Chia sẻ

Tre Làng

VẮNG NHƯ... BẢO TÀNG HÀ NỘI

Vắng như... Bảo tàng Hà Nội

Trần Mỹ Hiền - Công An Nhân Dân

Dân Trí - Bảo tàng Hà Nội với chi phí xây dựng tới 2.300 tỷ đồng được hoàn thành năm 2010 để chào mừng Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên, sau gần 5 năm đưa vào sử dụng, hiện bảo tàng trong tình trạng thưa thớt hiện vật và vắng khách tham quan…

Trước đây, Bảo tàng Hà Nội nằm ở số 5B phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, là nơi trưng bày giới thiệu về Thủ đô Hà Nội từ khi dựng nước đến nay. Để chào mừng Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội mới được xây dựng tại Mỹ Đình, gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia, với số vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng và khánh thành vào tháng 10/2010.

Với kiến trúc 4 tầng hình “tòa tháp lộn ngược”, cứ ngỡ sau khi có cái “vỏ” hoành tráng, Bảo tàng Hà Nội sẽ là địa chỉ cho du khách và những người yêu Hà Nội muốn tìm hiểu lịch sử ngàn năm của đất Thăng Long tìm đến.

Nhưng, có mặt tại đây vào những ngày giữa tháng 8 này, theo ghi nhận của phóng viên Báo CAND thì bảo tàng đang trong tình trạng nghèo nàn hiện vật. Vừa bước qua cửa chính của bảo tàng sẽ thấy ngay giữa trung tâm của tòa nhà tại tầng một là 6 tủ kính rất to, rộng nhưng bên trong hoàn toàn trống rỗng. Ngay hai bên cạnh không gian trưng bày tầng 1 và tầng 2 cũng không có hiện vật.

Đi lên tầng 3 có một không gian nhỏ được cho là có giá trị nhất, nơi triển lãm những bức ảnh với tiêu đề “Hà Nội kí ức tháng 10”. Đó là những bức ảnh ngày tiễu trừ giặc đói của gia đình cụ Ngô Tử Hạ từ năm 1945; ảnh Hà Nội đổ nát sau 60 ngày đêm quân dân Hà Nội chiến đấu với quân Pháp. Bộ quần áo của các chiến sĩ vệ quốc quân năm 1946. Đó là những hiện vật cờ, kiếm, mũ sắt, dao găm, mã tấu, súng lục, súng trường của các chiến sĩ vệ quốc quân ngày đó. Tuy nhiên, với những bức ảnh tư liệu và hiện vật vô giá ấy lại được sắp đặt và trưng bày không ấn tượng.

Chiếm phần lớn diện tích ở đây lại là bộ sưu tập của nhà sưu tập tư nhân Vũ Tấn gồm cổ vật Việt Nam thế kỉ XI-XX, cổ vật châu Âu thế kỉ XIX-XX, gốm Bát Tràng thế kỉ XVI-XX.

Tầng 3 có một phần không gian trưng bày những hiện vật của người dân tặng bảo tàng nhân dịp khánh thành. Những hiện vật của Hà Nội thời bao cấp, tem phiếu, đó là quạt sắt, đài, radio, cặp lồng sắt… đáng ra với những hiện vật ấy, có thể giúp người xem hiểu được câu chuyện về một thời bao cấp khốn khó nhưng tiếc thay, do thiếu bàn tay đạo diễn nên tất cả chỉ như những mảng chắp vá.

Ngay cả bức thư của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm gửi ba, gửi má, và những mẫu vẽ thêu ngày chị ở chiến trường, được gia đình chị tặng lại bảo tàng cũng không gây được ấn tượng với khách tham quan.

Tầng 4 là nơi trưng bày đồ gỗ, đồ đồng, đồ khảm trai… nhưng cách thể hiện không bắt mắt và gợi cảm xúc cho người xem. Vì thế cả buổi sáng chúng tôi có mặt tại Bảo tàng Hà Nội chỉ thấy lèo tèo khoảng chục người. Nhân viên đứng ở đây còn nhiều hơn cả khách tham quan. Hai chị quét dọn vừa lau sàn vừa nói với nhau: “Sàn vẫn sạch bóng vì làm gì có khách”.

Chia sẻ với chúng tôi, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng Bảo tàng Hà Nội chưa có sự đồng bộ giữa sự chuẩn bị nội dung trưng bày và xây dựng kiến thiết.

“Bảo tàng Hà Nội trong thực tế có từ cách đây 40 năm nhưng trước đây chưa có địa điểm để trưng bày, hiện vật nằm rải rác, gửi chỗ này một tí chỗ kia một tí, chưa có sự sưu tập mà chủ yếu là thu nhặt. Ví dụ những đồ cổ mà bị tịch thu sau những kiểm tra hành chính, kiểm tra về mặt hải quan thì họ đưa vào đấy. Quan trọng nhất với bảo tàng là phải xây dựng bộ sưu tập chứ không phải là số hiện vật được trưng bày. Ngôn ngữ chính của bảo tàng là xây dựng bộ sưu tập cổ vật thì hiện nay người ta chưa làm được”, ông Quốc nói.

Từ góc độ của một người có nhiều năm làm quản lý bảo tàng, PGS-TS Nguyễn Văn Huy (nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hiện là Giám đốc chuyên môn Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam; Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa) nhìn nhận những hiện vật đang trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội thực chất chỉ là lấp chỗ trống.

“Cái chính là trưng bày thường xuyên chưa làm được. Còn những hiện vật được đưa vào đấy dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long là chưa xứng tầm, tinh thần cơ bản là đang để lấp chỗ trống”.

***

PGS. Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ VH-TT& DL, người phát ngôn của Bộ VH-TT&DL:

Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ hiện vật mà còn là nơi lưu giữ giá trị văn hóa, giá trị lịch sử, đồng thời là nơi giáo dục, nghiên cứu. Nên nếu khai thác được thì rất tốt biến bảo tàng thành điểm tham quan, du lịch, tuyên truyền giới thiệu đất nước. Đấy là trách nhiệm của các cấp, các ngành chứ không chỉ riêng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch. Bảo tàng Hà Nội thuộc quyền quản lý của UBND TP Hà Nội.

Bảo tàng Hà Nội muốn thu hút được khách thì phải có hiện vật và cách trưng bày hấp dẫn, còn hình thức trưng bày xấu, nội dung nghèo nàn, chắc chắn người ta không đến. Mặc dù có những khuyến cáo nhưng nhiều nơi do có nhiều yếu tố khách quan, ví dụ như xây dựng rất kĩ nhưng khi đi sưu tập hiện vật lại gặp nhiều khó khăn, không đa dạng như chúng ta tưởng nên không có hình thức trưng bày phong phú.

22 nhận xét:

  1. Nếu như để một số tiền khổng lồ đó mà nằm không một chỗ thì quả thật là đáng tiếc, tại sao nói rằng dân ta nghèo nàn về kiến thức lịch sử, một cái bảo tàng to như vậy mà chỉ vất xó thì có đáng không. Chúng ta thu thập tất cả những cái gì thuộc lịch sử đem vào đấy cất giữ, mở cửa cho du khách vào đó để thăm quan, ngắm cảnh thì có lẽ đã tốt hơn rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  2. Hoành tráng bề ngoài nhưng cần sinh động và sâu sắc về nội dung thì mới thu hút được và phát huy ý nghĩa bảo tàng Hà Nội như mục tiêu xây dựng ban đầu. Cả nghìn tỉ bỏ ra vì vậy các cấp quản lý cần chú trọng giải quyết vấn đề này

    Trả lờiXóa
  3. Lại cho tư nhân thuê mặt bằng làm nhà hàng bia hơi
    Vị trí đó cực đẹp

    Trả lờiXóa
  4. Tôi đã vào bảo tàng và thực sự thì không có ấn tượng gì nhiều, mọi thứ có trưng bày nhưng chưa có lôgic và sự liền mạch vốn có của lịch sử, đôi khi rộng quá làm người ta thấy lãng phí, với cả dân ta còn nghèo, lo ăn chưa đủ, đâu có nhiều thời gian mà tìm hiểu về các giá trị lịch sử tinh thần. Trẻ em nhỏ thì chưa biết gì nhiều, lớn thì quay trong guồng quay thi đại học, có ai học sử làm gì.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là chỉ được cái vỏ, chứ trong chả có gì mấy, với tốc độ của tôi thì 30' là hết cả 4 tầng. Giờ kinh tế đang phát triển, đời sống nâng cao hơn, chúng ta cũng nên đầu tư thêm về các giá trị tinh thần lịch sử để bảo tồn các nét văn hóa của đất nước ta, từ việc sưu tầm các cổ vật lên ý tưởng trưng bày sao cho liền mạch và bắt mắt, tuyên truyền tổ chức các buổi tham quan cho các trẻ em thêm một số dịch vụ như bán quà lưu niệm, uống nước, phòng chờ, phòng nghỉ thì mới hết vắng được.

    Trả lờiXóa
  6. Khi mình tới Bảo tàng Hà Nội hồi mới đi vào hoạt động cách đây 4 5 năm thì cảm nhận của mình lúc đó chưa thật sự hài hòng, nhưng vẫn hy vọng sẽ có sự thay đổi một cách sinh động về bố trí bên trong. Do khi đó bảo tàng mới đi vào sử dụng, có thể mọi thứ vẫn còn chưa hoàn thiện nhưng thực sự đến bây giờ khi cho con cháu vào đây tham quan thì chúng cũng không thật sự hứng thú vì diện tích rộng nhưng hơi sơ sài.

    Trả lờiXóa
  7. Rất nhiều người nhận xét rằng với số tiền này nên xây trường học, bệnh viện,... không nên xây những thứ như thế này. Mình cho rằng quan điểm đó hoàn toàn lạc hậu. Không thể so sánh bảo tàng với trường học, bệnh viện....Bảo tàng có giá trị văn hóa, lịch sự và giáo dục rất lớn, nó ghi lại những kỷ vật có giá trị có thể sử dụng để giáo dục thế hệ sau, chứ không chỉ là nơi cưỡi ngựa xem hoa đơn thuần,... Nhưng ở đây chúng ta nên đầu tư để nó phá triển hiẹu quả, chứ đừng nói kiểu anh hùng bàn phím.

    Trả lờiXóa
  8. Mình đã có dịp vào tham quan bảo tàng thì có mấy cái nhận xét thế này. Thực ra hiện nay bảo tàng Hà Nội cũng có một số thứ trưng bày nhưng có vẻ như nó chưa được tận dụng một cách tối đa, thực sự người xem không thấy được mộ bức tranh sống động. Ví dụ thời bao cấp chẳng hạn. Mặc dù có tem phiếu đấy, có quạt sắt, có đài, radio, có cặp lồng sắt nhưng do thiếu bàn tay đạo diễn nên tất cả chỉ như những mảng chắp vá.

    Trả lờiXóa
  9. Không nên so sánh bảo tàng như kiểu các công trình công cộng có giá trị kinh tế cao, ở đây bảo tàng sẽ phải chấp nhận để giá trị văn hóa cao hơn giá trị kinh tế. Tuy nhiên như mình thấy bảo tàng dân tộc học, thực sự rất thu hút, có nhiều hoạt động thú vị, thu hút rất nhiều đối tượng khách tham quan. Mình nghĩ đấy là do cách tổ chức, bảo tàng Hà Nội cũng nên rút kinh nghiệm để số tiền đầu tư không lãng phí.

    Trả lờiXóa
  10. Có lẽ cũng một phần vì cuộc sống còn nhiều thứ phải lo toan mà người ta không có thời gian cho việc đi chơi, đi tham quan hay tìm hiểu về những thứ thuộc về quá khứ kia, cũng có lẽ một phần nữa vì hiện giờ người ta có thể tìm, nhìn thấy những thứ người ta cần ngay tại nhà chỉ bằng một chiếc máy tính hay chiếc điện thoại.

    Trả lờiXóa
  11. Ngay đến cả ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, còn nhìn nhận những hiện vật đang trưng bày ở Bảo tàng Hà Nội thực chất chỉ là lấp chỗ trống thì làm sao mà có thể hút khách đến tham quan, mà ông ý nói thế mà cũng được hả, như kiểu bất lực thế, biết thế thì phải gắng tìm tòi sưu tập, kêu gọi các nhà hảo tâm, các nhà sưu tầm đồ cổ trên toàn đất nước ta hiến tặng, triển khai các hoạt động quảng bá tới mọi tầng lớp trong xã hội từ người già tới học sinh sinh viên...chứ.

    Trả lờiXóa
  12. mình thấy kết quả này dường như đã được dự báo từ khi vừa mới khánh thành thì phải, nó là hậu quả của việc chỉ chú trọng sự hoành tránh bề ngoài mà không chú trọng đến nội dung.

    Trả lờiXóa
  13. còn nhiều công trình nữa nếu không cẩn thận sẽ giống như công trình này, điển hình là Văn Miếu đang xây dựng ở Hà Tĩnh. Mình nghĩ nếu không được đầu tư, suy nghĩ kỹ trước khi làm thì kết quả này sẽ là dễ hiểu.

    Trả lờiXóa
  14. Nói thật là tôi cũng không hiểu là tại sao lại là tòa tháp lộn ngược, trông thấy tốn diện tích hao tổn rất nhiều tiền bạc quốc gia mà lại chẳng có ích gì nhiều, người ta quan trọng đâu phải cái bề ngoài đâu, mà còn các nội dung bên trong nữa, thiết nghĩ bên trong có tốt rồi hãy xây dựng những công trình như thế này.

    Trả lờiXóa
  15. Đây là công trình để chào mừng lễ kỷ niệm 100 năm thăng long, vì đó mà nó mới được xây dựng nhanh nhất nhưng cũng cần phải có thời gian đề hoàn thiện nội dung. Mà không phải nó là tòa tháp lộn ngược đâu. Hình hoa sen cách điệu đấy các bạn ạ.

    Trả lờiXóa
  16. Mang nét đặc trưng, chứng tỏ một quá khứ hào hùng của thủ đô ngàn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội phải là nơi chứa nhiều hiện vật trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều thời kì khác nhau. Đã là bảo tàng thì hiện vật là vấn đề cốt yếu quan trọng hàng đầu, nếu như có hiện vật phong phú , chân thực thì sẽ có nhiều khách tới tham quan thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Bảo tàng Hà Nội là một công trình xây dựng để chào mừng 100 năm Thăng Long Hà Nội với chi phái 2300 tỷ mà hiện nay lại vắng khách thật là đáng tiếc vì vậy các cơ quan chức năng cần phải có những chính sách ké hoạch để cải thiện tình hình này mong rằng tỷ lệ khách thăm quan sẽ được nâng lên.

    Trả lờiXóa
  18. HY vọng thời gian tới bảo tàng Hà Nội se có cách làm phù hợp để thu hút không chỉ những người quan tâm đến lịch sử, mà cả khách du lịch trong và ngoài nước, đến thăm quan như một điểm nhấn của thủ đô Hà Nội

    Trả lờiXóa
  19. Là một bảo tàng lớn nhưng mà Bảo tàng Hà Nội lại thiếu nhiều hiện vật trưng bày và cách bài trí và nội dung nghèo nàn thì làm sao thu hút được người tham quan.

    Trả lờiXóa
  20. Hi vọng các cơ quan chức năng quản lí sẽ tìm cách bổ sung nhiều hiện vật trưng bày thế mới có người đến xem chứ không thể ngồi đó mà than thở.

    Trả lờiXóa
  21. Đổ ra tận 2300 tỷ đồng để xây một cái bảo tàng nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Vậy mà lúc đưa vào hoạt động thì chỉ có khách tham quan. Nguyên nhân có lẽ là sự thể hiện hình thức bên ngoài trước chứ các hiện vật trưng bày trong không được quan tâm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog