Chia sẻ

Tre Làng

NHỮNG ĐAM MÊ NÀO NÊN ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH?

Cuteo@

Một nội dung rất được cử tri chú ý trong phiên chất vấn Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân là những sáng tạo, nghiên cứu khoa học của người dân. 

1.Sự quan tâm của nhà nước

Công bằng mà nói, nhìn một cách tổng thể, nhà nước, mặc dù có thể rất quan tâm, nhưng vẫn còn những bất cập trong chính sách, hoặc nói nôm na là cơ chế không thông thoáng, dẫn đễn nạn cháy máu chất xám. Bằng chứng chính là các nhân tài thực sự sau khi ra nước ngoài học tập đã không muốn trở về phục vụ đất nước, hoặc người nào đã về, rất có thể không muốn làm việc trong khu vực nhà nước.

Điều này phản ánh một cách trung thực việc chúng ta lãng phí nguồn tài nguyên chất xám. Vì thế, sau vụ việc ông Trần Quốc Hòa, một nông dân ở Tây Ninh được phía Campuchia tặng thưởng huân chương Đại tướng quân vì đã có thành tích sửa chữa, "chế tạo" xe bọc thép, đã có những ý kiến cho rằng "Việt Nam cần phải học tập Campuchia về việc sử dụng chất xám người... Việt".

Muốn nói gì thì nói, những khiếm khuyết về cơ chế, chính sách trong thu hút, sử dụng nhân tài của ta cần phải được nhận diện sửa chữa một cách nghiêm túc. Còn chuyện học ai, học cái gì thì phải cẩn trọng chọn lựa, không thể bừa bãi

Về vấn đề này, BT Nguyễn Quân khẳng định: "Nhà nước luôn trân trọng những sáng kiến, phát minh của người dân, nhưng các sản phẩm phải được thị trường chấp nhận, phải có giá trị thực tiễn với cuộc sống. Bộ luôn hỗ trợ cho phát minh của người dân qua các hội chợ Techmart hàng năm, nhiều người đã phát triển được sản phẩm của mình và trở thành những doanh nghiệp sản xuất. Tàu ngầm, máy bay là sản phẩm đặc thù quốc phòng, phải tuân thủ qui định pháp luật, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn".

Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho biết, ông rất quan tâm đến vấn đề này. Ông kể chi tiết về những công trình tàu ngầm của ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình), Phan Bộ Trân (TP.HCM), tàu ngầm Hòa Bình của một số nhà khoa học ở Vinashin. Tuy nhiên, ông nói: "có nông dân hợp tác với cơ quan chuyên môn, lại có nhiều người lặng lẽ làm, khi cơ quan quản lý, chức năng biết thì mọi thứ đã xong, khó góp ý để sửa chữa lại".

Một ví dụ điển hình về sự quan tâm của nhà nước đối với công trình khoa học do dân tiến hành là "Tàu ngầm Hòa Bình" do một số nhà khoa học cũ của Vinashin tự nghiên cứu, bỏ tiền làm và cũng đã được nhà nước hỗ trợ. Ông Nguyễn Quân bày tỏ sự tin tưởng, đánh giá cao những phát kiến của người dân, ông nhắn nhủ: "người sáng chế cần hợp tác với các cơ quan khoa học để sản phẩm được lưu hành, việc thương mại hóa được thuận lợi", và "Chúng tôi luôn trân trọng tất cả sáng kiến, cải tiến của người dân. Nhưng chúng ta bước vào thế kỷ 21 được hơn 10 năm, hội nhập quốc tế sâu rộng, nên mọi sản phẩm để cung ứng cho xã hội phải có giá trị nhất định, phải được xã hội và nhất là thị trường chấp nhận".

Ông cũng chứng minh sự quan tâm của nhà nước tới sáng kiến của người dân thông qua việc dẫn dụ rằng "Bộ Khoa học và các đơn vị liên quan đã tổ chức các hội chợ thiết bị hàng năm như Techmart. Tại đây, tác giả của các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật sẽ có cơ hội giới thiệu sản phẩm của họ tới cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận, đầu tư và thực tế không ít sáng kiến đã được ứng dụng". Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành khoa học, lĩnh vực tàu ngầm, máy bay ở mức độ cao liên quan đến an ninh quốc phòng, nên để sử dụng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Vấn đề đặt ra, liệu nhà nước có cần quan tâm đến mọi đam mê "sáng tạo" của người dân? Hai trường sau sẽ góp phần giải đáp câu hỏi trên.

2. Trường hợp tàu lặn Hòa Bình

Tàu lặn Hòa Bình do nhóm các nhà khoa học cũ của Vinashin cùng với một số nhà khoa học khác bên ngoài tự bỏ vốn, thiết kế chế tạo. Tàu có thể chở được 4 người, lặn tối đa 2 ngày và ở độ sâu 50 mét. Nhóm khoa học này cũng đã mời cơ quan đăng kiểm của Bộ Giao thông, cùng các cơ quan khoa học trong nước và đại diện Bộ Quốc phòng cùng tham gia.

Bộ trưởng Nguyễn Quân nói: "Tàu Hòa Bình có thể được thương mại hóa để thành sản phẩm giúp cho việc kiểm tra các chân đế giàn khoan, phục vụ du lịch, cứu hộ cứu nạn ở vùng nước không sâu". Ông cũng tâm sự: "Tôi đã trực tiếp ngồi vào con tàu và lặn ở Cam Ranh khi thử nghiệm và kết quả rất thành công ở tất cả các thông số. Tôi dám ngồi vào tàu bởi tôi hoàn toàn tin tưởng vào trình độ, năng lực của những người làm khoa học, với sự bảo lãnh của cơ quan đăng kiểm nước ngoài".

Điều đáng tiếc và có lẽ nên học tập nước ngoài là: "Dù Bộ Khoa học và Công nghệ đã cố gắng hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng trong tổng số 28 tỷ đồng để chế tạo con tàu, nhưng do hệ thống chính sách chưa phù hợp vì vậy Bộ chỉ quyết toán được chưa đến ba tỷ đồng (khoảng 10% giá trị con tàu)".

Tàu Hòa Bình có giá chưa đến 1,5 triệu USD, trong khi nếu mua ở nước ngoài đến 5-7 triệu USD; thậm chí là giá thuê tàu nước ngoài trong ba ngày còn đắt hơn mua tàu lặn của Việt Nam.

Bộ trưởng Quân mong muốn người dân khác hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khoa học, quản lý để sản phẩm khi làm ra được đánh giá tốt, được phép lưu hành và được hỗ trợ thương mại hóa. Điều này còn liên quan đến an toàn quốc gia, an toàn của người dân, bởi trong quá trình sử dụng các trang thiết bị có thể chưa phù hợp với quy định, chưa được đăng kiểm, hoặc chưa theo tiêu chuẩn.

3. Trường hợp xe bọc thép do ông Trần Quốc Hải "chế tạo"

Đã có ý kiến cho rằng, nhà nước không quan tâm nên dẫn đến chất xám bị chảy ra nước ngoài. Tôi cho rằng, đúng là nhà nước có thể chưa quan tâm thỏa đáng, nhưng nếu nói nhà nước không quan tâm thì có lẽ là ông Hải đã "Nổ" hơi quá. Các bạn có thể tham khảo tại đây.


Về sáng tạo của người dân, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã có ý kiến, theo tôi là đúng: "Điều này còn liên quan đến an toàn quốc gia, an toàn của người dân, bởi trong quá trình sử dụng các trang thiết bị có thể chưa phù hợp với quy định, chưa được đăng kiểm, hoặc chưa theo tiêu chuẩn". 

Thêm nữa, theo tôi, sáng tạo gì thì sáng tạo, sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được, giá thành rẻ, phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, và các quy định về an toàn do pháp luật quy định. Xét dưới góc độ này, sản phẩm máy bay trực thăng, hay xe bọc thép của ông Hải không thể đảm bảo và có lẽ không đáng khuyến khích, mặc dù sáng tạo rất cần được nâng niu trân trọng.

- Có đúng là các chuyên gia không làm được?

Dưới góc độ cá nhân, tôi cho rằng, việc ông nói rằng: "nhiều xe bọc thép của họ hư hỏng, không khởi động được", "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được" là ông "nổ" hơi quá đà. Điều này cũng giống như ông phát biểu: "sẽ chế tạo máy bay trực thăng rơi mà không chết". Đó là những phát biểu đại ngôn mà không biết rằng, ngay tại Việt Nam, chuyện sửa chữa, nâng cấp, cải tiến, thay thế động cơ đã được thực hiện khá tốt với giá thành rẻ. Các bạn có thể gõ từ khóa về "nâng cấp tăng thiết giáp" để thấy các đơn vị quốc phòng Việt Nam đang làm những gì, và cần lưu ý rằng, đó không phải là tất cả những gì chúng ta đã làm được.

Ông Nguyễn Thanh Huy, trong một bài về Xe bọc thép của ông Hải, gửi cho BBC có đoạn: "Khách quan mà nhìn lại việc ông Hải sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 với trọng lượng 7,7 tấn là một việc hết sức bình thường khi mà ở Việt Nam số lượng người làm nghề sửa chữa thiết bị khá đông và đa số họ hoàn toàn làm được. Việc thay động cơ xăng với kỹ thuật, công nghệ chế tạo từ thập niên 60 bằng một động cơ diedel tương đồng với công nghệ hiện đại là việc làm đơn giản. Hiệu quả tăng công suất thiết bị, lượng tiêu hao nhiên liệu giảm đi khoảng 1,5 lần là mặc định.".

- Giá thành

Xin được loại bỏ phần nhận xét đánh giá về khả năng tác chiến và phòng vệ của chiếc xe bọc thép do ông Hải "chế tạo" vì đã có nhiều bài viết về vấn đề này. Chỉ xin nhấn mạnh đến giá thành hay tính "kinh tế" của nó.

Theo tờ Vnexpress, ông Hải được trả công 25.000USD cho mỗi chiếc xe được sửa chữa (chưa kể phụ tùng, trang thiết bị) và mất 200.000USD cho "tổng chi phí mua sắm thiết bị, trả tiền nhân công" (tức chưa kể phần "tiền lời" của ông ấy) đối với xe mới. Như vậy là đắt hay rẻ? 

Bạn Nguyễn Thanh Tùng cho biết: "Tham khảo một trang chuyên bán các loại tăng thiết giáp cũ thời Liên Xô ở Ukraina, giá của các xe "đời mới" hơn loại BRDM-2 mà ông Hải "nâng cấp", chẳng có cái nào quá 30.000USD (!). 

Tất nhiên, những xe này đã bị gỡ bỏ các trang bị quân sự nhưng các bộ phận quan trọng nhất của nó là giáp, động cơ,... thì còn nguyên vẹn. Nếu các bạn có nhu cầu thì chọn loại nào sau đây?

- Mua một chiếc BRDM-2 (từ 1962) không chạy được và bỏ ít nhất 50.000USD ra sửa chữa, nâng cấp (ông Hải bỏ 25.000USD ra sửa cái xe đầu tiên và được thưởng công 25.000USD cho mỗi xe sửa).

- Chi khoảng 40.000USD - 50.000USD (gồm vận chuyển và các phí khác - bỏ qua thuế má vì mua cho quân đội) mua các xe thiết giáp đời 7x và gắn thêm súng ống?


Hình trên: Một chiếc xe BRT-60MTD, sản xuất năm 1979, được giới thiệu là trong "tình trạng tuyệt hảo" được rao bán giá 25.000USD.

Các bạn có thể bấm vào đây để liên hệ mua một chiếc xe bọc thép do nước ngoài sản xuất nếu có nhu cầu mà giá thành chỉ bằng 1/2 giá thành do bố con ông Trần Quốc Hải "chế tạo". Hình bên dưới là giao diện trang web đang rao bán xe bọc thép của Nga:


Từ những phân tích trên, hẳn các bạn hiểu rõ vì sao ông Hải phát biểu: "đam mê của tôi không được khuyến khích ở Việt Nam".

Có bạn đọc đã rất dí dỏm khi phát biểu: Cái gì không đáng khuyến khích, hãy để họ áp dụng ở nơi khác!

***************************
P/s: Bài có sử dụng tư liệu của báo Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên và của blogger Nguyễn Thanh Tùng.

4 nhận xét:

  1. Vương Phi14:05 20/11/14

    chẳng ai cấm được niềm đam mê cả, quan trọng là niềm đam mê ấy phải thể hiện đúng nơi đúng chỗ. nhất là trong sáng kiến phất minh khoa học công nghệ, việc cải tiến hay sửa chữa phải có những quy chuẩn nhất định, không đạt được quy chuẩn đó thì ai dám cho các vị đem ra thử nghiệm thực tế? ông hải có tài, tôi không phủ nhận, nhưng tài năng mà không biết tính toán sử dụng ở đâu cho phù hợp thì cũng trở nên vô dụng cả thôi.
    nhìn nhận lại, cũng phải công nhận chúng ta chưa có đủ điều kiện để đầu tư hết mức cho các phát minh, các sáng chế, ho việc phát triển khoa học kỹ thuật, vv. điều đó cần nguồn ngân sách rất lớn trong khi ngân sách của ta vẫn còn hạn chế =_+

    Trả lờiXóa
  2. Ông TQH đúng là nổ quá.
    Mấy cái đó ở vn ngta làm được từ lâu. Còn chiện máy bay trực thăng mà rơi, thì xin lỗi ông, ông thang luôn.
    Bốc phét nó cũng vừa phải thôi.
    Chỉ những câu bốc phét như thế cũng thấy ông đâu phải nhan tài?
    Vậy ta vá lãng phí nhân tài không đây?

    Trả lờiXóa
  3. Mình nghĩ có lẽ Campuchia đáng cố tình đầu tư và "chọc" vào vấn đề này để gây nên làm sóng ở Việt Nam nhằm gây rối tình hình trong nước, nên xem xét cụ thể xem có lực lượng nào đằng sau giật dây vụ này không?

    Trả lờiXóa
  4. Ban đầu mềnh cũng nghi ngờ như Trang Van là Cam muốn chơi Vịt, nhưng giờ ngẫm lại hổng phải mà do ông Hải. Thần khẩu hại xác phàm có khả năng vụ việc bung bét, khôn hồn ông Hải nên thận trọng, sang lại CPC coi chừng bị tó không có ngày về quê mẹ. Các bạn tham khảo giả thuyết âm miu của lão ...
    http://nguoidongbang.blogspot.com/2014/11/nhan-anh-hai-ai-tuong-quan.html

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog