Chia sẻ

Tre Làng

HÀNG CHỤC NGÀN GIÁO SƯ TIẾN SĨ VIỆT...ĐANG LÀM GÌ?

Hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ Việt... đang làm gì?

Cái quan trọng nhất không phải chúng ta không muốn sử dụng nhân tài mà là chúng ta không có khả năng sử dụng họ.

Tôi có một người bạn lấy bằng Tiến Sĩ tại một trường ĐH có tên tuổi ở xứ Cờ Hoa. Khi về nước anh chỉ có một ước mơ rất đơn giản - làm việc và sống được bằng nghiên cứu khoa học! Khi đó anh rất tự tin vào những gì mình đã học được có thể đóng góp và tạo ra những thay đổi tích cực cho khoa học nước nhà.

Sau hơn một năm bắt tay vào thực hiện các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, bên tách cafe đắng, anh chia sẻ: "Tôi thấy người nước mình thực sự không trọng dân trí thức.".

Dù đã có ít nhiều trải nghiệm thực tế, nhưng câu nói của một người bạn có bằng TS lúc đó làm tôi có phần cảm thấy chua xót. Đồng ý rằng các ngành khoa học của chúng ta sinh sau, đẻ muộn và không nhất thiết phải bắt đầu từ con số 0. Thế nhưng, kể cả muốn đi trước đón đầu, chúng ta cũng cần phải học để biết cần đón ở đâu và đi đến đâu. Một khi nền tảng khoa học không có thì mọi thứ chúng ta tiếp thu và ứng dụng được chỉ đều là phần nổi, phần ngọn và cũng chính vì vậy mà đất nước luôn tụt lại phía sau và mãi mãi chạy theo người khác.

Khi nhìn lại các sự kiện gần đây, tôi mới thấm thía những điều mà anh bạn tôi bộc bạch. Ngân sách hàng năm dành cho nghiên cứu khoa học vốn đã rất khiêm tốn (chỉ chiếm 0,5% GDP) nhưng luôn bị cắt xén và thất thoát tại mỗi cấp. Nếu muốn được duyệt một đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước thì chi phí lobby đôi lúc lên đến vài chục phần trăm ngân sách đề tài. Công sức bỏ ra để hợp thức hóa số tiền bị cắt xén này hầu như chiếm gần hết thời gian của đơn vị nghiên cứu, khiến cho các sản phẩm đầu ra đều không đáng tin cậy hoặc ở dạng nửa vời.

Thật đáng buồn khi nhiều nhà nghiên cứu bỗng nhiên trở thành những nhà "chạy dự án" chuyên nghiệp. Việc xem các đề tại Nhà nước như là một chiếc bánh cho nhiều cá nhân và đơn vị để cải thiện thu nhập khiến cho đất nước ta luôn vắng bóng những công trình tầm cỡ. Sự thiếu hụt các cơ chế giám sát, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong nghiên cứu khoa học được xem như nguyên nhân chính khiến cho phần lớn các kết quả đề tài không có tính ứng dụng trong thực tiễn nhưng vẫn được phê duyệt và nằm yên, bám bụi trên các giá sách vốn đã rất bụi tại các cơ quan nhà nước. Dù có thế nào thì cũng không ai phải chịu trách nhiệm.


Những người làm khoa học không chuyên thì sao? Sự cứng nhắc, rập khuôn và giáo điều của các cơ quan chức năng cộng với tính sính ngoại và tự coi thường khả năng, trí tuệ của chính người nhà mình đã khiến cho bao nhiêu nông dân và kể cả doanh nhân phải ngửa mặt kêu Trời.

Sự kiện hai cha con ông Hải phải tìm đường sang Campuchia để thỏa mãn khát vọng được cống hiến cho khoa học liệu có khiến cho những người có trách nhiệm thấy chua xót ít nhiều? Hay phải chăng sức ép dư luận trong những ngày qua cũng chỉ là một vài hòn đá ném xuống cái ao bèo, để rồi nhanh chóng bị những cánh bèo dày đặc kia khỏa lấp?

Con số khoảng 9.000 GS, PGS tại nước ta đang làm gì và được dùng vào việc gì?

Theo số liệu thống kê, trên tổng số hơn 90 triệu dân hiện thời, VN có tới hơn 100 nghìn người có bằng Thạc sĩ (trình độ được xem là nghiên cứu viên) và hơn 25 nghìn người có bằng Tiến sĩ. Những con số ấn tượng này khiến tôi nghi ngờ nhận định của anh bạn mình khi cho rằng "Trí thức Việt không được trọng dụng và chỉ dùng để trang trí mà thôi!" Nếu thực sự chỉ dùng để trang trí thì quả thực đất nước ta có thể xếp vào loại xa xỉ nhất thế giới khi sử dụng một nguồn lực khổng lồ như vậy chỉ để mà chơi và trang hoàng cho đẹp mắt.

Vậy nếu không chỉ để mà chơi hay cho vui mắt thì tại sao trung bình hàng năm Việt Nam có số lượng ấn phẩm khoa học được duyệt và đăng trên các tạp chí khoa học Quốc tế chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và 1/10 của Singapore. Riêng trên tạp chí Nature, thì trong mười năm qua chúng ta chỉ có 5 ấn phẩm khoa học trong nước được đăng trên tạp chí hàng đầu thế giới này. Đồng ý rằng, dân ta có nhiều người học TS chỉ để cho oai, vậy con số khoảng 9.000 GS, PGS với phân nửa số lượng TS đang là giảng viên ĐH hay nghiên cứu viên tại nước ta đang làm gì và được dùng vào việc gì? Hay lại là để cho đẹp đội hình?

Thời Hoàng Đế Lê Thánh Tông, nước Đại Việt của chúng ta có thể được xem là hùng cường bậc nhất trong lịch sử Phong kiến. Có lẽ ý thức được nguyên tắc "hiền tài là nguyên khí Quốc gia" nên nhà Vua đã tạo dựng được một triều đại huy hoàng đến vậy. Tuy đời sau ít nhiều thấm nhuần tư tưởng này nhưng chưa ai làm được những gì mà "Vị Hoàng Đế mở cõi" này đã làm. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo tôi cũng giống như ngày nay, cái quan trọng nhất không phải chúng ta không muốn sử dụng nhân tài mà là chúng ta không có khả năng sử dụng họ.

Chúng ta hiện vẫn còn thiếu rất nhiều thứ để có được một nền khoa học tiên tiến. Cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, thiết bị và kể cả ngân sách rồi cũng có thể có được. Cái quan trong hơn, cấp thiết hơn lúc này chính là cần phải xác định được mình thực sự mong đợi gì? Muốn làm gì và cần ưu tiên cái gì? Chỉ đến khi những người có trách nhiệm thấu hiểu được khoa học chính là con đường then chốt để thay đổi vị thế đất nước, rằng đất nước ta không thiếu vắng nhân tài và rằng phải có tinh thần cầu thị, dám chịu trách nhiệm, đức tính bao dung, không đố kị cùng một tấm lòng vì đại cục, thì ngày đó đất nước ta sẽ có thể cất cánh bay cao.

Hơn hết, dụng nhân như dụng mộc, hãy trả mọi người về đúng vai trò của họ, nơi họ có thể sống, làm việc và cống hiến theo đúng khả năng của mình. Hãy tạo dựng một môi trường phù hợp, khơi dậy sức sáng tạo của mỗi công dân và sẵn sàng lắng nghe cũng như hành động, nhằm khích lệ kịp thời, giúp tập hợp nguồn "nguyên khí Quốc gia" cho phát triển đất nước. Khi đó nhiều cái tử tế sẽ theo về và tách cafe mỗi lần tôi uống với anh bạn Tiến sĩ kia cũng sẽ đậm, ngọt hơn.

Trần Văn Tuấn

17 nhận xét:

  1. Việt Nam Cộng Hòa Lũ Chó22:33 28/11/14

    may quá mình mới chỉ là 1 anh kỹ sư quèn ăn lương 3 cọc 3 đồng, kakakakaka...

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh23:46 28/11/14

    Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông; với sự phổ biến của Internet và sự tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức… thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là tài năng trẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Trả lờiXóa
  3. Chính sách trọng dụng người tài ở nước ta vẫn còn rất nhiều bất cập: có lúc, có nơi người tài bị đố kỵ, không được trọng dụng, không có môi trường làm việc chuyên nghiệp, cỏc ngành, cỏc cấp chưa có cơ chế thông thoáng, chế độ đãi ngộ cho họ, chính sách thu hút người tài ở các địa phương chỉ là hình thức, không có thực chất. Chính vì vậy, người tài chưa phát huy được hết sức lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp đổi mớ

    Trả lờiXóa
  4. Từ xưa đến nay, dân tộc nào muốn hưng thịnh đều phải thu hút và trọng dụng nhân tài. Thu hút và trọng dụng nhân tài đã trở thành quốc sách, thành đạo đức và thấm sâu vào quan niệm sống của nhiều quốc gia. Đối với một nước, nhân tài luôn là “nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy yếu thì thế nước yếu rồi xuống thấp” .

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh23:53 28/11/14

    Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển hợp lý để tạo điều kiện cho nhân tài phấn đấu, rèn luyện, trên cơ sở đó thực hiện việc bổ nhiệm, đề bạt kịp thời, chuẩn xác. Chú trọng xây dựng và sử dụng đội ngũ nhân tài ở các ngành nghề, các lĩnh vực, trình độ, lứa tuổi hợp lý

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta cần có cơ chế, chính sách ưu tiên, đãi ngộ xứng đáng cho những người tốt nghiệp loại giỏi, sinh viên sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài có tài năng đích thực về nước công tác. Lựa chọn một số trí thức có năng lực, trí tuệ nổi trội để bồi dưỡng họ trở thành những nhân tài trên một số lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn, đồng thời phát triển đội ngũ trí thức này trở thành cán bộ lãnh đạo trong tương lai

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh23:56 28/11/14

    Muốn có các nhà khoa học giỏi, đích thực tài năng, đức độ, cần thực hiện cơ chế cạnh tranh giữa các nhà khoa học về tiền lương, tiền thưởng, chức vụ.

    Trả lờiXóa
  8. Việc sử dụng nhân tài là công việc hệ trọng, phải hết sức công tâm, khách quan, chặt chẽ, kỹ lưỡng. Nếu sử dụng không đúng, không hết tài năng thì dễ sinh tâm lý chán nản; trao cho công việc, trọng trách không phù hợp, không ngang sức, ngang tài, khiến không yên tâm công tác, làm việc cầm chừng, thiếu động cơ, thiếu tính tiến thủ. Nếu sử dụng quá tài năng, sức lực sẽ dẫn đến hỏng việc, mất cán bộ, mất nhân tài.

    Trả lờiXóa
  9. Trên thực tế, người có tài năng thực sự họ có nhân cách nên không bao giờ luồn cúi, xin xỏ, do đó nếu còn tồn tại tình trạng “con ông cháu cha”, sự chạy chọt, nạn chạy chức chạy quyền, thì người tài không có chỗ dung thân. Mặt khác, người tài hiện nay khó có cơ hội được thể hiện, trọng dụng vì tâm lý của một số người lãnh đạo, quản lý nhiều khi không muốn dùng người giỏi hơn mình.

    Trả lờiXóa
  10. Có người cố có được tấm bằng tiến sĩ để giành lợi thế thăng tiến trong hoạt động quản lý cũng như các hoạt động khác nhưng không phải đa số. Trên thực tế tôi thấy công tác lãnh đạo không hẳn đã đòi hỏi bằng cấp đó, trình độ đó. Dẫu vậy nhiều người làm quản lý vẫn muốn thêm cái học vị tiến sĩ để trang trí, làm sang cho hình ảnh của mình chứ đâu có ích gì, hay tạo thuận lợi gì cho công việc.

    Trả lờiXóa
  11. Sính bằng cấp cũng là tâm lý chung của thời đại. Thế nên mới có nhiều thắc mắc kiểu như: Sao có những lãnh đạo cơ quan vừa tất bật với cương vị quản lý, vừa lo toan bao chức phận khác lại vừa “dùi mài kinh sử”, học và hoàn thành được chương trình nghiên cứu sinh, có trong tay học vị tiến sĩ. Họ hẳn là năng lực đặc biệt?

    Trả lờiXóa
  12. Thực tế một số nơi cứ phải bằng đẹp mới lọt cửa, đó chính là vì nhiều lãnh đạo ở đó cũng leo lên từ bằng cấp chứ họ không có thực chất nên chính họ không đánh giá được người thực sự có khả năng và người chỉ có cái bằng.

    Trả lờiXóa
  13. Việt Nam có rất nhiều nhân tài, nhung tại sao số lượng cá nhân được đăng các bào báo khoa học quốc tế mang Quốc tịch Việt Nam lại rất ít. Chính vì việc quản lí nhan sự, việc trọng dụng nhân tài của Việt nam cón rất yếu kém. Để hầu hết các nhân tài không có đất dụng "võ". Việt Nam nên coi lại chính sách trọng dụng các nhà khoa học

    Trả lờiXóa
  14. Phi Nguyệt18:54 29/11/14

    cái này cũng khó trách, cái thứ nhất là do yêu cầu để thăng chức ở nước mình luôn đi kèm yêu cầu phải thạc sĩ tiến sĩ giáo sư gì đó, thành ra ông nào muốn lên chức là đi học để lên, lên xog đem bằng cấp vứt xó =_= cái thứ hai cũng là do tham nhũng. ngân sách chi cho nghiên cứu khoa học đã ít thì chớ, nay lại còn bị các ông trên ăn bớt cắt xén tư lợi, thành ra muốn làm nghiên cứu cũng khó. cái thứ 3 là cơ sở vật chất còn thiếu thốn quá, ko đáp ứng yêu cầu. giải quyết đc mấy vấn đề trên thì may ra vc nghiên cứu khoa học của nc ta còn có cơ phát triển hơn, chứ ko thì cũng lực bất tòng tâm, mặc cho chảy máu chất xám thôi =_+

    Trả lờiXóa
  15. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ, rồi đào tạo tràn lan đã dẫn đến tình trạng này đây, việc vẫn tìm người mà người phù hợp và biết việc thì không có, hàng năm có biết bao nhiêu sinh viên ra trường mà vẫn thất nghiệp. Biết đến bao giờ mới cải thiện được tình trạng này đây, khi mà ai ai cũng đổ xô vào trường đại học.

    Trả lờiXóa
  16. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ ở nước ta, theo nhiều nhận định, là kết quả của tâm lý khoa cử mà đa số phụ huynh và học sinh đang theo đuổi. Đối với họ, chỉ có vào đại học hoặc ít nhất là cao đẳng thì cuộc đời mới “danh giá” và có ý nghĩa.
    Tuy nhiên, thực trạng này còn có một phần trách nhiệm của ngành giáo dục, một ngành cũng đang kêu ca về cảnh ảm đạm của các trường nghề do chính mình quản lý.

    Trả lờiXóa
  17. Mấy năm trở lại đây mình thấy mọi người đổ xô đi học thạc sĩ tiến sĩ thấy mà sợ. Nhưng các đối tượng học thạc sĩ tiến sĩ lại chủ yếu là những thành phần như kiểu học chỉ để lấy bằng chứ không phải lấy kiến thức, hoặc sinh viên ra trường không tìm được việc thì lại học lên, rồi ra trường vẫn không xin được việc.




    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog