Chia sẻ

Tre Làng

KHỦNG HOẢNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2015: ĐẾN ĐÂU?

Chiều nay nhóm hoạt động và nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, công nghệ và chính sách gồm Thế Trung Chủ Tịch DTT, Hoài Nam CEO của SeeSpace và Đức Thành Viện Trưởng Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách và Tôi đã chủ động liên lạc với Bộ Trưởng Bộ GD để có cuộc đối thoại với Bộ. Bộ Trưởng đã cử Cục Trưởng Cục Khảo Thí và Vụ Trưởng Vụ Đại Học đối thoại với chúng tôi về cuộc khủng hoảng tuyển sinh hiện nay.

Nhóm đã mời GS Ngô Bảo Châu tham gia cuộc đối thoại nhưng rất tiếc anh lại bận buổi chiều hôm nay nên không tham gia được.

Mục đích tiếp xúc với Bộ GD của chúng tôi dựa trên nền tảng tán đồng với các chính sách về tuyển sinh đại học của Bộ nhưng muốn tìm hiểu rõ hiện trạng đúng thực sự của cuộc khủng hoảng đang bị truyền thông thổi phồng này là gì?

Chúng tôi cho rằng việc đưa 2 kỳ thi TNPT và TSDH thành 1 là một quyết định đúng đắn và táo bạo. Anh Cục trưởng CKT đã chia sẻ là quyết sách này đã được Bộ nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn nhiều năm trước khi đưa vào thực hiện năm nay.

Các giải pháp về kỹ thuật dựa trên nền tảng CNTT cũng đã được tính toán chạy thử trên 1 nền tảng giả định là 1 triệu thí sinh cũng đã được chạy thử và chạy tốt.

Chúng tôi xoáy vào vấn đề chọn ngành và trường và cả vấn đề rút và nộp hồ sơ rất hỗn loạn thì nhận được các thông tin sau:

1. Bộ đã hướng dẫn việc rút và nộp hồ sơ về nguyện vọng dựa trên ID của từng học sinh tới từng sở và từng trường. Và trên thực tế thì có tới 62/63 tỉnh thành (trừ Bình Dương) thực hiện các công tác hỗ trợ thí sinh như sau: rút và nộp đơn ngay tại trường phổ thông của mình hay tại Sở GD địa phương mà không cần tới các trường đại học.

Nhưng các em thí sinh và phụ huynh vẫn "LAO" tới các trường đại học để làm việc này. Nếu làm đúng theo hướng dẫn này thì thí sinh sẽ chỉ mất ít phút để hoàn thành công việc này và sẽ không có hiện tượng hỗn loạn như hiện nay.

Ngay cả với sự hỗn loạn như hiện nay thì Bộ khẳng định rằng đó chỉ là hiện tượng nhỏ nhưng đã bị bi kịch hóa bởi 3 nhóm đối tượng là: các em học sinh, phụ huynh học sinh và báo chí.

Cụ thể là: Với trên 530 ngàn thí sinh trên toàn quốc thì theo báo cáo cập nhật tới sáng nay (xem ảnh đăng kèm) đã có trên 350 ngàn thí sinh đỗ theo nguyện vọng 1 của mình. Số thí sinh gặp phải vấn đề và phải rút và nộp hồ sơ là dưới 43 ngàn (43 ngàn là số lượt rút và nộp). Tức là chỉ 9% tổng số thí sinh.



Cụ thể hơn nữa là trong hơn 500 trường đại học trên toàn quốc thì chỉ có 30 trường gặp phải tình trạng quá tải của việc rút và nôp hồ sơ một cách thủ công này. Trong khi họ được cung cấp các công cụ hỗ trợ đầy đủ để làm việc này.

Như vậy về mặt bản chất thì cuộc khủng hoảng rút nộp này đã bị bi kịch hóa và bị khai thác rất tiêu cực bởi báo chí và mạng xã hội. Nó xuất phát từ sự cố tình không sẵn sàng với việc sử dụng các biện pháp và công nghệ hỗ trợ đã được tạo sẵn cho các thí sinh.

Tại trường DH KTQD nơi tổ chức tiếp nhận việc rút và nộp hồ sơ cho thí sinh đã thể hiện sự kém cỏi trong công tác tổ chức của nhà trường khi họ để cho đám đông cha mẹ vào hết hội trường nơi mà đáng nhẽ chỉ nên dành cho riêng thí sinh làm việc của mình. Những hình ảnh được khai thác dưới góc độ "chứng khoán" hay hình ảnh "khóc lóc kêu gào" của phụ huynh đã được khai thác "triệt để" để câu view và tạo khủng hoảng truyền thông.

Chúng tôi thì cho rằng không chỉ các trường kém cỏi trong công tác quản trị 1 chương trình lớn như thế này mà còn cả Bộ GD cũng rất yếu kém trong các tính toán về tình huống để quản trị thay đổi về chính sách.

2. Bộ GD rất quyết tâm đưa công tác thi và tuyển sinh tiếp cận được các quy trình hiện đại của nước ngoài và qua đó tạo ra các thay đổi về cách dạy và học trong trường phổ thông. Cả 2 đại diện là lãnh đạo của Bộ đều khẳng định và chia sẻ với chúng tôi việc này.

Đó là một điều rất đáng mừng.

Chúng ta cũng đã nhìn thấy các định hướng hiện đại trong đề án cải cách chương trình phổ thông khi nói tới các câu chuyện sau :

Giáo dục phẩm chất công dân.

Cho phép học môn tự chọn.

Cho phép dạy liên môn.

Về mặt chính sách thì đây rõ ràng là 1 tư duy đồng bộ về chính sách và cả lý luận khi Bộ tiếp cận các phương pháp giáo dục hiện đại của phương Tây.

Tôi đã hỏi anh Trinh - Cục Trưởng CKT là: "Anh, về cá nhân, và cả bộ có nghĩ rằng chúng ta nên học tập Mỹ trong việc tổ chức các trung tâm khảo thí (thậm chí độc lập) hay không? Để học sinh có thể tham gia các kỳ thi nhận các chứng chỉ về cả chương trình cơ bản và nâng cao tự chọn vào các thời điểm khác nhau không?" thì anh đã trả lời là: "Có, và điều này đã nằm trong chương trình hành động của Bộ".

Và tôi ngạc nhiên. Và cả vui mừng nữa.

Vì điều này có thể sẽ là tiền đề dẫn tới việc các em học sinh có thể kết thúc quá trình chuẩn bị các "chứng chỉ" của mình thậm chí trước khi kết thúc lớp 11 và sự phân luồng ngành , trường sẽ được thực hiện sớm hơn trước khi các em kết thúc lớp 12.

Dĩ nhiên Bộ đã có các sai lầm của mình mà trong đó chính là công thức: "1 trường 4 nguyện vọng ngành". 2 vị lãnh đạo bộ đã chia sẻ bí mật của họ là việc này họ đã bị các trường "ép" khi họ lo sợ không tuyển đủ học sinh vì số lượng thí sinh ảo sẽ cao.

Sự hỗn loạn dù là diễn ra ở số ít trường và số ít thí sinh dù sao cũng bắt nguồn từ lỗi chết người này của Bộ. Và họ khẳng định là họ sẽ khắc phục việc tiếp cận này trong kỳ tuyển sinh đại học năm tới.

Có 1 điều quan trọng mà tôi viết để kết bài này là: trên thực tế theo đánh giá của Bộ thì lượng thí sinh vào được đúng trường và đúng ngành năm nay, tính tới thời điểm này, là cao hơn nhiều so với năm ngoái. Trong khi vẫn còn các đợt tuyển bổ sung sắp tới.

Chúng tôi đánh giá đây là 1 thành quả của họ.

Chia tay, tôi có nói với anh Trinh là: "Những gì Bộ GD đang làm là các cuộc cách mạng về GD và không có cuộc cách mạng nào mà không có phản đối hay đau đớn cả".

Anh cười.

Ps. Nhóm chúng tôi thực sự mong muốn các bố mẹ và các em học sinh hiểu được thực chất các vấn đề và hãy tin rằng chúng ta đang đi đúng hướng với các bước đi tuy còn khó khăn nhưng đã khá là dứt khoát và quyết tâm, để nhìn thấy các điều tích cực.

Nếu đồng cảm, mong mọi người hãy chia sẻ bài viết này để mọi người cùng giảm nhiệt và thoát ra các cuộc khủng hoảng đáng lẽ không cần phải có như hiện nay.

Trân trọng cám ơn.

FB Nguyen Tuan Hai.

29 nhận xét:

  1. Nặc danh22:03 24/8/15

    BÙI HOÀNG TÁM - DÂN TRÍ
    “Ném đá”, “mạt sát” thì dễ, động viên, chung sức mới khó
    (Dân trí) - Từ một sự sai sót trong quá trình thực hiện, “ném đá” hay “mạt sát” họ là điều quá dễ. Song, hơn cả vẫn là động viên chia sẻ, cùng chung sức, hiến kế với họ để tháo gỡ những khó khăn mới là điều cần thiết. Bởi cuối cùng, dù thế nào thì sự thiệt thòi các học sinh phải gánh chịu…
    Cho đến thời điểm này, có thể khẳng định việc gộp hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học đã đạt được một số thành công nhất định, và đặc biệt là mở đầu cho cuộc "cách mạng giáo dục" theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ.
    Với mong muốn tạo được sự công bằng nhất có thể, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã nghiên cứu và đề ra phương thức tuyển sinh mới, không khống chế ở ba nguyện vọng như trước đây, tránh cho các em sự thiệt thòi khi có kết quả kỳ thi cao, thậm chí rất cao nhưng vẫn không được vào giảng đường đại học.
    Tuy nhiên, do chưa lường hết được những khó khăn và những diễn biến phức tạp của việc thi cử đã vô tình đã tạo nên một sức ép không nhỏ đối với cả phụ huynh và học sinh trong những ngày qua.

    Điều này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã chính thức xác nhận, không né tránh và ngay lập tức đề ra các phương án khắc phục. Hành động nhanh chóng, kịp thời và không né tránh của người đứng đầu ngành giáo dục là cần thiết và đáng ghi nhận.
    Dù có những bất cập trên, song không thể phủ nhận những thành công và đặc biệt là sự trăn trở, vật vã của ngành giáo dục nói chung, lãnh đạo Bộ GDĐT và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói riêng. Sự vất vả, hy sinh, dám hành động này là rất cần thiết cho một cuộc "cách mạng" của ngành, bởi bất cứ sự đổi mới nào cũng cần những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
    Có lẽ, tất cả mọi người Việt Nam đều biết rõ ngành giáo dục Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu và nhu cầu cần một cuộc “cách mạng” cấp thiết như thế nào. Sự trì trệ, thậm chí “thụt lùi” manh nha cách đây đã 30-40 năm và giờ đây chỉ là hậu quả của quá trình đó.
    Là người chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, chắc chắn lãnh đạo ngành giáo dục càng thẩu hiểu điều đó hơn ai hết. Và đây chính là lý do vì sao thời gian qua, ngành giáo dục đã có những chuyển biến mạnh mẽ. GS. Hồ Ngọc Đại từng ví như một cuộc “cách mạng âm thầm” khi ông nói: “Ngành giáo dục âm thầm tiến hành một cuộc “cách mạng” thật sự”. Đó là một thực tế không thể phủ nhận.
    Đối với kỳ thi năm nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đánh giá: “Bộ GD&ĐT đã làm một việc rất tốt: Đó là đổi mới. Chúng ta phải đổi mới, không thể chấp nhận mãi cái cũ. Đã chấp nhận đổi mới thì phải đương đầu với trở lực, trở ngại, những rủi ro. Cái chúng ta cần đồng cảm với Bộ GD&ĐT, Bộ đã dám đổi mới, chúng ta nên chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn”.

    TS Trần Đình Lý - Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm - khẳng định: “Sự đổi mới của kỳ thi là không thể không thừa nhận”.
    Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào cũng gặt hái được thành công trọn vẹn như mong muốn, nhất là trong lần đầu tiên thực hiện, mà việc xét tuyển kỳ thi đại học vừa qua là một ví dụ.

    Song, không vì thế mà ngành giáo dục lùi bước bởi không còn cách nào khác, ngoài việc phải thay đổi, thay đổi và thay đổi mà nói như nhà báo Đào Tuấn trên báo Lao Động ngày 22/8/2015: “Việc bỏ đi một kỳ thi chính là khởi đầu cho một cuộc cách mạng giáo dục mà những bất cập hôm nay chỉ là từ cách làm trước một điều chưa từng có tiền lệ”.
    “Không có khởi đầu nào là suôn sẻ. Hãy cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo thêm thời gian, thêm một sự thông cảm để ông dũng cảm bước tiếp trên con đường biết chắc là sẽ còn nhiều chông gai". Không có con đường nào khác, chúng ta buộc phải thay đổi và tiếp tục thay đổi nếu không muốn "kéo lùi trở lại như những gì của ngày hôm qua!” như lời Nhà báo Đào Tuấn.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh22:03 24/8/15

    Đây quả là một nhận xét thấu tình, đạt lý.

    Còn một điều không thể không nhắc đến, có một thế hệ các bộ trưởng trẻ đầy năng động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, quyết không “mũ ni che tai”, “tư duy nhiệm kỳ” như các vị: Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các Bộ trưởng như Đinh La Thăng, Nguyễn Thị Kim Tiến, Phạm Vũ Luận, …

    Họ đã có những thành công cũng như sai lầm khác nhau nhưng nhìn chung đều đang nỗ lực hết mình và ở đâu người đứng đầu năng động, lăn lộn và hành động quyết liệt thì ở đó có sự chuyển biến mạnh mẽ.

    Tất nhiên, đối với những ngành như y tế, giáo dục thì sự chuyển biến không thể là ngày một ngày hai mà phải trải qua một quá trình không ngắn.

    Trở lại với ngành giáo dục, từ một sự sai sót trong quá trình thực hiện, “ném đá” hay “mạt sát” họ là điều quá dễ. Cần tỉnh táo trước khi đưa ra những nhận định mang tính quy chụp, phiến diện theo tâm lý đám đông. Song, hơn cả vẫn là động viên chia sẻ, cùng chung sức, hiến kế với họ để tháo gỡ những khó khăn mới là điều cần thiết. Bởi cuối cùng, dù thế nào thì sự thiệt thòi các học sinh phải gánh chịu và có nghĩa là đất nước Việt Nam phải gánh chịu.

    Hy vọng rằng, lãnh đạo Bộ và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dũng cảm bước tiếp trên con đường đổi mới ngành giáo dục.

    Mong rằng ngành giáo dục sớm gặt hái những thành công bởi nhân dân, đất nước đang trông đợi vào những quyết sách mang tầm “cách mạng”.

    Bùi Hoàng Tám

    Trả lờiXóa
  3. Cái tâm lý đám đông đẩy các em thành những vận động viên điền kinh. Các em cho rằng ở trường thì không có khả năng đậu cao bằng đến tận trường đại học để nộp hồ sơ nên các em cứ đến tận đó để làm công việc còn khổ hơn thi đại học. Đã thế các trường tuyên bố nghỉ nhận hồ sơ của các em khi đến tận nơi nộp là xong.

    Trả lờiXóa
  4. Bài báo viết rất hay đã đưa ra được những nguyên nhân gây nên tình trạng dư luận hỗn loạn về những tác động tiêu cực mà đề án cải cách giáo dục mới gây ra. Cải cách bao giờ cũng gây ra một số bất cập nhưng nó chỉ là phần nhỏ do chưa thích ứng kịp, còn những lợi ích nó đem lại thì ai cũng thấy rõ cơ mà, tại sao lại chỉ nghĩ đến tiêu cực mà lờ đi giá trị tích cực của nó?

    Trả lờiXóa
  5. mình thấy thi thế này tiết kiệm cho ngân sách, thời gian cũng như học sinh gia đình rất nhiều. đây là năm đầu áp dụng chính sánh mới nên vẫn còn một số khó khăn hạn chế là điều đương nhiên, chúng ta có thể thông cảm được, nhìn kết quả trên đây quả là điều đáng mừng, chúng ta đã thu được những keetss quả rất tích cực

    Trả lờiXóa
  6. mình thấy thi thế này tiết kiệm cho ngân sách, thời gian cũng như học sinh gia đình rất nhiều. đây là năm đầu áp dụng chính sánh mới nên vẫn còn một số khó khăn hạn chế là điều đương nhiên, chúng ta có thể thông cảm được, nhìn kết quả trên đây quả là điều đáng mừng, chúng ta đã thu được những keetss quả rất tích cực

    Trả lờiXóa
  7. Thật ra tại Việt Nam,vẫn còn quá coi trọng về bằng cấp đại học, cho nên nhà nhà đều đổ xô để cho con cái học tập tại các trường đại học, thêm với cả lượng thông tin trên báo chí, đã làm cho cuộc thi, cuộc đua nộp đơn vào các trường đại học căng thẳng đến không tưởng. Cải cách, mới quá, nhiều thứ lạ, và vẫn nhiều thứ phải làm lại.

    Trả lờiXóa
  8. Đổi mới thì bao giờ cũng có những sai lầm. Nhưng mọi người cần nhìn nhận sai lầm đó một cách tích cực, đóng góp ý kiến cho Bộ giáo dục để họ có hướng sửa chữa kịp thời, chứ không phải là thi nhau ném đá. Không những chẳng thay đổi được gì mà còn gây hoang mang cho học sinh.

    Trả lờiXóa
  9. Năm nay là năm đầu tiên thực hiện một kì thi thpt quốc gia chung. Mặc dù còn nhiều thiếu sót xong những thành công mà nó tạo ra cũng không ít. Tiết kiệm ngân sách, thí sinh đỡ mệt, có nhiều cơ hội đỗ đại học hơn. Những điều làm được này sao không thấy các báo đăng tải?

    Trả lờiXóa
  10. Đúng là còn nhiều điểm chưa hợp lí trong chương trình cải cách này của Bộ giáo dục, nhưng còn nhưng nó cũng đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền giáo dục nước ta. Thí sinh đi thi đỡ vất vả hơn, có nhiều cơ hội đậu đại học hơn, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

    Trả lờiXóa
  11. Nước ta mới đang trên đà phát triển, nền giáo dục sao có thể so sánh với các nước phát triển được. Mà đổi mới thì cũng cần có thời gian chứ? Làm sao có thể thay đổi trong một năm được. Nếu muốn cho nền giáo dục nước nhà đổi mới nhanh hơn thì mọi người thay vì ném đá hãy đóng góp ý kiến đi.

    Trả lờiXóa
  12. Không có con đường nào đến thành công trải toàn hoa hồng cả. Việc gộp 2 kì thi là bước đầu tiên cho một cuộc cánh mạng giáo dục. Những thiếu sót của hôm nay sẽ là kinh nghiệm để hướng tới một nền giáo dục phát triển sau này.

    Trả lờiXóa
  13. Cải tổ giáo dục diễn ra trong bao nhiêu năm nay rồi chứ không phải là ít, mỗi năm bộ lại thay đổi một tí, chỉ khổ đám học sinh sinh viên mà thôi, cải cách sách giáo khoa để rồi cho ra một bộ sách với bao nhiêu lỗi sai, cải cách thi cử, nhìn cảnh học sinh bắt buộc phải thi đỗ vào đại học mà thấy khổ, đi thi thôi đã đủ mệt rồi, đây còn chờ đợi nộp hồ sơ, phấp phỏng thế thì chịu làm sao được.

    Trả lờiXóa
  14. Cái tư tưởng coi trọng bằng cấp đến bao giờ mới đỡ đi được, nếu không quá coi trọng bằng cấp thì đám nhỏ cũng không đến nỗi khổ như vậy, nước ngoài họ khá thoải mái trong chuyện bằng cấp thế nên thi cử đối với họ mới nhẹ nhàng như vậy, chẳng cần phải thay đổi gì cũng rất phù hợp, vậy nên muốn thay đổi gì thì cũng phải thay đổi từ trong suy nghĩ trước tiên.

    Trả lờiXóa
  15. Đổi mới thì cũng cần phải có thời gian, không phải là phương pháp đổi mới nào cũng phù hợp với nước ta, nhưng chúng ta nếu không thử thì làm sao biết được rằng nó có phù hợp hay không, để cho tương lai, con em chúng ta có một nền giáo dục tốt nhất thì chúng ta cũng nên chấp nhận phải thử chứ.

    Trả lờiXóa
  16. Còn riêng tôi tôi phản đối về cách làm của Bộ giáo dục, tôi cảm thấy nó phức tạp hơn rất nhiều những gì mà chúng ta tưởng, các ông nói như vậy chẳng qua nhà các ông không có con e dự thi vào kỳ thi quốc gia năm nay, thử hỏi có vị phụ huynh và thí sinh nào yên tâm được hay không khi mà 12 năm học tập của các e chỉ có trông mong vào kết quả của mấy ngày cuối. Các vị hỏi làm sao không ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nhưng thử hỏi các vị ở những địa phương nông nghiệp thì đến các em cũng còn chả biết sử dụng mạng Internet chứ đừng nói bố mẹ các e. Các ông có đảm bảo mạng không bị nghẽn không, có không bị trục trặc gì không? có rất nhiều câu hỏi đặt ra. Tôi đồng tình với việc gộp hai kỳ thi làm 1, nhưng nếu mà chúng ta cho thí sinh nộp ngay nguyện vọng xét tuyển đại học từ đầu và không có tình trạng rút, nộp như năm nay thì có lẽ là hay hơn.

    Trả lờiXóa
  17. Phải nói vấn đề thi. chọn trường đại học là một vấn đề không dễ của mọi thí sinh. Cứ bảo các em hãy chọn trường theo sở thích của mình, thế nhưng sở thích là một chuyện, vấn đề đầu vào và đầu ra là chuyện khác. Khi nộp vào mà không đủ điểm xét duyệt thì lại phải rút ra. Đây chính là cách để các thí sinh có thêm cơ hội vào ngành mình thích của trường khác có điểm xét tuyển thấp hơn chứ không phải trường ban đầu. Nếu như thực hiện rút hồ sơ tại các trường ở địa phương thì có lẽ sẽ giảm thiểu được rất nhiều áp lực.

    Trả lờiXóa
  18. Học hành thì cử là vấn đề luôn được nhà nước và nhân dân coi trọng từ trước đến nay. Có thể nói, mỗi lần có sự thay đổi trong học hành, thì cử thì không chỉ những người trực tiếp có con em đang học tập, người học,. người dạy quan tâm mà tất cả xã hội đều rất lưu ý đến. Nói thì dễ, khi bắt tay vào làm thì mới biết Bộ giáo dục đã phải có những suy xét, tính toán rất kĩ lưỡng trước đó. Tất nhiên còn nhiều thiếu sót, thế nhưng nếu cứ thi nhau phản đổi Bộ giáo dục thì nền giáo dục cũng không tốt ngay lên được.

    Trả lờiXóa
  19. Năm đầu tiên của việc bắt đầu thi chung, cũng có nhiều những đổi mới trong công tác tuyển sinh đại học, chắc chắn là không tránh khỏi những thiếu sót, những điểm còn hạn chế ảnh hưởng tới các em học sinh. Điều đó cũng là dễ hiểu, mong rằng trong những năm tới Bộ GD sẽ có những sửa đổi để phù hợp hơn, và các em học sinh cũng tìm hiểu kĩ hơn để tránh những bỡ ngỡ, lúng túng trong công tác tuyển sinh.

    Trả lờiXóa
  20. Cá nhân tôi vẫn thấy vấn đề tuyển sinh năm nay như vậy chưa thật ổn, có lẽ cần có quá trình rút kinh nghiệm thêm nữa thì mới ổn thỏa cả về tổ chức cũng như tâm lý thí sinh và phụ huynh, nhưng yên tâm một điều ra dù cải cách như thế nào, tâm nguyện của BGD và nhà nước cũng là để giảm tải cho thí sinh chứ không vì các mục đích xấu xa nào khác

    Trả lờiXóa
  21. Theo tôi năm nay Bộ Giáo Dục có những cải cách rất là hay và táo bạo đánh dấu những bước cải cách trong nền giáo dục ở nước ta, trong cải cách thi cử lần này chỉ có một số sai phạm nhỏ nhưng những sai phạm đó là do cách tiến hành và tổ chức của các trường đại học kém quá và cũng do thí sinh và phụ huynh không đọc và hiểu ró quy chế tuyển sinh năm nay nên chúng ta không thể trách Bộ Giáo Dục được, thực tế thời gian qua vấn đề tuyển sinh này nóng lên là do báo chí đã đưa tin vượt mức sai sự thật không đúng với thực tế.

    Trả lờiXóa
  22. Thử hỏi có cái gì thay đổi mà được 1 nhát ăn ngay không??? Cải cách giáo dục cũng vậy, cần có thời gian thì lộ trình thay đổi mới có thể dần dần thích nghi được với nhu cầu, nguyện vọng của toàn bộ nhân dân chứ? Cứ có gì khó khăn cái là dân tình nhà mình cứ làm loạn hết lên. Còn bản thân tôi đánh giá những gì Bộ trưởng BGD đào tạo năm nay thay đổi đó có thể là coi là bước đột phá trong vấn đề thi tuyển sinh vào đại học

    Trả lờiXóa
  23. Mỗi một cách tuyển sinh khác nhau đều có những khó khăn và thuận lợi riêng. Và mỗi cách làm mà Bộ Giao dục làm là đều mong muốn nền giáo dục nước nhà được cải thiện. Mỗi sự thay đỏi sẽ giúp chúng ta có những kinh nghiệm khác nhau để lần sau khắc phục tốt hơn.Do vậy thay vì phê phán thì chúng ta hãy đưa ra những góp ý phù hợp để cùng có hình thức thi tốt nhất

    Trả lờiXóa
  24. Mỗi một cách tuyển sinh khác nhau đều có những khó khăn và thuận lợi riêng. Và mỗi cách làm mà Bộ Giao dục làm là đều mong muốn nền giáo dục nước nhà được cải thiện. Mỗi sự thay đỏi sẽ giúp chúng ta có những kinh nghiệm khác nhau để lần sau khắc phục tốt hơn.Do vậy thay vì phê phán thì chúng ta hãy đưa ra những góp ý phù hợp để cùng có hình thức thi tốt nhất

    Trả lờiXóa
  25. Có đổi mới cũng chỉ là vì mong muốn cải thiện, xây dựng được một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, đạt hiệu quả và không áp lực nặng nề với thí sinh và phụ huynh. Nếu không cải cách, dân tình kêu ca là nặng, là cần giảm tải, cải cách thì dân tình cũng kêu. 1 thực tế là không ai chịu chấp nhận, bằng lòng với thực tế, dù nhà nước, các bộ ban ngành có nỗ lực thay đổi đến đâu, mà nhân dân không ủng hộ thì cũng chỉ là con số 0 tròn trĩnh

    Trả lờiXóa
  26. Thời gian qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã có rất nhiều động thái tích cực trong việc đổi mới, cải cách chương trình đào tạo, hình thức kiểm tra, đánh giá, thi xét tuyển. Với mục tiêu cải cách giáo dục, đảm bảo tính công bằng trong thi cử, tiết kiệm chi phí, giảm tải cho thí sinh. Còn bước đầu đổi mới chưa thể nào thành công rực rõ, vì thế thay vì chỉ trích lên án, hãy đóng góp những ý kiến mang tính xây dựng như vậy chúng ta mới thu được những kết quả tốt đẹp

    Trả lờiXóa
  27. Nếu chúng ta cứ nhìn vào giáo dục của nước ngoài để so sánh với chính giáo dục của chúng ta thì sẽ còn thấy nhiều sai lệch, rồi thì mỗi lần bộ trưởng mới lên lại muốn thay đổi nền giáo dục nước nhà, tất cả nó đều xuất phát từ sự quyết tâm làm cho nền giáo dục nước ta tốt đẹp hơn mà thôi, thế nhưng nào ai biết được rằng chưa có phương án nào phù hợp cả, và càng thay đổi thì người chịu khổ chỉ là chính những học sinh sinh viên của chúng ta mà thôi.

    Trả lờiXóa
  28. Có làm thì mới có sai, nếu cứ sợ sai thì đến bao giờ mới được việc. Điều quan trọng là sau kỳ thì năm nay Bộ Giáo dục sẽ rút kinh nghiệm được những gì và có những chuyển biến gì trong kỳ thi năm tới. Có thể chủ trương của Bộ là đúng nhưng cũng cần lưu ý tới việc triển khai sao cho cả thí sinh và phụ huynh đều phải hiểu thấu đáo vấn đề, không để lặp lại tình trạng "hỗn loạn" như năm nay.

    Trả lờiXóa
  29. Cai gì mới làm lần đầu chẳng có sai sót, phải thử nghiệm thì mới tìm ra được cái đúng, cái hợp với mình chứ, ít nhất năm nay gộp thi lại cũng đã thấy giảm được bao nhiêu chi phí, đỡ tốn kém bao nhiêu, tuy rằng cảnh rút và nộp hồ sơ vẫn còn chưa hợp lý, nhưng mà nói chung là kết quả khá khả quan mà.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog