Chia sẻ

Tre Làng

CÁI SỰ "ĐÀNG HOÀNG" CỦA ÔNG HOÀNG VĂN NGHIÊN (!)

Khoai@

Nói thật, ở nước ta, quan chức cấp thành phố mà kêu khó khăn, không có nhà ở để đòi được hưởng chế độ nhà công vụ là điều không thể tin. 

Cho đến nay, còn khá nhiều người đã nghỉ hưu, nhưng chây ì, không chịu trả nhà công vụ. Trong số đó có ông Hoàng Văn Nghiên. Ông Nghiên là ai, thì hẳn mọi người đều rõ.

Tiếp theo vụ ông Truyền, báo chí lại lên tiếng vụ biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Đó là căn nhà công vụ mà UBND TP Hà Nội đã cấp cho ông Nghiên khi ông còn tại vị. 

Sau khi về hưu, ông đã không trả lại, mà giao cho con trai ở. Còn ông, lại được cấp cho một biệt thự hoành tráng tại một khu cao cấp khác. Như vậy, sự thật là, ông đã không trả, mà lại còn được thêm.

Báo chí đã nhiều lần lên tiếng, mà thực ra đó là tiếng nói của người dân về sự bất công đó, nhưng mọi việc vẫn không tiến triển.

Dư luận bất bình, ấy thế mà ông cựu chủ tịch Tp Hà Nội lại phát biểu "Tôi chả có việc gì để nói chuyện cả. Tôi có làm gì đâu mà chuyện với trò. Nguyện vọng của tôi, tôi đã nói với chính quyền từ 10 năm nay rồi, còn bây giờ chả có gì để nói cả. Sống đàng hoàng thì chả phải nói gì với ai" (trích nguyên văn trên báo Người Lao Động).

Qua câu trả lời ấy, chắc người dân đã hiểu, cái sự "đàng hoàng" ấy nó như thế nào. Nói thật, người dân rất sợ những cán bộ cao cấp "đàng hoàng" như ông. Và từ nay trở đi, từ "đàng hoàng" trong Từ Điển Tiếng Việt sẽ phải bổ sung thêm nghĩa mới.

Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, lãnh đạo TP Hà Nội đang có sự lúng túng trong việc thể hiện thái độ kiên quyết thu hồi biệt thự này. 
Có thể ông Nghiên cũng biết thế nên chây ì ra
Ông Phạm Sĩ Liêm.
Chây ì một cách "đàng hoàng" là thái độ của ông Hoàng Văn Nghiên trước phản ứng của người dân.

Nói cho đúng, người sử dụng nhà công vụ trả lại nhà cho nhà nước sau khi về hưu sẽ được coi là hành động đẹp, gương mẫu, và đàng hoàng. Mặt khác, với vai trò quản lý của mình, nhà nước thu hồi lại nhà công vụ cũng là một việc làm phù hợp với pháp luật, đáng hoan nghênh. 

Trong trường hợp này, UBND TP Hà Nội đã không làm tròn bổn phận công bộc của mình trước người dân. Rộng hơn một chút, công tác cán bộ của ta còn nhiều vấn đề.

Còn ông Hoàng Văn Nghiên, mong ông nghĩ lại về hai chữ "đàng hoàng" mà ông mới phát ngôn. Người dân vẫn chưa quên, trước đây ông còn giữ riêng cho mình chiếc xe Lexus trị giá tới 3000 con trâu để cưỡi đi làm hàng ngày nhằm phô trương với thiên hạ đâu đấy.

7 nhận xét:

  1. Cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên được thành phố cho thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa trên thửa đất rộng 411 m2 với giá chỉ gần 460 nghìn đồng/tháng. Con số này rẻ hơn rất nhiều số tiền công nhân và người nhập cư phải bỏ ra hàng tháng để thuê phòng trọ chật hẹp. Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của vấn đề.


    Thực chất, nếu xuôi chèo mát mái, căn biệt thự này có thể đã thuộc sở hữu của gia đình ông Nghiên. Từ vụ ông Trần Văn Truyền đến ông Hoàng Văn Nghiên phơi lộ một thực tế gây bức xúc: Nhà đất công lấy rất dễ!

    Hợp đồng ban đầu trong thời hạn 3 năm (từ ngày 20.7.2001 đến 20.7.2004) thể hiện rõ diện tích nhà được thuê là 185,6 m2 nhà trên tổng cộng 410,9m2 đất. Cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội chỉ phải trả tiền thuê nhà, không phải trả tiền thuê đất, với giá thuê ưu đãi là: 2.476 đ/m2/tháng.

    Như vậy tổng số tiền ông Nghiên phải trả để thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa chỉ có 459.688 đồng/tháng. Con số này chỉ bằng khoảng ¼ số tiền công nhân hoặc người nhập cư chi trả hàng tháng để có chỗ ở trong phòng trọ rộng chừng 12m2.

    Không bức xúc sao được khi phần đông người Hà Nội chen chúc trong những căn nhà hộp diêm với chi phí đắt đỏ thì gia đình ông Nghiên sử dụng biệt thự hoành tráng mà chỉ cần bỏ ra không đến…10 tô phở!

    Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ hợp đồng của Công ty kinh doanh nhà số 2 (nay là Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội) với ông Hoàng Văn Nghiên, đã hết hạn từ ngày 20.7.2004 nhưng gia đình ông Nghiên vẫn sử dụng từ đó đến nay.

    Và điều khó hiểu hơn là năm 2006 dù đã có quyết định thu hồi nhưng năm 2013 Sở Xây dựng Hà Nội đã bút phê đề xuất cho ông Nghiên tiếp tục thuê (!). Thực tế, người đứng tên thuê là ông Nghiên nhưng ông ở nơi khác và căn biệt thự này gia đình con trai ông sử dụng.

    Vì sao hết hợp đồng nhưng ông Nghiên vẫn tìm cách sử dụng ngôi biệt thự này? Điều này khiến nhiều người không thể nghĩ khác rằng mục đích chính của ông Nghiên có thể là “tìm cách” hóa giá để sở hữu căn biệt thự!

    Cần biết rằng, khi đã rời chức Chủ tịch UBND TP, ông Nghiên có đơn xin hóa giá căn biệt thự theo Nghị định 61/CP và đã được một số cơ quan chức năng của thành phố đồng tình.

    Tuy nhiên, sau đó, việc hóa giá không thành, do báo chí thông tin, khẳng định căn biệt thự này không thuộc diện được hóa giá. Nếu không có sự phanh phui vào cuộc của báo chí, có lẽ căn biệt thự đã nghiễm nhiên thuộc về ông Nghiên.

    Có điều sau khi “nuốt không trôi”, việc gia đình ông cố làm mọi cách sử dụng căn biệt thự không có cách giải thích nào khác ngoài việc…câu giờ chờ cơ hội?.

    Từ vụ việc ông Trần Văn Truyền đến ông Hoàng Văn Nghiên cho thấy một công thức chung. Đó là cố thuê nhà công trong một thời gian dài sau đó xin hóa giá. Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền thuê căn nhà ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM và sau đó xin hóa giá cho con gái mình. Ông Nghiên thuê căn biệt thự nhưng thực chất là con trai ông sử dụng.

    Cả hai vụ việc đều cho thấy rõ các cơ quan quản lý rất dễ dàng xét duyệt việc cho thuê hoặc hóa giá nhà đất công mặc dù hoàn toàn sai đối tượng và điều kiện.

    Lại phải nhắc rằng, quy định về hóa giá nhà đất công theo Nghị định 61/CP là rất chặt chẽ, thậm chí nghiêm ngặt. Việc cơ quan quản lý “xé luật” để cho thuê hoặc hóa giá bừa bãi chỉ có thể giải thích là do cả nể hoặc quan hệ lợi ích.

    Nó cho thấy một tư duy nguy hiểm, xem nhà đất công như "của chùa", vô tư lấy, vô tư dùng như món quà biếu xén. Việc quản lý nhà đất công và các chế tài vi phạm, trách nhiệm cá nhân gần như đang bị thả nổi.

    Từ đây, một câu hỏi nóng bỏng của công luận cần được trả lời: Số tài sản công diện này trên cả nước là bao nhiêu? Và có bao nhiêu ông Nghiên và ông Truyền khác chưa bị phơi lộ?

    Trả lờiXóa
  2. Thì bác Nghiên nghĩ mình có cấu hiến nên bác đòi quyền lợi thôi. Bao nhiêu người được cho không nhà từ cái 61? Thuận lợi thì bây giờ bác có sổ đỏ cái nhà đó rồi vậy mà... Thôi cứ cho bác ấy mua luôn nhưng theo giá thị trường. Là người đàng hoàng nên có ưu đãi bán với giá thấp hơn bác cũng không mua đâu

    Trả lờiXóa
  3. VÃI ỒN

    Nguyễn Anh

    Đ cái con mẹ mày, nếu gặp ngoài đời bà chà cái ấy vào mặt mày cho mày chết

    He he,
    Nói thế thôi chứ chà vào mặt nó nó lại sướng
    Còn mình có khi chết ngất vì cái mồm lông của nó

    Thôi thì kệ cha nó, bà chửi cho đã cái mồm trên của bà đã

    Bà là người Việt Nam và đang sống tại Việt Nam, bà yêu đất nước bà đang sống, bà yêu sự bình an của quê hương bà.

    Bà ẽo theo bè phải Đảng đoàn nào cả nên bà cũng chẳng sợ cái thằng ồn nào.

    Bà lập facebook là để chém với bạn bè chứ không phải để cho mấy con đĩ đổ rác, bà ghét nhất những thằng quảng cáo Viettel nạp thẻ, nó bảo là theo thông tin tiết lộ từ người chú, người anh hay từ tổ cha nhà nó về khuyến mãi, đăng loạn hết cả Wall nhà bà. Bà muốn tè vào mặt nó.

    Bà đây thiếu ồn gì tiền mà phải chờ khuyến mãi của bọn đĩ chúng nó. Sao nó không bảo là khuyến mãi luôn Hòm vỏ cho những đứa chuyên đi ném rác.

    Đ.. cha những thằng phản động cờ vàng, cuộc đời bà đã đọc quá nhiều báo, nhưng giờ bà chỉ sướng đọc các bài của Trelangblogspot, fanpage Việt Nam Trong Tim Tôi,…mà chúng nó vào comment phá là thế ồn nào? Đảng phái gì ở đây mà chúng nó cứ nói đến chế độ, nói dến Đảng.

    Bà thích đọc nó chỉ vì nó viết bựa, nhiều bài đọc làm bà nóng hết cả vùng miền, bà sướng thế thôi.

    Còn báo chính thống như Thanhnienonline, Laodong.vn… bà lướt vài lượt là bà bỏ luôn, chả hiểu thằng nào quản lý nó mà toàn đưa chuyện hiếp hâm, bạo lực ra câu view. Mẹ nó chứ cái chuyện quan hệ bằng miệng thì con đàn bà nào mà chả biết, nó giật tít trên cùng làm gì?

    Bà đặc biệt ghét mấy cái thằng dùng ảnh chế về Bác Hồ để comment, chúng là những thằng bệnh hoạn, chúng là thứ u nhọt, máu mủ nhiễm đầy vi khuẩn vi trùng. 10 đời chúng nó uống nước sông Tô lịch hay sao mà ngu thế, nếu không có Bác thì đời chúng chỉ có nước ăn kkít.

    Lại nói chuyện chế độ và Đảng, bà đây đẽo quan tâm đất nước có bao Đảng và chế độ gì, bà chỉ biết nó ổn định cho bà ngồi facebook rung đùi là đã rồi. Mà ẽo mẹ, bọn tham nhũng giờ nhiều như sâu tỏi, mùi đặc trưng của nó là mùi tiền, chỉ cần bay qua là dân ngửi ra nó ngay, thế mà cơ quan chức năng nhiều phen khịt khịt mũi, chỉ túm được vài chú “tâm thần”.

    Nói dai, nói dại, chứ có những lúc bà ngẫm lại cũng buồn, đất nước nghèo thì nghèo mẹ nó rồi, tiến lên cũng phải từ từ, cứ làm giàu bằng mọi giá có khi chết thối mồm, giờ chỗ éo nào cũng có thằng Trung Quốc. Các quan thì làm gì cũng muốn ngang tầm thế giới, dân chúng thì đói giơ răng. Giá như những dự án hàng nghìn tỷ đừng đắp chiếu, đừng thành bãi đất hoang cho bọn đĩ vào Đ thì sẽ có biết bao cây cầu, bao nhiêu trường học đã được mọc lên.

    Sáng nay, đang ngồi trong to lít thì điện thoại keng keng, tưởng thằng chồng chết tiệt nhắn tin, hóa ra là “có người bạn giấu tên gửi bạn bài hát Can mot tinh yeu và kèm theo những lời tâm sự, gọi vào số 19004533 để nghe và cảm nhận”, tổ cha nó chứ, bà đã tin Vinaphone là của nhà nước không đái bậy, thế mà ngày nào nó cũng ị mấy tin lừa đảo, đọc xong tin bà tịt luôn cả đái.

    Mà thôi ! Lam man nhiều làm bà tự dưng lại buồn tè….
    Bà đi đây.

    Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ nhé!

    Trả lờiXóa
  4. Đã là cán bộ thì cần làm gương cho nhân dân, Đời có vay có trả, tham rồi lại thâm thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Đã là cán bộ thì cần làm gương cho nhân dân, Đời có vay có trả, tham rồi lại thâm thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Đời cha ăn mặn thì đời con khát nước. Nhân quả nhãn tiền chứ đâu xe. Làm quan to mau ngu vkl. Vật chất ngoại thân, mang nhiều cho nặng nợ. Chết rồi thì hai tay ôm dái mà đi chứ mang theo được cái ồn gì. Già mà ngu

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog