Chia sẻ

Tre Làng

XE BỌC THÉP ĐỂ BỌC GÌ?

Ong Bắp Cày

Mấy ngày nay báo chí cứ nhặng xị ngậu lên vì chuyện bố con anh Hải hai lúa chế tạo xe bọc thép cho Căm Bốt. Nếu thế thì chả có gì đáng nói. Điều kỳ lạ là gần như mấy anh bí cháo của Tuổi Chẻ và Thanh Liên lại chính là những cái loa đưa ra thông điệp ngầm rằng, vì chúng ta coi thường chất xám, nên bố con anh Hải chọn con đường xuất ngoại để chất xám được thăng hoa. 

Các bạn bí cháo cứ ba hoa vung xích chó làm như xe bọc thép Căm Bốt do anh Hải phát minh sáng chế không bằng. Lại nữa, các bạn ý chém đến mức tưởng như đó là loại xe tiên tiến hơn cả Nga xô. Thật, vãi các bạn quá!

Sự thật thì thế nào?

Trước hết về nguồn tin, nếu các bạn search trên mạng, có thể thấy tin viết bài đến từ 2 nguồn là Tuổi Chẻ Và Thanh Liên. Kể cả báo tiếng Anh của Căm Bốt cũng dẫn lại nguồn từ 2 báo này. Đã bao giờ các bạn tự hỏi rằng, vì sao truyền thông không sử dụng tin từ nguồn chính thống của Căm Bốt? Và đây, ngay cả Báo Phnompenh Post cho biết là vẫn chưa xác nhận được tin tức này với Bộ Quốc Phòng Campuchia. (Hiệp sĩ cưỡi lừa).

Thế nào là xe bọc thép ?

Để trả lời câu hỏi này, chị dẫn lại nội dung trên Đơn vị tác chiến điện tử:

1. Loại thép dùng chế tạo các xe bọc thép thông thường được các cty chế tạo theo một quy trình nghiêm ngặt và tất nhiên là bí mật … hehe, không thì có thằng đớp mất công nghệ là toi.

2. Thường có 2 lớp thép chống đạn và giữa 2 lớp này sẽ là một lớp sợi thuỷ tinh hoặc polymer để tạo thành giáp phức hợp, có tác dụng giảm bớt sức công phá của đầu đạn.

3. Xe bọc thép, tất nhiên sẽ nặng, do đó, yêu cầu độ cứng của khung xe rất lớn. Đặt giả thuyết xe bị trúng mìn và lật ngửa, nếu dùng thép thường thì lính ở trong … dẹp lép.

4. Khoảng cách bắn giảm xuống 7m so với nguyên bản 150m là không có giá trị do xe bọc thép thông thường là xe hỗ trợ tấn công. Để quân địch tới gần như vậy, đảm bảo xe…nát là cái chắc.

5. Với 4 tháng, để kiếm được tất cả những vật liệu đủ bền, chắc và đạt độ an toàn nhằm chế tạo cho một chiếc xe còn khó . Nếu chỉ đơn thuần cho một lớp sắt ở bên ngoài chiếc xe thì … ông thợ sửa xe ô tô nào cũng có thể làm được .

Củ Hành: "Vậy nên xin nhắc lại các bạn đừng nên so sánh và đặt câu hỏi tại sao quân đội ta không chấp nhận mẫu thử của xe bác Hải trừ khi các bạn muốn ngồi trong một chiếc xe ra trận mà đạn AK còn bắn thủng được. Và cũng xin đừng bắt quân đội phải chấp nhận những sáng kiến mà bên quân giới đã làm từ cách đây 50 năm".

Nếu các bạn có sức có tài sáng tạo thì sắp tới ‪#‎ComCom‬ sẽ mở cuộc thi cho các bạn thỏa sức đam mê, nhưng yêu cầu phải thực tế chứ không phải vẽ gì vào cũng được nhé. (hết trích).

Chiểu theo hiểu biết trên, thì xe mà bố con ông Hải "chế" ở Căm Bốt có mà chiến đấu vào mắt.

Còn đây, chị lại dẫn ra phần bình của anh Tai Le: "Lúc đầu tôi tưởng là giữ nguyên kích thước của tháp pháo, bố trí lại súng làm cho góc bắn thấp xuống để tiêu diệt mục tiêu cách xe 7 m so với 150m như cũ thì rất hay. Nhưng ông Hải lại nâng tháp pháo cao thêm 1/3 nữa (để mũi súng chúi xuống nên xác suất xe bị tiêu diệt lại tăng thêm. Ngô nghê hơn lại gắn thêm khẩu DKZ cao ngếu nghện muốn bắn xạ thủ phải đứng thẳng người làm mồi cho đạn nhọn. Nghĩa là ông Hải đã làm tăng xác suất bị tiêu diệt của xe và kíp xe lên nhiều lần. Ông cải tiến xe để cơ động đồi núi mà không nghĩ là bánh hơi chạy dèo dốc khó khăn. Người ta chế tạo ra xe này để dùng tác chiến trong địa hình đồng bằng, thành phố rất phù hợp. Tóm lại Hai lúa giỏi máy móc nhưng ngô nghê về vũ khí, tác chiến. 

Điều lạ là không hiểu tại sao những sỹ quan của lữ đoàn này không nhận ra điều đó. (Hết trích)

Khách quan nhé. Cái thứ mà bố con anh Hải chế tạo mà ra trận, chị tin nó sẽ thành cái hòm sắt tây chỉ sau loạt đạn đầu.

Thực lòng mà nói, chị tự hào vì nông dân ta có anh Hải và nhiều anh khác nữa đam mê chế tạo máy bay và xe bọc thép. Làm được đến như thế cũng là giỏi rồi.

Tuy nhiên, cần phải hiểu cho đúng. Những gì các anh làm thì thế giới đã làm, và quân đội ta đã làm từ vài chục năm trước, và những sản phẩm của họ không ngô nghê ưỡn ngực ra làm bia đỡ đạn như của anh Hải đâu.

Nhân đây cũng nói luôn với mấy anh bí cháo. Hãy mở mắt nhìn và đọc lại lịch sử quân sự nước nhà đi rồi hãy tung hô ai đó là nhân tài. Đừng có nhân chuyện anh nông dân chế được cái gì nổ bình bịch, quay vù vù là bóng gió miệt thị các nhà khoa học Việt Nam và qua đó ỏng eo chế độ.

Chị phát tởm vì cái trình và cái tâm báo chí của các bạn.

7 nhận xét:

  1. công nhận ông tác giả viết chí phải!
    đâu phải cái gì cũng có thể chế tạo được đâu chứ! chuyện chế tạo một chiếc xa bọc thép, khó ngay từ khâu nguyên liệu.
    việc chế tạo xe bọc thép ở đây chủ yếu chỉ mang tính chất mô hình thôi chứ nếu nói là một chiếc xe bọc thép thực sự thì có vẻ không khả thi thật!

    Trả lờiXóa
  2. Anh Sơn à, Hành củ có cùng quan điểm với anh nè. Xe dễ thành quan tài

    Động đậy 24h: Xe bọc thép - Huân chương Đại tướng quân và báo ...hại
    Thời gian gần đây, một số báo chí tại Việt Nam đưa tin về một người nông dân tại Tây Ninh đã được trao tặng huân chương "Đại tướng quân" vì đã có thành tích sửa chữa và chế tạo xe thiết giáp và cho quân đội Hoàng gia Campuchia. Tuy nhiên, việc đăng tin, diễn giải không đúng thực tế vấn đề của các báo dấy lên nghi ngờ trong dư luận về vụ việc trên.


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3gggiPR

    Trả lờiXóa
  3. Theo những hình ảnh được các báo đăng tải, thì tấm huân chương mà ông Trần Quốc Hải được trao tặng có tên đầy đủ bằng tiếng Anh là: Royal Order of Sahametrei nằm trong hệ thống huân chương mà Hoàng gia Campuchia trao tặng. Đây là loại huân chương mà Chính phủ Campuchia trao tặng chủ yếu cho những người nước ngoài đã có đóng góp, giúp đỡ cho hoàng gia và nhân dân Campuchia; đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại và ngoại giao và như là một dấu hiệu của tình bạn.
    Nói một cách chính xác nhất thì huân chương này giống Huân chương Hữu Nghị mà Chính phủ Việt Nam vẫn thường trao tặng cho những người nước ngoài có đóng góp xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới
    Năm 2014 Chính phủ Campuchia đã trao tặng khoảng 30 huân chương này cho người nước ngoài và một số tổ chức.
    Ngoài ra, Hoàng gia Campuchia còn cấp cho ông Trần Quốc Hải giấy chứng nhận là kỹ thuật viên sửa chữa xe bọc thép (This is to certify that Tran Quoc Hai is a technician of armor repairing (BRDM-2 and BTR60PB)).


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3gpwd1z

    Trả lờiXóa
  4. Thứ hai: Về sản phẩm mà ông Trần Quốc Hải chế tạo cho quân đội Campuchia.
    Người viết bài này không phủ nhận ông Trần Quốc Hải là một thợ cơ khí giỏi, có nhiều đam mê và khát khao cống hiến, sáng tạo. Điều này thể hiện ông đã từng mày mò chế tạo một chiếc "trực thăng" và gần đây nhất là việc cải tạo, sửa chữa và tiến tới là chế tạo "xe bọc thép" cho quân đội Campuchia.
    Tuy nhiên, chiếc xe bọc thép dùng trong quân sự không phải đơn giản chỉ là việc hàn một bộ vỏ thép lên xung quanh một chiếc xe, gắn lên đó một ổ súng máy, khoét vài cửa để chui ra chui vào. Xe bọc thép là một chiếc xe việt dã chở quân, có đủ năng lực phòng vệ và hoả lực tấn công, cơ động và hỗ trợ bộ binh trên chiến trường. Thế hệ xe bọc thép mới nhất có thể chịu được đạn xuyên giáp 14,5x114 mm, sức công phá của lượng thuốc nổ 8kg TNT và chở tới 16 binh lính.
    Loại thép được sử dụng làm giáp của xe thường là thép hợp kim đúc nguyên tấm, được chế tạo theo một quy trình nghiêm ngặt và giá thành không hề rẻ. Nguyên liệu thép hợp kim có thể kết hợp với vật liệu gốm. Thậm chí, một số xe bọc thép có tới 2 lớp thép chống đạn và giữa 2 lớp này sẽ là một lớp sợi thuỷ tinh hoặc polymer để tạo thành giáp phức hợp, có tác dụng giảm bớt sức công phá của đầu đạn. Với tính chất đặc biệt của loại thép như vậy thì không hề dễ dàng mua được loại nguyên vật liệu này ngoài thị trường, kể cả thị trường chợ đen.


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3gx5ftY

    Trả lờiXóa
  5. Xe bọc thép rất nặng và khung xe phải đặc biệt cứng đề phòng trường hợp trúng mìn chôn dưới đất xe bị lật ngược thì vẫn có thể giữ nguyên trạng xe, tránh cho binh sĩ phía trong bị đè bẹp do biến dạng khung. Do đó, loại thép chế tạo khung xe cũng phải được gia cố đặc biệt và tất nhiên cũng thuộc về bí mật quân sự.
    Một cải tiến được cho là đáng chú ý của ông Hải khi ông đã cải tiến khoảng cách bắn giảm xuống còn 7m so với nguyên bản 150m nhằm tăng năng lực tấn công của bệ súng máy được gắn trên xe bọc thép. Để đạt được khoảng cách này, ông Hải đã nâng bệ súng cao hơn 1/3 so với thiết kế ban đầu, đồng thời vát mũi xe xuống nhằm tăng khả năng chúc mũi súng xuống giúp bắn gần hơn. Để đạt được điều này, ông Hải đã phải thay thế miếng khiên bảo vệ của bệ súng.
    Như đã nói ở trên, xe bọc thép vừa là xe chở quân, vừa có tác dụng hỗ trợ tấn công. Trong chiến đấu, ngoài số binh sĩ trong xe, còn rất nhiều binh sĩ đi phía sau, lợi dụng xe như một tấm khiên chống đạn. Ngoài bệ súng máy tấn công ở khoảng cách 150m, các binh sĩ trong xe có thể bắn hành tiến ra ngoài theo các lỗ bắn được thiết kế theo thân xe. Do vậy, việc hạ khoảng cách xuống 7m là không cần thiết, giá trị sử dụng không cao.


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3h2MEbJ

    Trả lờiXóa
  6. Khi thay đổi thiết kế bệ súng nâng cao hơn sẽ khiến tăng phần lộ diện của xạ thủ làm cho người xạ thủ dễ bị tiêu diệt hơn. Tấm khiên giáp ban đầu thiết kế góc cạnh và hơi cong có tác dụng nhằm chuyển hướng viên đạn nhưng đã bị thay đổi thành phiến thép vuông làm mất tác dụng nói trên khiến nguy cơ đạn xuyên tăng cao hơn. Như vậy, có thể nói cải tiến trên của ông Hải tác dụng không nhiều nhưng lại dẫn đến nguy cơ tiêu hao sinh lực của binh sĩ cao hơn.
    Nên nhớ rằng chế tạo một chiếc xe bọc thép không chỉ đơn giản là chỉ mua một bộ khung xe tải về, sau đó gắn xung quanh nó một bộ giáp bằng thép cán là thành một chiếc xe bọc thép. Ở các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển, để ra đời một mẫu xe mới, người ta cần phải hàng năm trời để thử nghiệm, đánh giá rồi mới có thể sản xuất đại trà. Nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam hiện nay mới chỉ có thể dừng lại ở việc cải tiến các xe bọc thép quân sự đã mua ở nước ngoài chứ chưa thể sản xuất một chiếc hoàn chỉnh. Vì vậy, chỉ cần 4 tháng, ông Hải đã có thể "ra lò" một chiếc xe bọc thép quả là điều không tưởng. Hầu hết những người có kiến thức vũ khí quân sự nhất định đều đánh giá đây là một sản phẩm nguy hiểm - một cỗ "quan tài sắt"

    Qua hai quan điểm ở trên, việc không ít nhà báo đã vội vàng thổi phồng quá đáng bản chất của vấn đề thể hiện sự yếu kém về nghiệp vụ. Nguy hiểm hơn, là tạo ra dư luận Nhà nước Việt Nam không coi trọng, bỏ phí nhân tài, dẫn đến sự bất mãn, mất lòng tin vào Nhà nước trong không ít độc giả.


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3h8NL86

    Trả lờiXóa
  7. Thay lời kết, người viết xin trích một vài ý kiến trên facebook của nhà báo Thu Uyên (VTV) về sáng chế của ông Trần Quốc Hải: "Đam mê sáng chế có nên biểu dương không? Vô cùng nên. Trường hợp anh Hải dã được biểu dương và ủng hộ rộng rãi. Ủng hộ là ủng hộ tinh thần, còn sản phẩm thì ủng hộ phải bằng cách giám định cho nó an toàn, chí ít phải vận hành được." và "trường hợp anh Hải, Thu Uyên nghĩ chưa thể nói những việc anh làm là khoa học được. Cho nên phải quan sát nữa, chứ không phải thấy người ta tôn vinh thì mình đã "đấy thấy chưa" và tự tổng sỉ vả được."


    Read more: http://cuhanhvn.blogspot.com/2014/11/ong-ay-24h-xe-boc-thep-huan-chuong-ai.html#ixzz3J3hEKK3y

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog