Chia sẻ

Tre Làng

BIỂN ĐÔNG NHƯ VẠC DẦU SÔI, CHỐNG BÀNH TRƯỚNG TỐT NHẤT LÀ DU KÍCH DƯỚI NƯỚC

Biển Đông như vạc dầu sôi, chống bành trướng tốt nhất là du kích dưới nước

HỒNG THỦY

(GDVN) - Người Việt biết rằng không thể dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra, đó là lý do tại sao Việt Nam mua tàu ngầm.

Tàu ngầm Kilo thứ 3 được vận chuyển về Việt Nam, ảnh: WSJ.

Ngày 31/3, tác giả Andrew Browne bình luận trên tờ The Wall Street Journal, để đánh bại đối thủ mạnh hơn mình rất nhiều lần trong chiến tranh, Việt Nam đã sử dụng chiến thuật du kích với một mạng lưới đường hầm rộng lớn chống lại sức mạnh hủy diệt của B-52. Từ sâu trong lòng đất, người Việt đã phát động cuộc tấn công bất ngờ.

Ngày nay khi phải đối mặt với mối đe dọa mới từ Trung Quốc trên Biển Đông, người Việt đang sử dụng chiến thuật tương tự, giấu mình dưới nước. Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu ngầm Kilo 636MV, người Mỹ gọi chúng là "hổ đen". Các tàu ngầm này là ví dụ điển hình cho chiến tranh phi đối xứng, nó cho phép lực lượng yếu hơn tạo ra sự không chắc chắn trong tâm trí đối thủ mạnh.

Thỏa thuận mua Kilo 636MV của Việt Nam minh họa cho các nước trong khu vực "không có hy vọng so bì với sức mạnh quân sự của Trung Quốc" đang tìm cách thay thế nhằm chống lại tham vọng (bành trướng) lãnh thổ của Bắc Kinh, thêm một chiều hướng mới và không thể đoán trước những căng thẳng lãnh thổ trên Biển Đông.

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói về tầm nhìn chiến lược "một cộng đồng các lợi ích chung" ở châu Á - Thái Bình Dương hay "vận mệnh chung châu Á", ông cam kết cùng xây dựng một trật tự khu vực thuận lợi hơn với châu Á và thế giới. Nhưng Biển Đông vẫn là một vạc dầu sôi. Riêng lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đặt ở Hải Nam trực tiếp nhòm ra Biển Đông đủ để Indonesia thấy rằng Bắc Kinh ngày càng xem vùng biển này là "sân sau" của họ.

Đối với các quốc gia ven biển như Việt Nam, Malaysia hay quốc gia quần đảo như Indonesia, tàu ngầm là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đối phó với Trung Quốc. Tất cả các bên đều cảm thấy đang bị (Bắc Kinh) đe dọa, nhưng không đủ mạnh để đương đầu với sức mạnh quân sự Trung Quốc. Các tàu ngầm Kilo sẽ cung cấp cho Việt Nam một câu trả lời "khiêm tốn nhưng mạnh mẽ" trước sự đe dọa của hải quân Trung Quốc, giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận.

Tàu ngầm Kilo được vận chuyển về Việt Nam, ảnh: WSJ.

Ở các nước khác trong khu vực Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản có lực lượng tàu ngầm mạnh. Úc đang có kế hoạch chi 40 tỉ USD để mua sắm tàu ngầm mới. Philippines, Thái Lan và Myanmar cũng đang nghĩ đến việc mua lại. Tất cả điều này đang làm cho đáy biển ngày càng đông đúc. Tàu ngầm là một biến số vô hình có thể thay đổi các "phương trình quân sự".

Trong khi tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm là việc khó thì các cuộc tấn công từ tàu ngầm gần như luôn có sức mạnh tàn phá. Hơn một nửa lực lượng tàu bè hàng hải của thế giới qua lại Biển Đông hàng ngày. Trong khi đó Việt Nam với đường bờ biển dài ven Biển Đông đã trở thành trung tâm của một cuộc đấu tranh địa chính trị, có lực lượng quân sự "tốp đầu" ASEAN nhưng cũng là nước dễ bị Bắc Kinh gây áp lực nhất.

Đó cũng là lý do tại sao các cường quốc đang tập hợp lại xung quanh chương trình tàu ngầm của Việt Nam, Andrew Browne bình luận. Ấn Độ đang giúp Việt Nam huấn luyện thủy thủ tàu ngầm, bác sĩ Nhật cung cấp chuyên môn về điều trị các bệnh lý có thể thủy thủ tàu ngầm gặp phải. Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương với Việt Nam. Tuy nhiên người Việt biết rằng không thể dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra, đó là lý do tại sao Việt Nam mua tàu ngầm, phòng thủ tốt nhất là tàng hình và đánh lừa đối thủ.

http://www.giaoducvietnam.vn/Quoc-te/Bien-Dong-nhu-vac-dau-soi-chong-banh-truong-tot-nhat-la-du-kich-duoi-nuoc-post157013.gd

16 nhận xét:

  1. Thiết nghĩ nước mình nên đầu tư nhiều hơn các trang thiết bị, khí tài quân sự. Chỉ có mạnh lên thì mới tránh được sự bành trướng của TQ

    Trả lờiXóa
  2. Muốn không bị xâm lấn thì tự mình phải mạnh lên. Cả về quân sự lẫn kinh tế

    Trả lờiXóa
  3. Không ai bảo vệ chúng ta bằng chúng ta tự bảo vệ chúng ta.Nếu có sức mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế thì ko còn gì bằng. Nhưng mạnh thôi chưa đủ, trong quan hệ ngoại giao chúng ta vẫn phải cần 1 sự khôn khéo, như thủ tướng đã nói "hợp tác nhưng vẫn phải đấu tranh"

    Trả lờiXóa
  4. Giá như chúng ta có đội quân như Yết Kiêu ngày xưa, có biến gì với bọn TQ này thì đi đâm thủng hết đáy tàu thuyền của chúng nhỉ? Ghét cái lũ ngang ngược lúc nào cũng thích làm bá chủ, gây sự hết với nước này đến nước khác quá

    Trả lờiXóa
  5. Những căng thẳng đang sôi sục ở biển Đông sẽ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao, thương mại và kinh tế TQ với các nước láng giềng, Bắc Kinh thật sự đang đánh bạc với chính mình. Và canh bạc này đang thua dần khi họ đang vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ trên toàn thế giới.

    Trả lờiXóa
  6. Dân Việt cần thật nhiều người giỏi như Yết Kiêu

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực ngoại giao hơn nữa với Trung Quốc để giải quyết vấn đề, đồng thời cân nhắc đến giải pháp tiếp theo để giải quyết vấn đề. Vừa qua cộng đồng quốc tế đã có phản ứng mạnh mẽ đối với Trung Quốc, lần đầu tiên trong nhiều năm qua và chắc chắn sẽ có tác dụng ngăn chặn những hành động nguy hiểm của Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh09:08 3/4/15

    Riêng đối với Trung Quốc ngoại giao chỉ là cái vỏ bề ngoài để thế giới nhìn vào mà thôi. còn đằng sau vấn đề ngoại giao là nhiều thứ phức tạp mà chúng ta không lường hết được. Cái bọn này miệng thì thơn thớt nói cười trong thì nham hiểm giết người không giao. Việc phòng thân của Việt Nam là việc làm đương nhiên phải làm không thể chậm trễ một giây. Nhất trong tình hình hiện nay Biển Đông luôn như một cái vạc dầu sôi.

    Trả lờiXóa
  9. Sức mạnh của Trung Quốc chắc ai chẳng biết. Như hình tình hiện nay Mỹ còn phải ái ngại với cái bọn tàu khựa. Nên việc chuẩn bị về mọi mặt là điều phải làm đặc biệt Việt Nam là một nước nhỏ. Chúng ta không thể ngồi há miệng chờ sung được. Cần phải tự lực để vượt qua tất cả. ANH EM TA CẢ NƯỚC MỘT LÒNG.

    Trả lờiXóa
  10. Mở rộng quan hệ hợp tác với những cường quốc sẽ giúp biển đông bớt áp lực, đặc biệt là những nước có cùng tranh chấp ở khu vực biển Đông như Phil, Indo... sẽ góp phần kiến TQ e ngại. Chứ chỉ dựa vào nội lực của bản thân thì không đủ

    Trả lờiXóa
  11. Sức mạnh quân sự của ta còn yêu so với những gã khổng lồ bên cạnh, vì vậy mà việc tăng cường công tác trang bị quân sự, nâng cao tính chiến đấu cho quân đội để bảo vệ đất nước là điều đã và đang được quan tâm đặc biệt. Tàu ngầm chỉ là một trong những quân bài để tăng cường sức mạnh của ta mà thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Đường lối chính sách của đảng và nhà nước rất đúng đắn. Chúng ta không thể dựa vào bất cứ quốc gia nào để có thể giúp đỡ chúng ta chống lại nguy cơ xâm lược biển đông của Trung Quốc được. Chính chúng ta phải chủ động bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình

    Trả lờiXóa
  13. hiện nay tình hình ở trên biển đông diễn ra ngày một căng thẳng. Trung Quốc liên tiếp thực hiện các hành động gây hấn và có ý đồ độc chiếm biển Đông ngày một rõ ràng. Việt Nam là một nước nhỏ hơn trung quốc rất nhiều. NHưng không phải vì thế mà chúng ta chịu đầu hàng đối thủ. Chiến thuật mua tàu ngầm của việt nam là hoàn toàn đúng đăn

    Trả lờiXóa
  14. chúng ta đang có những sách lược hoàn toàn đúng đắn trong vấn đề biển đông. Một mặt chúng ta sử dụng biện pháp đối ngoại mềm mỏng để đàm phán, thương thuyết với trung quốc. Mặt khác chúng ta củng cố sức mạnh quân sự trên biển. Với sự chuẩn bị một cách hoàn hảo và kĩ lưỡng như vậy chúng ta không việc gì phải sợ trung quốc cả

    Trả lờiXóa
  15. với sự chuẩn bị kĩ lưỡng cùng đường lối sách lượt hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước, Việt Nam đã chuẩn bị kĩ mọi tình huống có thể xảy ra. Nếu trung quốc có ý định tiếp tục thực hiện các hành động gây hấn leo thang thì việt nam kiên quyết không để yên cho trung quốc muốn làm gì thì làm đâu

    Trả lờiXóa
  16. đây cũng có thể là kế của trung quốc đó, chúng gấy ấp lực chiến tranh lên các nước yếu, khiến các nước sợ phải trang bị vào quân sự, trang bị vào quân sự xong thì chúng lại không làm gì nữa tức là chúng ta sắm mấy cái tàu ngầm vừa mất tiền , về lại còn phải mất tiền bảo dưỡng tu bổ, khiến chi phí quốc phòng tăng cao, ngân sách sẽ bị hao hụt.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog