Chia sẻ

Tre Làng

Cuộc chiến giấu mặt, thầm lặng của Washington chống Việt Nam

Cuộc chiến giấu mặt, thầm lặng của Washington chống Việt Nam

Hình ảnh: Lấy từ trang web của một trong tổ chức "ủng hộ nhân quyền" Mỹ tài trợ ởViệt Nam, Cù Huy Hà Vũ có thể thấy đã công khai ủng hộ kích động do Mỹ hậu thuẫnở Việt Nam. Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác, đã chiến đấu cuộc chiến âm thầm chống lại sự lật đổ của Mỹ trong nhiều năm qua.

Ngày 11/12/2014, Cù Huy Hà Vũ (Cù con) đã có buổi thuyết trình ”Thi hành nhân quyền như đường đến Dân chủ ở Việt Nam” (Implementing Human Rights as a Path to Democracy in Vietnam) tại Viện bảo trợ dân chủ Quốc gia - NED (National Endownment for Democracy) với sự có mặt của vị chủ tịch tổ chức này: Carl Gershman.

Có lẽ chứng hoang tưởng của anh ta không những không giảm mà càng trầm trọng khi tưởng tượng được sự bảo kê của Viện bảo trợ NED nên đã ra quán nhậu chém gió kinh hoàng về chiến lược với Mỹ để giải thể chế độ cộng sản!?

Nhưng đằng sau những điệu bộ khôi hài đã có tiếng của ông Cù con, có những lý do và chứng cớ xác đáng về ý đồ can thiệp nội bộ khác nữa của Mỹ. Nhà phân tích Tony Cartalucci cho biết chi tiết.

Sự can thiệp của Washington vào châu Á đã thành chủ đề gần đây tại Hồng Kông, nơiNED tài trợ cho các thủ lĩnh đối lập cố gắng để kích động một cuộc “cách mạng màu"nhằm vào chính phủ Bắc Kinh và các nhà quản trị địa phương Hồng Kông. Thất bạiđáng chú ý của nó đã gần như ngay lập tức phơi bày những kẻ biểu tình như những tay chân phục vụ lợi ích nước ngoài được chống lưng.

Hơn nữa, hỗn loạn chính trị đã gây họa cho Thái Lan trong cuộc tranh giành lật đổ độc tài Thaksin Shinawatra được Washington và giới Wall Street ủng hộ với phe đối lập của ông ta, là mặt trận chính trị bình phong được tài trợ tốt và nhiều phe phái đội lốt cánh hữu khác nhau, tất cả đều được cấp tiền bởi Washington. Malaysia cũng đã có cuộcchiến tương tự như vậy với bản sao phe đối lập được Mỹ hậu thuẫn ở Hồng Kông và Thái Lan, với trận chiến chống "Berish" cầm đầu bởi Anwar Ibrahim của Washington và Wall Street.

Sự ủng hộ của dân chúng - bất chấp những báo cáo của truyền thông phương Tây,trong mỗi quốc gia tương ứng, đã không được che đậy là cực kỳ nhỏ. Tại Thái Lan, ví dụ, ngay cả khi ở đỉnh cao hứa hẹn đến với quyền lực, Shinawatra trong năm 2010,phong trào "áo đỏ" của ông ta cũng chỉ đại diện cho một số ít ỏi 7% của 70 triệu dân Thái Lan - một thiểu số đã giảm sút kể từ đó.

Ở Miến Điện, nhân vật được Anh-Mỹ tạo dựng, bà Aung San Suu Kyi cũng đã cạn uy tín và ảo tưởng về sự ủng hộ của dân chúng. Các đặt cược của bà này vào chính trịMyanmar đã bỏ lại những người ủng hộ mình thậm chí bị vỡ mộng - không kể đến sự ủng hộ bà ta của những kẻ “thầy tu nghệ tây - saffron monks” phân biệt chủng tộc vô giới hạn và bạo lực Myanmar, những kẻ thường cầm đầu đám đông cầm dao rựabạo loạn giết người hàng loạt chống người tị nạn Rohingya.

Tuy nhiên, can thiệp của Mỹ không giới hạn ở các nước này. Thật vậy, các mẫu bình phong "ủng hộ dân chủ" quen thuộc được chống lưng bởi NED và truyền thông phương Tây có thể được thấy tự nó biểu hiện hiển nhiên, nếu như là mức độ thấp hơn, trong suốt bối cảnh chính trị được nói đến của Việt Nam.

Trong một lần hiếm, can thiệp Mỹ đã nổ ra gần đây với các khiếu nại khắp mạng lướiủng hộ nhân quyền giả mạo của NED và truyền thông phương Tây về việc bắt giữNguyễn Đình Ngọc, như mô tả bởi Associated Press trong bài viết của họ "Nguyễn Đình Ngọc, Blogger, bị giam giữ ở Việt Nam" chỉ như một "blogger". AP viết:

Blogger Nguyễn Đình Ngọc, 48 tuổi, bị bắt giam và nhà của ông ở trung tâm thương mại phía nam Tp. Hồ Chí Minh bị khám xét vào ngày thứ 7. Bộ Công an cho biết trong một tuyên bố cảnh sát đang điều tra và sẽ xử lý ông Ngọc theo pháp luật, nhưngkhông nói chi tiết.

Trong tháng vừa qua, công an Tp. Hồ Chí Minh đã bắt giữ hai blogger khác bị cáo buộc đăng bài chống chính phủ.

Chỉ đăng bài chống chính phủ chắc chắn không phải là lý do để giam giữ "blogger". Tuy nhiên, NED lại tiết lộ dấu vết của mình qua việc bắt giữ các "blogger" khác nhau ở Việt Nam là nhiều kẻ đang nhận tài trợ và hỗ trợ của NED - có nghĩa họ không đơn thuần là những người chỉ trích chính phủ Việt Nam, mà là tay chân xúi giục nổi loạn được nước ngoài chống lưng, gây ra hậu quả bị bắt giữ là hợp lý.

Năm 2013, NED cũng công khai chỉ trích việc bắt giữ các "blogger" ở Việt Nam. Trong một bài viết có tựa đề, "Blogger dân chủ bị bắt ở Việt Nam", NED tuyên bố:

Trong bức thư gửi Ttg chính phủ Việt Nam, NED đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của mình về việc bắt giữ ngày 27 tháng 12 luật sư nhân quyền nổi tiếng và blogger LêQuốc Quân tại Việt Nam.

Ông Quân, là học viên của Reagan-Fascell Democracy Fellow (2006-2007) tại NED ởWashington, DC, đã viết nhiều về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và đã bị bắt giam bởi chính quyền nhiều lần vì quan điểm ủng hộ dân chủ của mình.

NED trơ trẽn thừa nhận các blogger bị bắt giữ làm việc nhân danh họ và với sự hỗ trợto lớn của họ. NED đứng phía sau gần như mọi ủng hộ "nhân quyền" phản đối chính phủ ở Việt Nam – với nhiều báo cáo về các hoạt động cần mẫn của NED ở trong nước– nhưng không bao giờ công khai mối quan hệ tài chính và chính trị của họ vớiWashington. Ví dụ, "Bảo vệ nhân quyền Việt Nam", là tổ chức gần đây đã lên án việc bắt giữ Nguyễn Đình Ngọc, thường xuyên ca ngợi và báo cáo về các chương trình củaNED và USAID, nhưng không ở đâu, trong những gì "về chúng tôi" tiết lộ bất cứ nguồn tài trợ nào của mình, không kể đến quan hệ của nó với NED và USAID. Tuy nhiên có danh sách những mối "liên kết" rộng lớn bắt đầu từ NED và các bình phong biện hộ cho quyền tưởng tượng khác được dựng lên bởi Wall Street và Washington, phía sau nóchương trình nghị sự của họ được rao bán.

Trong 1 bài viết ca ngợi Cù con, 1 "đồng nghiệp" theo nghĩa đen tại trang web NED, trong bài viết đăng bởi "Bảo vệ nhân quyền Việt Nam", Cù con được cho là tuyên bốáp lực Mỹ là cần thiết cho "dân chủ hóa hòa bình Việt Nam”. Áp lực, không nghi ngờgì, bao gồm đội quân blogger mà NED bỏ vốn, các phe phái đối lập, và các cuộc biểu tình đường phố như thấy ở Thái Lan, Malaysia, và gần đây ở Hồng Kông.

Mỹ can thiệp vào Việt Nam để tìm kiếm quyền bá chủ lớn hơn trong vùng

Trang web chính thức của NED mô tả sự ủng hộ của họ cho các nhóm ở Việt Nam rấtmơ hồ - một kiểu mẫy thấy khi NED từ chối thừa nhận liên quan đến những nhân vật gây rối có tiếng nhất ở bất kỳ quốc gia đặc biệt nào - như thấy ở Hồng Kông gần đây.Trong 1 bài có phụ đề "nhân quyền", NED viết:

Để xây dựng sự tinh thông và kỹ năng của các tổ chức và các nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam trong nỗ lực của họ hỗ trợ và bảo vệ quyền con người. Dự án sẽ đào tạo các luật sư và các nhà hoạt động khác về vận động nhân quyền, về quản trị dự án và tổ chức cộng đồng, cũng như liên kết chúng với các đối tác của họ ở các nướcASEAN khác trong nỗ lực tăng cường phong trào xã hội dân sự bình dân mới nổi lên ởViệt Nam.

Liên kết chúng với "đối tác ở các nước ASEAN khác" của họ thực sự là - bởi tham vọng của NED lật đổ trật tự chính trị ở Việt Nam có liên quan trực tiếp đến tham vọng của Wall Street và Washington biến tất cả khu vực Đông Nam Á thành tiền đồn thống nhất giấu mặt để sử dụng chống Trung Quốc. Các chiến dịch lật đổ chính trị tương tựở Thái Lan, Malaysia, Myanmar để cài cắm quyền lực cho Thaksin Shinawatra, AnwarIbrahim, Aung San Suu Kyi, sẽ biến cả khu vực thành 1 bộ sưu tập các quốc gia lệ thuộc và các độc tài bù nhìn được chống lưng bởi và để phục dịch phương Tây.

Với quyền bá chủ tài chính-tập đoàn được đảm bảo qua các hiệp định "thương mại-kinh tế tự do" như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC - ASEAN Economic Community) vàĐối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP - Trans-Pacific Partnership), Trung Quốc sẽ không chỉ bị cô lập về chính trị với khu vực Đông Nam Á, mà còn cả về kinh tế. Như với NATO ở châu Âu, Mỹ có kế hoạch tạo ra một liên minh quân sự ASEAN do mình cầm đâu, nghĩa là ngoài việc cô lập về chính trị và kinh tế, Bắc Kinh cũng sẽ bị bao vây quân sự.

Can thiệp vào Việt Nam là 1 phần của của cuộc chiến lâu dài Washington chốngTrung Quốc

Ngay từ đầu Chiến tranh Việt Nam, với cái gọi là "Bản thuyết trình Lầu năm góc -Pentagon Papers", công bố năm 1969, nó đã tiết lộ rằng cuộc xung đột chỉ đơn giản làmột phần của chiến lược lớn hơn nhằm ngăn chặn và kiểm soát Trung Quốc.

Ba đoạn trích quan trọng từ trang giấy tờ đó chứng tỏ chiến lược này. Đầu tiên nó nói rằng:

"... Quyết định tháng 2 ném bom Bắc Việt Nam và phê chuẩn tháng 7 giai đoạn I triển khai có ý nghĩa chỉ khi chúng hỗ trợ chính sách lâu dài của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc."

Nó cũng tuyên:

"Trung Quốc giống như Đức vào năm 1917, như Đức ở phương Tây và Nhật Bản ở phía Đông vào những năm cuối 30, và giống như Liên Xô vào năm 1947, hiện ra là quyền lực lớn đe dọa khai tử tầm quan trọng và hiệu quả của chúng ta trên thế giới, và xahơn nhưng đầy đe dọa nhiều hơn, để tổ chức cả châu Á chống lại chúng ta."

Và cuối cùng, nó vạch ra 1 sân khấu khu vực rộng lớn của Mỹ tham gia vào chống Trung Quốc vào thời điểm đó bằng cách tuyên:

"Có ba mặt trận cho nỗ lực lâu dài để kiềm chế Trung Quốc (thấy rõ rằng Liên Xô“kìm chế” Trung Quốc ở phía bắc và tây bắc): (a) mặt trận Nhật Bản-Hàn Quốc; (b)mặt trận Ấn Độ-Pakistan; và (c) mặt trận khu vực Đông Nam Á."

Trong khi Mỹ cuối cùng thất bại cuộc chiến tranh Việt Nam, mất mọi cơ hội sử dụngngười Việt làm lực lượng ủy nhiệm chống Bắc Kinh, cuộc chiến lâu dài chống Bắc Kinhsẽ tiếp tục ở nơi khác.

Chiến lược ngăn chặn này được cập nhật và chi tiết hóa trong báo cáo Viện Nghiên cứu Chiến lược năm 2006 "Chuỗi ngọc trai: Đáp ứng các thách thức Quyền lực nổi lên của Trung Quốc bên kia bờ biển Asian" (String of Pearls: Meeting the Challenge of China’s Rising Power across the Asian Littoral), nó vạch ra những nỗ lực của TQ đảm bảo huyết mạch dầu mỏ từ Trung Đông đến bờ của mình trên biển Đông cũng như cácphương tiện để Mỹ có thể duy trì quyền bá chủ trên khắp Ấn Độ và Thái Bình Dương.Những tiền đề là, chính sách đối ngoại của phương Tây sẽ không lôi kéo được Trung Quốc tham gia vào Wall Street và "hệ thống quốc tế" của London như bên liên quancó trách nhiệm, tình hình gia tăng đối đầu phải được thực hiện để kìm chế quốc giađang nổi lên này.

Cuộc chiến tranh ủy nhiệm này đã thể hiện bản thân dưới hình thức của cái gọi là"Mùa xuân Ả Rập", nơi lợi ích của Trung Quốc đã phải chịu thiệt hại cũng như ở các quốc gia khác như Libya rơi vào hỗn loạn lật đổ Mỹ hậu thuẫn và thậm chí can thiệp quân sự trực tiếp. Sudan cũng như một trận chiến ủy nhiệm khi phương Tây sử dụngbạo loạn để đẩy lợi ích của Trung Quốc ra khỏi lục địa châu Phi.

Với việc Mỹ tiếp tục can thiệp vào Việt Nam gần đây, có thể thấy rằng chiến lược bao vây và ngăn chặn của Mỹ vẫn đóng vai trò lớn. Việt Nam đã một lần nữa, nếu như ngay cả là tinh tế, trở thành chiến trường giấu mặt giữa Washington và Bắc Kinh.

Người Việt Nam, có lịch sử rất độc lập, có thể cố gắng để cân bằng mình giữa một Trung Quốc đang nổi lên trong khu vực và các kế hoạch của Washington lôi kéo mặt trận ASEAN thống nhất chống lại sự nổi lên đó. Trong khi Mỹ công khai thừa nhận họđang cố gắng để liên kết các trận tuyến lật đổ khác nhau của họ với nhau qua ASEAN,chính phủ Việt Nam và các đối tác của họ ở Malaysia, Thái Lan và Myanmar sẽ là khôn ngoan khi liên kết các nỗ lực của họ để làm thất bại nỗ lực bá quyền này.

Ý kiến của nhà phân tích của Tony Cartalucci;

Xem thêm:

12 nhận xét:

  1. Những vụ việc này đâu có gì là lạ nữa đâu. Nó càng minh chứng: âm mưu thủ đoạn “ diễn biến hòa bình” với nước ta là có thật. Do vậy, phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác. Càng đúng với nhận định và lời dạy của các tiền bối: chừng nào còn đế quốc thì thế giới còn bị áp bức, bóc lột và khó mà có hòa bình, yên ổn.

    Trả lờiXóa
  2. Mỹ luôn có xu hướng mở rộng vòng quyền lực ra khắp thế giới, cho nên không có gì mới trong việc thò bàn tay can thiệp vào nội bộ các khu vực khác nhau trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  3. Cuộc tranh giành quyền lực giữa Mỹ và các quốc gia khác luôn diễn ra, bất kể lúc nào. Mỹ cũng có chiến lược lâu dài để thể hiện là nước lớn.

    Trả lờiXóa
  4. Quốc gia nào cũng thế, luôn mở rộng quan hệ hữu nghị, nhưng cũng luôn cảnh giác với những ý đồ của các quốc gia khác.

    Trả lờiXóa
  5. Mỹ là nước lớn nhưng cũng là nước có tham vọng quyền lực lớn. Điều này thế giới đã nhận ra từ lâu. Sau này,Trung Quốc cũng nổi lên và có tham vọng tranh giành với Mỹ.

    Trả lờiXóa
  6. Mỹ thích phát triển quyền lực của họ thì cũng bình thường nếu như họ không dùng những phương cách gây hại cho các quốc gia khác. Đằng này, họ đi can dự vào công việc nội bộ các nước khác, không hay ho gì.

    Trả lờiXóa
  7. Ghét nhất là mấy ông Mẽo ủng hộ cho lũ phản quốc chống phá bên trong theo kiểu thọc gậy bánh xe.

    Trả lờiXóa
  8. Mỹ chọc mũi vào hết chuyện này đến chuyện khác của các nước, thậm chí, Mỹ còn tự tạo ra những vụ việc để tìm cớ can thiệp vào nội bộ các nước khác.

    Trả lờiXóa
  9. Hãy phân biệt rõ: Nhân dân Mỹ và các nhà lãnh đạo Mỹ, họ không đồng quan điểm trong việc đối xử với các quốc gia khác đâu.

    Trả lờiXóa
  10. Mỹ so với Trung Quốc có điều giống là đều muốn bá chủ toàn cầu, khác nhau ở chỗ, Mỹ tinh vi và cách thể hiện kín hơn. Còn Trung Quốc hung đồ, thô lỗ hơn.

    Trả lờiXóa
  11. Đấu tranh để giữ vững chủ quyền, giữ quyền độc lập quốc gia là việc khó khăn, thường xuyên, lâu dài.

    Trả lờiXóa
  12. Sau khi thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam Mỹ vẫn ôm hận và muốn xâm lược nước ta một lần nữa và Mỹ đã âm thầm tiến hành chiến lược diễn biến hòa bình nhằm chống phá lại Đảng và Nhà Nước ta chúng tiến hành rất nhiều hoạt động phương thức thủ đoạn rất tinh vi xảo quyệt âm mưu của chúng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ở nước ta cho nên chúng ta phải cảnh giác với những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch nhất là các tổ chức phản động ở Mỹ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog