Chia sẻ

Tre Làng

SAO CÁI ÁC CỨ ĐẠP LÊN NHAU MÀ SỐNG?

Sao cái ác cứ đạp lên nhau mà sống?

Mi An (Đất Việt)

MTG - Thật nguy hiểm cho một xã hội khi mà mọi người đang nhìn vào những cái sai của nhau mà bắt chước. Người bé bắt chước người lớn, người lớn học theo người lớn hơn, cứ đạp lên nhau mà sống.

1. Nhiều khi đọc tin tức trên các báo, không biết quý vị bạn đọc có cảm thấy giống như tôi, hoang mang vì không biết mình đang ở đâu, đang sống trong hoàn cảnh xã hội thế nào.

Đơn cử như tin tức dưới đây xảy ra ở một trường THPT ở tỉnh Quảng Bình.

Vào ngày 12/1, trong giờ học môn vật lý, giáo viên Lê Thị Hiền yêu cầu học sinh Huyền (Lớp 11A2, Trường THPT Đồng Hới) đứng dậy đọc bài trước lớp. Tuy nhiên, Huyền không những không nghe mà còn nói trước lớp những lời lẽ xúc phạm đến danh dự của cô giáo Hiền.

Thế nên, cô Hiền đã ghi tên Huyền vào sổ đầu bài của lớp để cảnh cáo. Bực tức trước việc bị cô giáo ghi tên mình vào sổ đầu bài, nữ sinh này đã lên bục giảng, túm tóc và đánh cô giáo ngay trong lớp học.

Ban giám hiệu nhà trường vừa tiến hành kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, buộc nghỉ học 1 tháng đối với học sinh Nguyễn Ngọc Huyền vì có thái độ và lời lẽ xúc phạm đến nhân phẩm giáo viên.

Thật là choáng váng với những nữ sinh vô đạo đức như Huyền. Em đã học đến lớp 11, không hiểu trong suốt chừng ấy năm đi học, em đã học được những gì để có một lối hành xử không ai chấp nhận được như vậy.

Mái trường của chúng ta cũng đã không còn là nơi che chở bình yên, là nơi ươm mầm những ước mơ xanh trong một bài hát ca ngợi về người giáo viên nhân dân từ vài chục năm trước.

Lời bài hát ấy, tôi còn nhớ thế này: “Ước muốn ngày nào ôm ấp trong tim mai đây là cô giáo. Kìa đôi mắt tròn xoe, kìa đàn em thơ ngây. Hôm nay em đứng đây trong niềm mơ ước lớn”…

Thầy cô ngày nào như cha mẹ hiền từ của học sinh, thì nay những tấm gương trong sáng ấy, ít nhiều có những tấm gương cũng đã nhuốm màu. Và những đàn em mắt tròn xoe thơ ngây, nhiều em không còn thơ ngây nữa. Cá biệt có em như hổ báo (tôi biết đôi khi kiểu so sánh thế này sẽ khiến hổ báo thấy… chạnh lòng).

Tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, bà Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Phạm Ngũ Lão đã ký vào quyết định đình chỉ học của một học sinh vì lý do, em bỏ diễn văn nghệ trong buổi lễ sơ kết học kỳ I của trường.

Bà Lê Thị Thanh Nguyệt, Hiệu trưởng cho rằng: “Ngày nào học sinh chưa nhận lỗi thì vẫn đình chỉ học. Còn nhận lỗi rồi thì sẽ được đến lớp”. Bà Nguyệt nói thêm rằng trường làm vậy vì muốn cảnh cáo về chuyện vô kỷ luật.

Chuyện vỡ lở ra vì quyết định đình chỉ học bị đưa lên mạng xã hội. Sở Giáo dục Đào tạo TP vào cuộc, nữ sinh đã được đi học trở lại.

Cả hai trường hợp trên, đều là những ứng xử lệch chuẩn trong môi trường giáo dục. Một nơi thì trò không ra trò, một chốn thì thầy chẳng ra thầy. Và vì thế, nó cũng góp phần làm đảo lộn trật tự xã hội.

Chúng ta cứ thường tự hỏi mình, cái ác từ đâu ra. Một phần cái ác bắt nguồn rất sâu xa từ những ứng xử lệch chuẩn trong môi trường giáo dục như thế đấy. Chỉ cần thầy chẳng ra thầy, làm trái những quy tắc ứng xử nhân văn và đạo lý, lẽ tất nhiên nhà trường sẽ đẩy ra cho xã hội một thế hệ trơ lỳ, vô cảm, hành xử độc ác và thiếu tính người.

2. Vừa mới hôm qua, trên mạng xã hội lại ồn lên chuyện một clip ở Quảng Ninh, có một vụ tra tấn vì bị bắt quả tang ăn trộm một con gà. Kẻ trộm bị trói vào cột điện, lột trần ra, xung quanh người lố nhố đứng xem. Người tra tấn, hẳn là trời rất rét, nên mặc áo trong áo ngoài, thản nhiên cầm xô nước lạnh dội lên người thanh niên, vừa dội vừa mắng chửi.

Kẻ trộm gà rét run cầm cập, van lậy nhưng vẫn không được tha, may mắn là cuối cùng đã được công an xã đến giải cứu và mang về đồn. Xung quanh người vẫn lố nhố đứng xem, quay clip để úp lên mạng.

Để có một phân tích thấu đáo, đầy đủ về cái ác trong ứng xử của xã hội đương thời, một bài viết là không thể. Nhưng dù sao, đọc những tin tức dạng này vẫn làm chúng ta phải suy nghĩ, trăn trở và thấy day dứt.

Tôi nghĩ nhiều hơn đến những mối dây đạo đức, đạo lý và tình thương vốn sinh ra để ràng buộc và gắn kết một cộng đồng. Xã hội mà chúng ta đang sống phải chăng đã thiếu quá nhiều những mối dây ràng buộc ấy, nên nó đang tan vỡ ra? Người ta mạnh ai nấy sống, ai làm ác được thì cứ ác, ai làm sai được cứ làm?

Mấy ngày trước đây, dư luận xã hội đã dậy sóng lên với chuyện ông Bí thư huyện ủy Thạch Thành (Thanh Hóa) “giữ nhầm” 12 con dê của hộ nghèo trong trang trại mình suốt nửa năm. Tại sao một việc sai trắng trợn như thế vẫn xảy ra? Liệu có phải vì người ta đã nhìn thấy những cái sai khác, to hơn nhiều, trắng trợn hơn nhiều cũng đã xảy ra, mà chẳng ai làm sao?

Thật nguy hiểm cho một xã hội khi mà mọi người đang nhìn vào những cái sai của nhau mà bắt chước. Người bé bắt chước người lớn, người lớn học theo người lớn hơn, cứ đạp lên nhau mà sống.

Rồi sẽ còn những vụ nữ sinh nhảy lên bục giảng túm tóc đánh cô. Rồi sẽ còn nữa những vụ tra tấn, nhục mạ nhau, rồi giết nhau vì mất một con gà. Bởi vẫn còn đó những nhà trường bêu tên học sinh chưa kịp đóng tiền, phạt phơi nắng học sinh chưa kịp mua bảo hiểm.

Bởi vẫn còn những đàn dê “đi nhầm” vào trang trại nhà ông Bí thư huyện ủy. Bởi vẫn còn những đại án tham nhũng làm nghèo đất nước.

Những cái ác cứ nối tiếp nhau mà lớn dần lên. 

39 nhận xét:

  1. công nhận là nhiều khi đọc tin trên báo chí thấy nhiều tin phản ánh những hành động phản ánh sự xuống cấp đạo đức và lòng người quá sốc gây hoang mang vì không biết mình đang ở đâu, đang sống trong hoàn cảnh xã hội thế nào.tuy nhiên cũng không phải là cái nhìn tổng quan nhất về thực tế đâu, vì nhiều khi báo chí cũng vì mục đích kích câu chuyện lên thôi

    Trả lờiXóa
  2. tôi nói thế không phải là không tin vào báo chí, nhưng quả thật là gần đây báo chí đăng những bài làm sôi lên dư luận và sau một hồi náo loạn thì phần lỗi lại thuộc về báo chí, ví như vụ lùm xùm quanh cái tin nhà sư thích trúc minh chơi gái, rồi cũng có đúng đâu, làm bao nhiêu người hiểu lầm nhà sư, nhà chùa, sự quản lý của hội phật giáo...những thứ như thế không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  3. tôi thấy hai cái trường hợp về trường học ở đâu không có mấy liên quan biện luận cho lắm, vẫn biết là một bên học trò mà láo như quỷ đánh cả cô giáo, còn bên là giáo viên thái quá trong việc xử lý có vẻ là tư thù riêng, thế nhưng rõ ràng là 2 việc khác nhau ở 2 nơi khác nhau bên là trò sai, bên là cô sai, nếu như đem ra so sánh thì chúng ta lại nhìn vào câu truyện thấy khó nhìn sao ấy

    Trả lờiXóa
  4. tôi thấy việc trò sai không nặng bằng việc thầy cô giáo sai vì thầy cô cũng là tấm gương chuẩn mực và được làm trong nghề cao quý trọng đạo đức này rồi nên không thể ngang bằng với học trò trước những hành vi xấu được, thế nhưng thực tế mà nhìn thì trò sai, trò hư bây giờ nhiều lắm, không biết vì thời thế kiểu gì, còn thầy cô sai thì ít hơn nhiều chứ không bằng nhau đâu

    Trả lờiXóa
  5. việc quyết định đình chỉ học của một học sinh vì lý do, em bỏ diễn văn nghệ trong buổi lễ sơ kết học kỳ I của trường rõ là việc làm quá và sai của giáo viên rồi, nhưng cũng không phải khó đến nỗi mà bộ giáo dục vào cuộc mới giải quyết được chứ, nhà trường đâu phải mỗi bà kia quản, gia đình xã hội không phải là đứng nhìn vô lực đấy chứ, chẳng hiểu nổi luôn

    Trả lờiXóa
  6. cho dù là có lên mạng xã hội, dù là được bộ giáo dục vào cuộc bảo vệ quyền lợi giúp em đi học, nhưng tôi thấy không phải là tốt và giải quyết tận gốc cho em học sinh này đâu, vì thực chất vẫn chưa có làm cho giáo viên kia cảm thấy mình sai đâu mà, ngược lại bà ta còn rất có thể ức chế và làm ngầm những việc nhỏ hơn đối với học trò này, biết đâu được đấy

    Trả lờiXóa
  7. tôi thấy bác viết "Chỉ cần thầy chẳng ra thầy, làm trái những quy tắc ứng xử nhân văn và đạo lý.." thì học trò thế này thế kia, đúng là thế nhưng thực tế thì con số ấy nhỏ lắm so với toàn cảnh chung, học trò hư nhiều lại từ gia đình mà ra, từ những cái xấu lây từ bạn bè rồi thì tính nết bồng bột muốn khẳng định rồi đủ loại nhưng lại không được quản lý từ gia đình mà thôi

    Trả lờiXóa
  8. việc dạy bảo trẻ con ở nước mình mang tiếng là một nước gia giáo, quy củ nề nếp nhưng ngày càng thể hiện sự mất đi cái gia phong ấy, vì sao, cũng vì con người mà thôi, không đặt việc tâm lý lên đầu, mà cứ dạy một cách khô khan, có lệ và nhiều khi còn mặc kệ, giờ đứa con đến trước học thói xấu gì hay trong đầu nó nghịch ngầm gì bố mẹ có quan tâm mà nhận ra đâu

    Trả lờiXóa
  9. cái bài đi ăn trộm xong bị hành hạ như thế này đã quá nhẵn mặt trên báo chí rồi, còn kinh hơn là ăn trộm chó bị đánh chết cơ, ăn trộm gà thì bị hành hạ thì cũng dạng kiểu thế thế thôi, chắc ăn trộm trâu khéo bị tru di cửu tộc mất thôi, thời này mạng người ngày càng rẻ mạt mà, kiểu như chết bớt mấy thằng không nhằm nhò gì vậy, sao không chặt đầu như ngày xưa nhỉ

    Trả lờiXóa
  10. nếu đọc được những tin kiểu hành hạ người ngay cái thời thái bình, trong một nước hòa bình và với một dân tộc tốt bụng như việt nam thì ai cũng khó tin và thấy bức xúc chứ không riêng gì tôi hay bạn, nhưng tại sao người dân ở đấy người ta không thấy như thế, tôi thì không biết người dân nông thôn nghĩ gì nhưng nói chung là báo chí săn tin giật gân kiểu này cũng là số hiếm mà thôi

    Trả lờiXóa
  11. Đúng là ngày ngày thấy toàn báo lá cải với những loại tin như: Cướp của, giết người và hiếp dâm. Chính những thứ này giống như thuốc độc ngày ngày ngấm vào cơ thể giết chết chúng ta. Trong khi có hàng ngàn tin người tốt việc tốt thì không được để cấp. Có chăng đó là một lý do cho cái ác đạp lên nhau mà sống.

    Trả lờiXóa
  12. không thể chấp nhận được cái hình ảnh với những tình tết người đối xử với người ở cái thời này như thế kia được, ai lại đi vì con gà mà làm như vậy được, cùng lắm là đánh, trói lại, nhưng tụt cả quần người ta như thế kia để làm gì, xúc phạm danh dự con người tối thiểu như thế cũng là phạm tội đấy, trông có khác gì kiểu tra tấn thời mỹ ngụy ngày xưa không??

    Trả lờiXóa
  13. tôi không biết là có thật sự có chuyện như thế hay là báo chí đồn thổi, nhưng tôi tin trang trelang không phải làm một trang không điều tra rõ mà đã đăng ăn theo những trang báo lá cải được, và nhất là có hình ảnh minh họa xác thực kia, chứ không như mấy cái trang vớ vẩn chỉ biết chụp ảnh mấy cái đơn không dấu đỏ làm chứng cớ

    Trả lờiXóa
  14. tôi thấy có nhiều những hành động sự việc thể hiện sự xuống cấp của đạo đức xã hội, như vụ hôi bia trước đây đã tốn bao nhiêu giấy mực để nói về cái sự việc đáng hổ thẹn ấy, nhưng so với việc hành hạ con người kiểu này, dù là ăn trộm đi nữa cũng quá mức tàn nhẫn và thiếu lý trí, còn đáng lên án hơn nhiều so với cái hôi bia kia, và người dân làm phải xin lỗi công khai mới được

    Trả lờiXóa
  15. tôi thấy người dân nông thôn lúc thì hổ báo cáo chồn nhưng lúc thì to mồm nhưng lại nhút nhát ghê gớm, ví như đối với 1 thằng ăn trộm gầy gò nhưng họ thích hành hạ lắm vì biết là mình mạnh hơn, còn với một ông quan chức ăn trộm hẳn mấy chục con dê to hơn con gà biết bao nhiêu nhưng đố dám đến hành hạ ông ta đó, sau lưng thì to mồm chửi lắm, nhưng biết là mình yếu thế nên sợ sao?

    Trả lờiXóa
  16. Đồng ý là người ta vi phạm, nhưng như thế này thì những người bắt, hành hạ người ta lại trở thành những người vi phạm, phạm tội làm nhục và hành hạ người khác.

    Trả lờiXóa
  17. nếu cứ tiếp tục để cái tư tưởng "lệnh vua thua lệ làng" thế này thì không được, bình thường thì không sao nhưng có mẫu thuẫn một cái mà người nông dân đồng loạt làm theo ý thức lạc hậu mà xử lý việc sai phạm pháp luật nhưng do số đông mà pháp luật bỏ qua thì lại càng vẽ đường cho hươu chạy mà thôi, sao không xét xử công khai một vụ làm gương nhỉ

    Trả lờiXóa
  18. Sao lại đối xử với nhau như vậy? Mình mới đọc thấy tin: Tại Sài Gòn tên trộm nhảy xuống kênh Nhiêu Lộc bị bắt lên mọi người thấy hắn bị lạnh nên cho áo mặc vào .

    Trả lờiXóa
  19. Vô nhân đạo! Bắt trộm thì đưa lên công an, có quyền gì mà sỉ nhục người ta như vậy!

    Trả lờiXóa
  20. Mọi người nên thương yêu lẫn nhau. Ai sai thì có pháp luật xử lý. Không nên giữa tròi đông giá rét vậy mà dội nước lên người ta. Thử đặt vị trí mình lỡ bị rơi xuống nước xem lạnh run như thế nào? Hãy cố gắng tha thứ cho nhau những gì có thể, và đặt mình vào vị trí của người kia để được cảm thông nhiều hơn...

    Trả lờiXóa
  21. Đây mới chỉ là con gà,nếu là con lợn ,con bò...!?Họ đang tự cho mình có cái quyền tra khảo (đúng ra là tra tấn)...!Bức xúc

    Trả lờiXóa
  22. Nếu bắt được, báo ngay công an nơi gần nhất để rõ ràng..Làm như thế này là vi phạm pháp luật, tội làm nhục người khác, nhỡ có mệnh hệ gì thì chính mình lại có tội.

    Trả lờiXóa
  23. Đúng là xã hội, tại sao không thể sống và làm việc tuân theo pháp luật được nhỉ?

    Trả lờiXóa
  24. Hãy sống và thương yêu nhau được không?

    Trả lờiXóa
  25. Đạo đưc và tình thương ngày càng mất đi. Con người ta ít cư xử với nhau bằng cái tình. Cuộc sống nay khác xưa nhiều quá

    Trả lờiXóa
  26. Lối sống phương Tây nửa mùa trong người dân ngày càng lớn, Họ sống kiểu tự do thái quá mà không nghĩ đến đạo đức, pháp luật. Con người ta du nhập cái xấu nhiều hơn cái tốt, cái ác nhiều hơn lòng vị tha

    Trả lờiXóa
  27. cuộc sống ngày càng khiến con người ta phải suy nghĩ về những hành động ích kỉ, tàn tác để đạt được lợi ích, và mục đích của mình. Dần dần người ta đã mất dần đi cái gọi là sự nhân hậu mất rồi. Tính đoàn kết của đồng bào ngày càng xa mà thay vào đó là sự trà đạp lên nhau để sống, phải chăng sự bon chen, cuộc sống mưu sinh khiến con người dễ dấn thân vào sự ác độc như vậy

    Trả lờiXóa
  28. Xã hội giờ đúng là còn nhiều những điều đáng buồn, những điều mà không ai trong chúng ta muốn nó sảy ra cả nhưng nó vẫn cứ sảy ra như một mảng tối của xã hội đối lập với những thứ đẹp đẽ khác. Vậy thì ta phải làm gì? chẳng nhẽ đứng nhìn những góc tối đó? không chúng ta cần phải mang ánh sáng tới những nơi tối tăm, thắp sáng ngon lửa trong tâm hồn những con người còn có suy nghĩ đen tối.

    Trả lờiXóa
  29. trong thời đại ngày nay, xã hội càng phát triển khiến con người ta ngày càng bị cuốn theo đồng tiền, bản chất cũng bị biến đổi theo, những vụ việc mà tác giả nêu trên là những ví dụ điển hình cho sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ của đội ngũ giáo viên, một bộ phận không nhỏ của học sinh sinh viên biến chất, và sự thờ ở của con người nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận vào mọt sự thật khách quan ấy, phải tìm ra nguyên do, để giải quyết thật ổn thỏa để cho xã hội chúng ta ngày càng phát triển trong môi trường lành mạnh trong sạch.

    Trả lờiXóa
  30. Quá đáng thật, trộm con gà thì làm gì mà hành hạ con người ta thế, còn danh dự nhân phẩm của người khác, tiếc của thật nhưng làm thế có đáng không

    Trả lờiXóa
  31. Theo tôi nghĩ, là người thầy, cô giáo nên tìm cách xử lý của em Huyền một cách nhẹ nhàng, mềm dẻo hơn để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc. Không phải việc gì cũng cần sự cứng rắn, đôi khi mềm mỏng là phương án xử lý hợp lý nhất. Mong rằng qua trường hợp này, chúng ta hãy tự điều khiển lại hành vi của mình để tránh gây ra những sự việc đáng tiếc.

    Trả lờiXóa
  32. Tục ngữ có câu "tiên học lễ, hậu học văn". sao lại có những chuyện học sinh hành hung giáo viên như vậy được nhỉ, thật là không thể chấp nhận được. còn chuyện bắt trói người người lại rồi tra tấn như những kẻ diệt chủng. phải chăng là đạo đức của người việt đang càng ngày càng xuống cấp, xuống cấp một cách báo động.

    Trả lờiXóa
  33. Những chuyện đức độ lễ nghĩa để đi đâu hết cả rồi. Dù biết chỉ là chuyện một vài cá nhân nhưng có vẻ như ngày càng nhiều. Chúng ta cần phải chung tay tim cách ngăn chặn

    Trả lờiXóa
  34. Cần phải ngăn chặn những vụ việc như thế này. Nó đang làm hoen ố đạo đức, đục khoét tình thương của con người.

    Trả lờiXóa
  35. Cần phải ngăn chặn những vụ việc như thế này. Nó đang làm hoen ố đạo đức, đục khoét tình thương của con người.

    Trả lờiXóa
  36. Đúng là mọi người đang nhìn vào những cái sai của nhau mà bắt chước. Bé bắt chước lớn, người lớn học theo người lớn hơn, cứ đạp lên nhau mà sống. Đắng cmn lòng

    Trả lờiXóa
  37. Trong Xã hội ngày nay giường như mọi thứ đã làm cho con người ta thay đổi con người ngày nay không còn như ngày xưa nữa mọi truyền thống tốt đẹp vè đạo đức của ông cha ta ngày xưa giường như đã bị quên lãng con người ngày càng sống thực dụng hơn quên đi tất cả những gí trị đạo đức mà ông cha ta đã dạy cho nên theo tôi ngay nây giờ chúng ta hãy cùng nhau xây dựng lại giá trị văn hóa đạo đức của dân tộc ta để xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ.

    Trả lờiXóa
  38. Cách làm này chẳng khác gì thời phong kiến, thật dã man.

    Trả lờiXóa
  39. Sai chồng sai, ác chồng ác cứ tiếp diễn thường xuyên. Giá trị đạo đức và nhân văn càng ngày càng đi xuống, có những việc tưởng chừng như không thể xảy ra nhưng nó vẫn diễn ra thường xuyên và hàng ngày ngay trước mắt ta.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog