chuyên trách. Nói như vậy để thấy, những công việc đòi hỏi chuyên môn sâu thì lực lượng công an xã, phường...không thể đảm trách.

Vì thế, nếu nói cả nước là cơ quan điều tra là không đúng. Nói như thế là không phân biệt được cơ quan điều tra và các hoạt động điều tra. Chúng ta nên hiểu là hoạt động điều tra sẽ diễn ra ở mọi nơi, kể cả những nơi mà cơ quan điều tra chuyên trách chưa thể có mặt ngay được do các lý do về địa lý.

Nói về "Tản quyền hóa và nạn "tự tử" trong bài, Dũng viết; "Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng đột biến trong những năm gần đây trên khắp các vùng đất nước chắc chắn là một trong những nguồn cơn chính yếu để Bộ Công an và sở công an các tỉnh thành tìm cách “tản quyền”.

Cần phải nói ngay, đây không phải là sự "tản quyền" như Dũng phát biểu, mà đơn giản là sự sẻ chia trách nhiệm, và hoàn toàn không có cơ quan công an ở cấp nào chối bỏ, hay đùn đẩy trách nhiệm ở đây cả.


Về lý việc giao thêm trách nhiệm cho lực lượng công an xã, phường... không xuất phát từ lý do tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng như PCD phát biểu. Căn nguyên như đã nói ở trên chính là để huy động được sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là ở những lĩnh vực có tính chất đặc thù, những địa bàn, khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo mà khi vụ án hình sự xảy ra cơ quan điều tra (chuyên trách) chưa thể tiếp cận ngay được. Làm được điều này sẽ giải quyết được yếu tố tội phạm phát sinh, bởi thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng trong điều tra hình sự. 

Tất nhiên, công bằng mà nói, chúng ta hoàn toàn có quyền lo ngại về trình độ của lực lượng công an xã, phường như hiện nay. 

Trong bài viết, đề cập đến cái chết của anh Ngô Thanh Kiều, PCD đã sử dụng thủ pháp quy chụp, lấy cái cụ thể để nói cái toàn thể. Cách viết và tâm ý đó là thiếu công bằng. Đồng ý là chúng ta cần đấu tranh để ngăn chặn không để các vụ việc tương tự xảy ra, song sự việc đó dứt khoát không phải là cái phổ biển mà chỉ là trường hợp cá biệt. Cách nhìn của PCD là chỉ thấy mặt xấu và như một người có mắt không tròng, anh ta không thấy được những cái tốt, cái đẹp mà lực lượng công an đã làm được. Nếu so sánh 15 cái chết oan ức với hàng triệu vụ án mà lực lượng công an đã khám phá thành công thì có thể thấy, chuyện đâu đó làm sai, lạm quyền, gây hậu quả tác hại là có, nhưng tỷ lệ vô cùng thấp.

PCD không viết, thì ai cũng phải thừa nhận hiện tượng lực lượng công an xã, phường... thiếu đào tạo bài bản nên dẫn đến lạm quyền và nhục hình là đáng báo động và đó là sự thật đau lòng. 

Tất nhiên, không có chuyên môn, hoặc chuyên môn kém dẫn đến làm sai là điều khó tránh khỏi. Cũng như PCD là Tiến sĩ kinh tế, nhưng lại lấn sân làm zân chủ, nhân quyền, và thậm chí làm cả luật nữa thì sai lầm cũng là điều dễ hiểu.

Vấn đề nằm ở chỗ, thực chất PCD không góp ý để cải thiện pháp luật cũng như trình độ của lực lượng công an xã phường, mà cái chính là mượn việc góp ý đó để tô đậm những hạn chế, khiếm khuyết của một số công an viên và từ đó, gieo rắc ấn tượng xấu về công an Việt Nam. 

Trong bài viết của mình, PCD viết: "Hệ lụy quá bất tương xứng như thế đã dẫn tới hậu quả một số công an viên và dân phòng ấu trĩ về kinh nghiệm đến mức không thuần thục ngay cả thủ đoạn…đánh người", thể hiện ác cảm và tâm địa đen tối của PCD trong khi mô tả về cơ quan công an. Công bằng mà nói, cũng như những ngành nghề khác, trong công an cũng có những kẻ thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức vụ và quyền hạn để trục lợi hoặc có hành vi nhục hình với các bị can. Điều này đang là nỗi lo của xã hội và nó đang được cải thiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, cách diễn đạt tiêu cực của PCD làm cho người đọc hiểu rằng, trong quá trình tác nghiệp, công an sẽ làm những việc bẩn thỉu như thế.

Ở một đoạn khác, PCD cho rằng có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp trong nội bộ ngành công an. Nhận định này có vẻ không chính xác. Việc phân công phân cấp là khoa học và có cơ sở, đặc biệt nó đáp ứng được việc đảm bảo tính thời sự trọng điều tra các vụ việc xảy ra ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Đọc bài của PCD, người ta thấy anh ta trích dẫn các phát biểu của các đại biểu và nhà chuyên môn. Tuy nhiên, đọc những ý kiến mà PCD đã trích dẫn, người viết nhận ra, họ (những chuyên gia) chưa phân biệt đâu là cơ quan điều tra và đâu là cơ quan khác được giao thực hiện một số nhiệm vụ điều tra ban đầu. Vì thế, họ nói: "ghép lực lượng công an xã phường vào cơ quan điều tra là không đúng". Ở đây phải nói rõ là công an xã phường không phải là cơ quan điều tra, mà là cơ quan quản lý hành chính, cũng giống như lực lượng hải quan được giao thực hiện một số nhiệm vụ điều tra ban đầu, nhưng cơ quan hải quan đó hoàn toàn không phải là cơ quan điều tra.

Bài viết của PCD còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục tranh luận. Xin được đề cập đến ở entry sau.

Một bài viết mắc quá nhiều lỗi, chỉ lấy xảo ngôn để lấp liếm cho sự thiếu hiểu biết và che đậy cho dã tâm bôi bẩn hình ảnh ngành công an, dẫn dụ người đọc vào cách hiểu tiêu cực không chỉ với ngành công an mà còn đối với cả các đại biểu Quốc hội, các lãnh đạo nhà nước...là minh chứng cho thái độ chính trị cũng như động cơ, mục đích viết bài của anh ta.

Cách lựa chọn vấn đề và biểu đạt tư tưởng tình cảm của PCD đang củng cố thêm mối nghi ngờ của người dân về mối quan hệ trong bóng tối giữa ông ta với Việt Tân.

5 nhận xét:

  1. Lại là thàng nầy
    đạp chết mẹ nó đi.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh10:30 3/8/14

    Không ngu đần dốt nát không phải là Phạm Chí Dũng!

    Trả lờiXóa
  3. Ong bò vẻ20:25 3/8/14

    Vụ án oan của Ông Chấn nhờ công an hô biến một công dân lương thiện thành một kẻ giết người và suýt bị tử hình chưa đủ sáng mắt thằng viết bài ăn tiền để đấu tố Phạm Chí Dũng. Phải chi bố nó bị c/a đập đầu như Ông Chấn, thì nó vẫn bênh c/a theo lệnh những thằng trả tiền trợ cấp DLV cho nó hơn thằng bố nó. Mà lạ, biết là PCD viết bài do có "...mối quan hệ trong bóng tối giữa ông ta với Việt Tân", cầm quyền không dám bắt mà để cho bọn lợn viên cắn cảu ỏm tỏi trên blog cứ như chó sủa ma. Tệ thế thì thôi!

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh15:58 8/8/14

    Nhìn thực trạng xã hội để thấy được người ta viết đúng hay sai, họ có lòng yêu nước, yêu dân, yêu tổ quốc. đừng có hùa theo ý thức hệ nào đó mà di quy chụp hay bọ nhọ người khác vô lý như vậy

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh16:03 8/8/14

    Nhìn xã hội nghèo đói và suy đồi đạo đức. Trộm cấp, hiếp dâm, làm hàng giả, buôn người, buôn ma túy, tham nhũng, hối lộ mới thấy cái gốc của nó. Do đâu, vì sao mà xã hội như thế. Những người lên tiếng như Phạm chí dũng là những người yêu nước, yêu tổ quốc, thương dân tộc. Tôi ủng hộ PCD

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog