Chia sẻ

Tre Làng

"SỔM CẶC" HAY "SỔM SẶC"?

Khoai@

Mấy hôm nay thấy mấy cụ chí thức cứ đem chuyện "Sổm Cặc" ra để chê trách chửi bới báo Nhân Dân. Mới đọc em cũng tin là các "cụ chí" nhà ta giỏi thế, đã phát hiện ra lỗi của báo chí nước nhà, mà lại còn biết là không nên dùng từ "Cặc" ở đây.

Hôm nay đọc được bài này mới hiểu, sự thật là cái từ "sổm Cặc" tai tiếng ấy là kết quả của phô tô xốp, và kẻ làm ra cái món "Cặc" ấy là trang web chống cộng có cái tên cũng có hình tượng trym cò: Đàn Chim Việt!

Từ "Sổm Sặc" được chữa lại thành "Sổm Cặc". Thế mới tài.

Mời các bạn đọc bài từ Lều Báo để biết sự thật:

Diễu cợt phiên âm "tên Tây": hợm người thì biết đến ai!

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn internet lưu hành một hình ảnh được cho là chụp một bài báo của báo Nhân Dân với tên của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Thái Lan là Somsak Kiatsuranont trên tiêu đề bài báo được phiên âm thành Sổm-cặc Kiệt-sụ-ra-nôn. Hình ảnh này được nhiều người, trong đó có cả những người viết báo, người đứng trên bục giảng vốn thường tự coi mình như "cái rún của vũ trụ", "trí tuệ của nhân gian" đem lên cộng đồng mạng để chế diễu những người làm báo Nhân Dân. Thật ra, chỉ cần tinh ý một chút, người ta cũng có thể thấy đây là một "sản phẩm" có vấn đề hoặc đã được "phô-tô-sốp" vì tên phiên âm của chủ tịch QH Thái Lan trong bài viết lại là "Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn". Điều đáng nói hơn nữa, thực ra hình ảnh này là một "chế phẩm" của trang web "Đàn chim Việt", một trang web chống Cộng "nhiệt tình và ngu dốt" ở hải ngoại, đăng lên từ 2011. Một trang web của những kẻ "chống cộng kiếm ăn" bằng những thủ đoạn bẩn thỉu như bôi nhọ, đơm điều đặt chuyện đối với tất cả những gì liên quan đến chế độ trong nước và ĐCSVN những tưởng chỉ bịp bợm được những người thiếu thông tin, thiếu hiểu biết chứ ai ngờ rằng dễ dàng "xỏ mũi" những người "tinh hoa xã hội" như thế!


Thật ra, cho dù hình ảnh đó có là chân thực đi chăng nữa thì việc phiên âm tên ngoại quốc sang tiếng Việt của báo Nhân dân (cũng như báo QĐND và 1 số "báo Đảng" khác) hoàn toàn là có lý do chính đáng của nó. Lý do thì cực kỳ đơn giản, nhưng đối với những kẻ hợm hĩnh có 1 chút kiến thức trong đầu thì không bao giờ nghĩ đến được, đơn giản vì họ là một lũ hợm người! Chuyện này làm tôi nhớ đến một bà cựu TBT 1 tờ báo tại TPHCM đã viết 1 bài blog chê bai các bài thơ cổ động của Bác Hồ và cho rằng đó không thể cùng là của người viết ra "Ngục trung nhật ký" vì nó "quê mùa" mà không hề biết nghĩ đến cái mục đích "nói cho dân tôi nghe, viết cho dân tôi xem" của những tác phẩm đó.

Cũng để mọi người cùng hình dung về "mối tương quan" giữa tiếng Thái và tiếng Việt, tôi xin kể câu chuyện nhỏ của cô Y, một người bạn vong niên của tôi, một cựu du học sinh Nhật trước 1975. Khi đó, cô Y. có chơi thân với một cô người Thái, cùng là du học sinh bên Nhật. Vì chơi thân nên cô Y. cũng muốn học tiếng Thái để dễ nói chuyện với bạn và tìm hiểu thêm về văn hóa đất nước Chùa vàng. Tuy nhiên, không bao lâu sau đó, cô Y. đành phải giã từ mong muốn đó của mình bởi vì...có nhiều từ tiếng Thái khi phát âm rất giống những từ rất "nhạy cảm" trong tiếng Việt!

Quay lại cái "lý do cực kỳ đơn giản" của việc các "báo Đảng" trong thế kỷ 21 này vẫn còn phiên âm các tên riêng nước ngoài một cách "quê mùa" (như cách nhìn của các vị tân thời), xin nhường lời cho bạn Bao Bất Đồng, trong một "trạng thái" vui nhộn đăng trên Facebook đã nói rõ ràng về điều này, ngay dưới đây.

☻☺☻

Tui có biết chút tiếng Anh, chẳng giỏi giang gì, phát âm trật lên trật xuống, lâu lâu có chuyện phải trao đổi với Tây thì tui dùng...tay nhiều hơn mồm. Tiếng Pháp thì tui dốt đặc cán mai, viết cái tên ca khúc Pháp nhiều khi trật lên trật xuống, ca nhạc Pháp thì thôi rồi, cứ rống theo chớ nào biết khỉ gío gì nào là "ra về đi xi - nê" "mi thì ra là mi". " đít to, mà - xề, quớ lớ dong-te".

Cơ mà ngẫm lại thấy mình cũng còn may là có được chút tiếng Anh làm vốn.

Năm 6 hay 7 tuổi gì đó, tui đọc báo (mới biết đọc nên máu me), thấy chữ Roméo tui đọc váng lên là....Ro- méo. Ba má tui cười rần rần. Một kỷ niệm khó quên đến nỗi bây giờ tui vẫn gọi đôi nam nữ huyền thoại kia là Ro- méo và Du- lết.

Những người làm báo theo tiêu chí "viết cho dân tui coi" như báo Nhân Dân chẳng hạn, họ phải phiên âm tên nước ngoài, mục đích là để con nít và những ai không biết ngoại ngữ có thể đọc được. Bà con hãy tưởng tượng xem, nếu một người chưa bao giờ học Anh ngữ thì họ làm sao đọc được những cái tên như Michel Jackson,whitney Houston, Bruce springteen, Jennifer Lopez, Paul McCartney...? Tất nhiên là họ vẫn phải trẹo mồm mà đọc và mỗi người đọc mỗi phách. !!!

Vậy bà con đã thấy sự cần thiết phải phiên âm tên nước ngoài ra Tiếng Việt cho nhân dân cả nước đọc rồi chứ?

Quay ngược thời gian thì trước khi báo Nhân Dân phiên âm tên nước ngoài thì từ đời não đời nao người Việt Nam đã gọi Ngài ngồi trên bông sen là Thích Ca Mâu Ni, gọi mẹ ông ấy là hoàng hậu Ma-da, gọi tên lúc chưa xuất gia của ông ấy là Tất Đạt Đa. Sau này khi Kito giáo truyền vào Việt Nam thì các nhà truyền giáo đời F1 cũng đã phiên âm tên các ông Thánh cho giáo dân Việt Nam đọc được: Gioăn, Phao-lô, Phê- Rô, Ma-thi-ơ...

Vậy tại sao bây giờ lắm kẻ nhạo báng, giễu cợt báo Nhân Dân khi họ phiên âm tên nước ngoài? Có lẽ các thánh ấy thấy buồn cười khi mà ở thế kỷ 21 này, Báo Nhân Dân vẫn cứ It-ra-en, Oa-sinh-tơn, E-Hút Mu-ba- Rắc, Ác-Hen-ti-na...trong khi họ đọc tiếng anh vèo vèo? Tôi nhớ có lần gặp các bô lão sĩ quan, trí thức chế độ cũ, các bác ấy đem chuyện báo Cộng Sản viết "Hiệp Định Giơ-ne-vơ" ra cười cợt. Rằng thì là CS quê bỏ mẹ, ngay cả cái tên Geneve đọc cũng không xong.

Ai có khả năng đọc được Tiếng Anh, tiếng Pháp thì tự hào cũng được nhưng ỷ mình biết ngoại ngữ mà chê cười lối phiên âm như vậy thì thốn lắm.

Tại sao vậy ?

Vì cho dù anh giỏi ngoại ngữ đến đâu thì anh cũng không thể sành sỏi hết thảy ngôn ngữ trên hành tinh này. Anh biết tiếng Anh nhưng chắc gì anh đọc được tên một ông Bồ Đào Nha như Simão Barbosa hay tên một ông Đức dài loằng ngoằng với hàng đống chữ Z lộn tùng phèo? Các anh liệu có đọc được tên một ông Hoàng Ả Rập tên viết như giun bò?

Ko nói chuyện Âu- Mỹ xa xôi, ngay cả tên mấy ông Lào, Thái sát bên đít nếu không đươc phiên âm thì liệu mấy người đọc đuơc? Mà mấy ông này cũng chẳng xa lạ gì: Thạc- Xỉn, Khăm-Tày Xi-phan- Đon. Khi Trung Quốc ngang ngược lấn chiếm biển đảo của Việt Nam, các anh réo ông Tập Cận Bình ra chửi, các anh có bao giờ thắc mắc ở đâu lòi ra cái chữ Tập Cận Bình hết sứ dễ đọc cho các anh chửi ?

Phiên âm tên người tên địa danh nước ngoài ra tiếng Việt là một điều rất cần thiết. Nếu không có những người làm báo, viết sách phiên âm thì đến bây giờ tui cũng không biết phải đọc tên những diễn viên Ca sĩ người Pháp mà tui yêu thích như Ai-Len Đờ-Lông, Giô Đa-Xanh, Chở- rít-tốp-phơ thế nào...Thậm chí cái bà nữ hoàng Ai Cập Leopâtre tui cũng chả biết gọi làm sao.

Người Anh tất nhiên là họ giỏi...tiéng Anh nhưng chắc gì người Anh nào cũng biết tiếng...Nga. Đó là lý do tại sao họ phải phiên Âm thủ đô nước Nga sang tiếng Anh là Mosscow. Không riêng tên địa danh, hàng đống ông Guốc -đi- lốp -cốp, Dép-đi-lép-xép số má cũng được phiên âm ra tiếng Anh tuốt. Và hoj cũng làm điều tương tự với tiếng Hoa, họ gọi Phạm Băng Băng là Fan Bing Bing, gọi Bao Bất Đồng là Bao Bu Tong....

Người Anh phiên Âm tiếng nước khác ra tiếng Anh là điều bình thường, còn người Việt phiên âm tên tiếng Anh ra tiếng Việt thì bị nhạo báng, chê cười!!! Sao kỳ cục đến mức vô lý vậy?

Nói trắng phớ ra thì cái sự vô lý này chẳng qua là cái thói hợm hĩnh bố láo của các vị mà thôi. các bố ỷ có chút ngoại ngữ thì chê người làm báo, người đọc báo...dốt hơn bố, bố là bố không cần phiên âm đâu nhá, bố đọc tên tiếng Anh vèo vèo...

Con ếch nó ngồi trong đáy giếng thì nó chỉ thấy bầy trời to bằng cái tô !!!!

2 nhận xét:

  1. Việt Nam Thời Báo07:32 6/8/14

    Nhà báo Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (Hội NBĐLVN) – vừa nhận hai giấy triệu tập liên tiếp của Cơ quan an ninh điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu anh phải đến trụ sở cơ quan này vào 8h sáng các ngày 4/8 và 5/8 để “trả lời các bài viết trên Internet”.

    Được biết ngày 4/8 cũng là thời điểm một cuộc sinh hoạt định kỳ của Hội NBĐLVN được tổ chức tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Ngày 5/8 là ngày họp mặt các nhóm xã hội dân sự tại Saigon.

    Với giấy triệu tập lần 1, nhà báo Phạm Chí Dũng đã từ chối không đến, nhưng đành vắng mặt trong buổi họp vì bị ngăn chặn. Còn hôm nay 05/08/2014, anh đã chấp nhận đến trụ sở công an để làm việc. Sau khi kết thúc buổi làm việc này, anh cho đài RFI biết:

    Nhà báo Phạm Chí Dũng : Một chi tiết thú vị là tôi lại gặp chính ông Lê Đình Thịnh - điều tra viên mà vào năm 2012 đã tham gia bắt và hỏi cung tôi. Lần này, điều tra viên hỏi khá nhiều về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nội dung xoay quanh mục đích tôn chỉ của Hội và một số vấn đề khác. Có vẻ họ rất quan tâm đến tiêu chí “hoạt động ôn hòa” của Hội và cố gắng dò tìm xem hội này thực sự ôn hòa hay có định xách động dân chúng không.

    Tôi trả lời thẳng là Hội NBĐLVN là tổ chức nghề nghiệp về báo chí, đã tuyên bố hoạt động ôn hòa tức sẽ luôn ôn hòa về quan điểm, trong đó có quan điểm chính trị. Nhà nước Việt Nam luôn đa nghi, nhưng sẽ hoài công vì Hội NBĐLVN chẳng bao giờ có ý định “lật đổ chế độ”.

    Tuy nhiên, mục tiêu chính của Hội là phản biện, và Hội chấp nhận các luồng quan điểm và ý kiến đa chiều, kể cả trái chiều giữa các hội viên để tạo nên một môi trường đa nguyên tư tưởng theo đúng nghĩa.

    Về ngày thành lập 4/7 của Hội NBĐLVN trùng với ngày Quốc khánh Mỹ, ngay từ đầu chúng tôi đã xác định đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng rất ý nghĩa, vì điểm thời gian này tương hợp với Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hơn hai trăm năm trước – năm 1776. Nhưng không thể lấy sự trùng hợp về thời điểm như thế để quy cho Hội NBĐLVN là “theo đuôi Mỹ”.

    Họ cũng cho rằng có thể tôi bị “cuốn theo đô la và ảo vọng”, tức “khen Mỹ” nhiều quá. Tôi trả lời thẳng là: “Các anh có chứng minh được chúng tôi dùng nguồn tiền bất hợp pháp cho hoạt động của Hội NBĐLVN không? Các anh có bao giờ thấy tôi hoang tưởng chính trị không? Vừa qua sau vụ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của Hoa Kỳ và phương Tây thì liệu Trung Quốc có nhượng bộ Việt Nam không? Như vậy cần thấy rằng phải cố mà xây cho được mối quan hệ đồng minh với Mỹ chứ. Quan hệ này không chỉ bảo toàn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam mà còn có lợi cho cả đảng của các anh đấy”.

    Nội dung hỏi và trả lời chỉ có thế. Sau đó họ đề nghị tôi ký xác nhận vào những bài viết của tôi trên mạng Internet, nhưng tôi yêu cầu họ về nhà tôi để tôi tự in các bài viết từ trên mạng rồi mới có thể ký được.

    Điều đọng lại cuối cùng nhưng ấn tượng nhất đối với tôi sau buổi làm việc hôm nay là Cơ quan ANĐT không hề đề cập đến việc hình thành Hội NBĐLVN là đúng hay sai luật pháp, cũng không đả động gì đến việc “xử lý vi phạm” hay bắt bớ nào đối với các hội viên của Hội NBĐLVN.

    Họ cũng không đề cập đến cụm từ “đối lập chính trị” mà giới dư luận viên đã luôn dùng để công kích và quy chụp Hội NBĐLVN trong gần ba chục bài viết trên mạng trong một tháng qua, hay truy tìm nguồn tài chính của Hội mà có thể họ luôn cho rằng không minh bạch. Và Cơ quan ANĐT cũng chỉ hỏi về hoạt động của cá nhân tôi chứ không đề cập đến bất cứ người nào khác trong Hội NBĐLVN.

    Tôi cho rằng đã đến lúc Nhà nước Việt Nam cần chấp nhận hoạt động ôn hòa của các hội đoàn dân sự độc lập, và thay vì điều tra xét hỏi và triệu tập liên miên mà có thể phạm vào việc lạm dụng quyền lực, họ nên đối thoại với chúng tôi về những giải pháp cho đất nước.

    Trả lờiXóa
  2. huynhthaison13:34 6/8/14

    Tôi thấy cần phải giữ đúng tên rồi mở ngoặc phiên âm thì hợp lý hơn. Ví dụ như : Mike (Mai-cơ). Phiên âm thẳng ra như thế không hay chút nào.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog