Chia sẻ

Tre Làng

BỆNH HÁO DANH

Bệnh háo danh

Câu chuyện phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú râm ran nhiều tuần nay bởi không ít ứng viên là quan chức của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch dù từ lúc làm quản lý, khán giả không mấy khi thấy họ xuất hiện trên sân khấu.

Từ đó, công luận và rất nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng về những bất cập trong xét tặng danh hiệu.

Thực ra, không chỉ lĩnh vực nghệ thuật sân khấu mà lĩnh vực giáo dục, khoa học, kỹ thuật cũng rơi vào tình trạng tương tự! Giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) là chức danh của nhà giáo ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu. Vì thế, không nên để những quan chức cả đời không dạy học, không hề gắn bó với cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu nào “chạy” chức danh GS, PGS. Quan chức đeo cái chức danh của nhà giáo cũng chẳng giải quyết được việc gì, có chăng chỉ giải quyết “khâu oai”. Ở các nước tiên tiến, phần lớn những người có học hàm, học vị cao làm việc tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, còn thiểu số thì làm việc trong ngành quản lý. Ở Việt Nam thì ngược lại.

Cụ thể, chỉ có khoảng 20% giảng viên trong các đại học lớn ở Việt Nam có văn bằng tiến sĩ (TS). Trong khi đó, 50% bộ trưởng Việt Nam có bằng TS! Các cơ quan quản lý hành chính có cần nhiều TS như thế hay không trong khi các trường đại học lại rất thiếu giảng viên có trình độ TS?

Theo một số liệu thống kê, năm 2013-2014, cả nước có khoảng 9.000 GS và 24.300 TS - nhiều nhất Đông Nam Á. Cũng phần là vì ở xứ ta đang tồn tại một nghịch lý lạ lùng: Muốn đề bạt chức vụ nào đó thì phải có bằng cấp tương xứng. Chẳng hạn “lên” giám đốc sở thì ít nhất phải là thạc sĩ hoặc TS, trưởng khoa một bộ môn trong bệnh viện thì cần phải có bằng TS (không hẳn là TS chuyên khoa)... Do đó, người ta đổ xô nhau đi “làm” (chứ không phải học) TS, tìm mọi cách và mọi giá để có cái bằng TS cốt chỉ nhằm thăng quan tiến chức hơn là phục vụ khoa học.

Nếu có một tổ chức độc lập thử thực hiện cuộc thẩm tra nhỏ thì nhất định sẽ thấy nhiều vị TS chỉ biết tiếng Việt; nhiều GS, PGS chưa dạy hoàn tất một giáo trình nhỏ nào. Thế nhưng, họ lại thường xuyên đến dự các cuộc hội nghị với vai trò “long trọng viên” và thường không hài lòng khi không được giới thiệu đầy đủ học hàm, học vị, chức vụ. Những năm gần đây, nhiều quan chức không bằng lòng với chức vị hành chính vốn đã cao của mình nên thích gắn thêm trước chức vụ học hàm, học vị GS, PGS hoặc TS để cho… thêm phần trí tuệ! Đến nay, hầu như không nước nào trên thế giới lạm phát học hàm, học vị như ở ta. Căn bệnh chạy danh hiệu của giới nghệ sĩ và chạy học hàm, học vị của giới thầy giáo, nhà khoa học, nhà quản lý… chung quy lại cũng là hệ quả của bệnh háo danh mà thôi.

Diệp Văn Sơn

22 nhận xét:

  1. văn lâm12:02 14/9/15

    nói chung với một bài viết ,một công trình nghiên cứu hay đơn giản với một ý kiến giải pháp nào đó,người đọc quan tâm nội dung là chính.Với những vấn đề tầm cỡ hay với những chức danh không thể cao hơn nhưng nội dung nhạt nhòa chả có ích gì cho ai thì cũng chỉ đáng xếp bỏ tủ .

    Thiết nghĩ không ít người do thiếu trung thực và tự ty nên nói cái gì,viết cái gì cũng phải gắn thêm mác tướng tá hay danh hiệu này nọ chỉ là để cho thêm màu mè che đậy sự tẻ nhạt nhằm câu khách mà thôi.

    Trong xã hội anh thạo việc này thì người ta thạo việc khác,mình với thái độ bổ sung học tập lẫn nhau là đúng đắn nhất đó chớ tiến sỹ nghệ sĩ chi chi khi lạc lên rừng không có mấy em chân đất áo chàm chỉ bảo cho cách chọn dây leo mà uống nước,cách chọn củ cỏ mà qua ngày thì chết là cái chắc đó.

    Ngày nay không ít bác trước chữ ký thường ghi thêm chức danh TS,ThS này nọ ,thiết nghĩ nó chỉ thích hợp với những luận án hay công trình có yêu cầu chức danh,còn trước chữ ký Giám đốc,Bộ trưởng, Chủ tịch UB...hay Bí thư,thậm chí Tổ trưởng dân phố... hay trước một bài báo ...mà ghi chức danh đào tạo hay danh hiệu nghề nghiệp vào là thừa,bởi một tiến sĩ về hưu làm trưởng ban Quản trị khu chung cư chẳng hạn thì cần gì phải xù gai Tiến sĩ ra làm gì cho khó coi.

    Trả lờiXóa
  2. Háo danh, háo lợi là bệnh của những kẻ tham vọng. Háo lợi thì chỉ nhìn thấy tiền, háo danh chỉ nhìn thấy chức tước địa vị mà quên đi hết thảy mọi đạo lý trên đời. hay căn bênh cần điều trị

    Trả lờiXóa
  3. có một thắc mắc nho nhỏ là tại sao Việt Nam lại để bùng nổ cái học hàm học vị đến vậy. Thức tế có những trường đại học, giảng viên với trình độ thạc sĩ nhưng là một người nghiên cứu uyên thâm, trở thành một chuyên gia về bài giảng của họ nhưng họ không thể giữ chức vụ lãnh đạo bộ môn đơn giản vì không có bằng Tiến sĩ. Nực cười, có những kẻ đem danh là Thạc sĩ nhưng khả năng làm việc thì không bằng nỗi cử nhân và cũng tồn tại nhiều người có học vị Tiến sĩ những chẳng thể hiểu sâu rộng và uyên thâm như một Thạc sĩ. Điều đó dẫn đên sự thiếu công bằng, và làm ơn đừng cứ phải Thạc sĩ dạy cử nhân, đừng cứ Tiến sĩ dạy Thạc sĩ nữa, cứ ai giỏi thì được dạy, chỉ cần trải qua bài tập kiểm tra thì đều có thể dạy. áp lực về bằng cấp sẽ khiến người ta chùn ý chí và cũng khiến căn bệnh háo danh phát tác nhanh và nguy hiểm hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh19:19 14/9/15

    Cái quan niệm học cao hiểu rộng mới có tư cách làm lãnh đạo đẩy đến cái bệnh háo danh này. Và hệ luỵ của nó là bệnh thành tích. Con người ta mỗi người cần làm đúng chuyên môn của mình và làm tốt là được, nó thể hiện qua kết quả làm việc chứ không thể hiện qua bằng cấp. Ví dụ làm quản lý trong một công ty sản xuất thiết bị điện tử không cần một GS, TS về điện, điện tử làm. Chúng ta cần thay đổi ngay quan niệm về học giỏi và làm giỏi mới có hiệu quả được.

    Trả lờiXóa
  5. Đây là hệ quả của nền giáo dục kiểu Tàu để lại. Cái kiểu quan Tàu là phải hay chữ. Nói thật chứ hay chữ theo kiểu biết nhiều chữ thì để làm gì. Nhìn người Tây người ta chỉ trọng dụng những người có khả năng sáng tạo, tạo ra máy móc, của cải vật chất phục vụ xã hội mà thôi. Chính cái suy nghĩ phải học nhiều biết nhiều mới làm quan được mà giờ nó ăn sâu vào nếp nghĩ của người Việt mình. Phải mau chóng thay đổi đi thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Đây là một vấn đề cấp thiết mà các cơ quan chức năng cần chú ý đến để giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề bằng cấp, chức vụ. Thực tế cho thấy có 1 bộ phận chạy đua trong việc có bằng cấp, danh hiệu, học hàm học vị... để tính toán thăng quan tiến chức, mặc dù họ không có chuyên môn và khả năng nghiên cứu và chưa cống hiến nhiều cho xã hội. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần quy hoạch lại mô hình đào tạo, đặc biệt là sau đại học, phong học hàm học vị giáo sư, tiến sĩ, Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú..... giải quyết triệt để các vấn đề giáo sư, tiến sỹ giấy. Đề bạt lãnh đạo cần dựa vào chuyên môn và năng lực làm việc chứ không phải dựa vào bằng cấp... chỉ có vậy vấn đề bệnh háo danh mới thực sự được giải quyết triệt để.

    Trả lờiXóa
  7. Đây là tình trạng thừa thầy thiếu thợ ở nước ta hiện nay. Người giảng thì nhiều đây nhưng người làm chả có ai, ai cũng muốn làm thầy thì ai chịu làm thợ. TS, GS thì nhiều đấy nhưng cái gì cũng đi nhập khẩu từ thằng láng giềng mất dạy. Chúng ta hướng đến xuất khẩu nhưng chúng ta cũng phải chú trọng đến tiêu dùng trong nước. Gần 90 triệu dân thì làm sao mà anh sản xuất ra không tìm được người mua. Cái quan trọng là anh phải sản xuất đúng theo cái tâm của mình đừng làm những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả hàng nhái sẽ mất đi niềm tin của người dân. Hi vọng rằng kỹ sư bác sĩ vận dụng cái bằng của mình để làm những việc có ích cho dân, cho nước.

    Trả lờiXóa
  8. Tiến sĩ giáo sư thì nhiều nhưng chả có gì sáng tạo cho nhân dân, cho đất nước. một loạt những bằng cấp sinh ra chỉ để vất xó không có tác dụng gì thử hỏi học ra để làm gì. Đành rằng anh làm công tác giáo dục thì yêu cầu học vấn của anh phải cao, anh mới dạy được học sinh, còn những người làm công tác quản lý thì cần gì đến TS, GS. Phải chăng nước ta đang bị khủng hoảng thừa TS, GS?

    Trả lờiXóa
  9. Vấn đề này tôi nghĩ lãnh đạo cấp trên cần thay đổi tư duy và nhận thức. Không nên quá coi trọng cái bằng cấp để bổ nhiệm chức danh, chức vụ mà coi nhẹ đến năng lực và trình độ của họ. Thực tế cho thấy rất nhiều người họ không có bằng cấp cao, nhưng họ là những người rất có năng lực và là những người của thực tiễn - họ lăn lộn trong thực tiễn để làm việc.
    Ngược lại, Việt Nam có số lượng Tiến sĩ, PGS, GS cao nhất ở Đông Nam Á nhưng những gì mà những vị này cống hiến, những công trình nghiên cứu có tầm cỡ khu vực thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.

    Trả lờiXóa
  10. Vấn đề này tôi nghĩ lãnh đạo cấp trên cần thay đổi tư duy và nhận thức. Không nên quá coi trọng cái bằng cấp để bổ nhiệm chức danh, chức vụ mà coi nhẹ đến năng lực và trình độ của họ. Thực tế cho thấy rất nhiều người họ không có bằng cấp cao, nhưng họ là những người rất có năng lực và là những người của thực tiễn - họ lăn lộn trong thực tiễn để làm việc.
    Ngược lại, Việt Nam có số lượng Tiến sĩ, PGS, GS cao nhất ở Đông Nam Á nhưng những gì mà những vị này cống hiến, những công trình nghiên cứu có tầm cỡ khu vực thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.

    Trả lờiXóa
  11. văn lâm08:56 15/9/15

    Cụ Hồ Chí Minh chưa bào giờ khoe ra bằng cấp này nọ dù chắc chắn là Cụ có ,người ta chỉ biết đến cụ với những công việc mưu sinh dân dã và những đẳng cấp thực tiễn cách mạng của Người.Khi về với Tổ tiên ,trên ngực áo Cụ cũng không một tấm huân chương ...

    Vậy mà ngày nay,liệu có phải cứ chức danh TS,KS,cứ nhiều huân huy chương trên ngực áo mới là người quan trọng không?

    So thử TS phòng lạnh chỉ ra với dự án xếp tủ vào với đề án tốn tiền dân thì nếu không có chị quyết đường ,rác ngập đến mũi ,ta sẽ thành lũ chuột rúc bãi rác được không?Ai hơn ai đây mà vung danh múa hiệu khắp chốn cùng nơi?

    Ở VN ,là TS thì nên hổ danh bởi cả vạn TS mà thụt lùi,nghe nói sắp thua cảLào ,Campuchia (?)trong Asian.

    Chỉ có nỗi xấu hổ mới tạo cho ta được động lực chứ hoan hỷ tự cao trước sau gì rồi cũng phải hít khói thiên hạ.

    Hãy cố mà tìm ra cho mình nỗi xấu hổ đi,nỗi xấu hổ nào cũng tạo cho ta bản lĩnh vươn tới ,dù ít dù nhiều !

    Trả lờiXóa
  12. Cái bệnh háo danh chỉ tồn tại trong các cơ quan nhà nước, còn ở các doanh nghiệp thì nó coi như là zero. Điều đó không có nghĩa là họ không coi trọng học vấn, nhưng cái mà các doanh nghiệp cần là kiến thức thực tế. Một điều khá hay là ở nước ngoài, các PGS, TS đều phải đi làm, trải qua thực tế rồi mới đi nghiên cứu. Còn ở VN, không có việc gì làm thì thôi ta cứ nghiên cứu trước cái đã.

    Trả lờiXóa
  13. Bệnh háo danh cần phải có thuộc đặc trị nào đây mấy bác? Nếu thật sự chỉ tuyển người hiền tài, thì cần gì đến danh xưng. Nếu xiết chặt chất lượng của đào tạo tiến sĩ, xiết chặt yêu cầu phó giáo sư, giáo sư thì cái danh sách kia sẽ có giá trị hơn rất nhiều. Nên vấn đề ở đây chính là phải xiết chặt các yêu cầu để được công nhận học hàm, học vị. Còn ai muốn đi học, ai muốn làm ông nọ bà kia, xin mời, chứng minh đi.

    Trả lờiXóa
  14. 9000 giáo sư, 24300 tiến sĩ quả là một con số không nhỏ, Nhìn vào con số này, người ta có thể nghĩ Việt Nam có vô vàn thần đồng, cũng có thể nghĩ, Việt Nam không ít "tiến sĩ giấy". Vậy, các danh hiệu, chức danh giáo sư, tiến sĩ có ích gì? Có ích cho bản thân vị tài học đó, có ích cho đất nước, nhưng nếu đó là một danh hiệu thật xứng đáng. Nếu như các danh hiệu chỉ để đáp ứng cơ chế, điều kiện làm việc thì thật sự không cần thiết, nó chỉ khiến nạn "bằng giả", bệnh háo danh trở nên trầm trọng mà thôi. Cái đất nước cần là tri thức, là năng lực, không phải là giấy tờ giả mạo những danh hiệu.

    Trả lờiXóa
  15. Xã hội mỗi thời một khác, yêu cầu càng ngày càng khắt khe về trình độ bằng cấp. Chính vì vậy, người ta thi nhau mua bằng cấp, chạy chức chạy quyền, chạy học vị. Nước ta những năm gần đây đang xảy ra hiện tượng thừa thầy thiếu thợ. Giáo sư tiến sĩ hàng đống ra, nhưng mà trình độ thật thì chả có. Những phát minh đơn giản phục vụ cho đời sống sản xuất của người dân thì toàn những người xuất thân từ nông dân, thợ học nghề sáng chế ra. Đôi khi người thực việc thực rất nhiều, nhưng không được công nhận về bằng sáng chế, đơn giản một điều họ không có bằng cấp. Công bằng ở đâu? Nếu như những danh hiệu đó chỉ để đánh bóng tên tuổi mà không làm được việc thì cũng vứt. Đất nước muốn phát triển được thì cần phải có những người tài thực sự chứ không phải là những người mạo danh.

    Trả lờiXóa
  16. Nước ta hiện nay đang có một nghịch lý là có rất nhiều giáo sư tiến sỹ giấy các giáo sư tiến sỹ chủ yếu làm việc ở các cơ quan nhà nước mà rất ít người làm trong các cơ sở nghiên cứu, chúng ta đang coi trọng hình thức bên ngoài là bằng cấp mà không cần quan tấm đến chất lượng nên nước ta đang diễn ra một hiện tượng chảy máu chất xám.

    Trả lờiXóa
  17. Giáo sư, tiến sĩ việt nam mình toàn những ông đầu to đeo cái kính to bổ chảng, học lý thuyết thì vô cùng giỏi, nghiên cứu các công trình cũng vậy, nhưng tới khi thực hành thực tế thì lại chẳng bằng cái anh công nhân quèn mà thạo việc. Chẳng vì đó mà các phát minh, sáng chế ra những máy móc phục vụ công nghiệp nông nghiệp toàn do các bác nông dân mày mò ra đấy chứ.

    Trả lờiXóa
  18. Việt nam mình còn quan liêu, cứ từ từ rồi sẽ không còn tình trạng này nữa, mà nói chung tính tới bây giờ quan niệm này chỉ đúng trong môi trường nhà nước chứ tư nhân bên ngoài nó chuộng bằng cấp gì mấy đâu, miễn là làm được việc và có đóng góp trong công ty là được. Như nghề kế toán là tôi đây, bằng trung cấp mà biết việc vẫn làm kế toán trưởng lương cao chót vót, còn đại học mà không có kinh nghiệm hay tinh thần phấn đấu cao thì cũng chỉ lẹt đẹt nhân viên thôi.

    Trả lờiXóa
  19. Chẳng phải nói gì tới các ông giáo sư tiến sĩ hay nghệ sĩ nhân dân ưu tú mà có khi người xem đài còn chả biết ông ta là ai, mà nói trong chính chúng ta đi, con cái đi học về không hỏi con thế nào, học ra sao, thầy cô thế nào, hỏi độc một câu cụt lủn, hôm nay con có kiểm tra không, được điểm mấy, cao thì không sao, chứ thấp thì cứ thế mà nọc ra đánh, trẻ con lúc nào cũng phải điểm 10, phiếu bé ngoan về nhà, cả lớp 40 em mà cả 40 em đều học sinh giỏi mà, ai cũng giỏi thì ai dốt đây.

    Trả lờiXóa
  20. Khi muốn chuyển ngạch làm việc hay lên chức, thì cần phải có bằng cấp và số năm công tác thì mới đủ điều kiện, việc làm này ở nước ta là đang đi ngược lại với sự phát triển của thế giới, bên kia khi muốn lên chức bạn cần phải chứng tỏ được năng lực của mình, làm việc có hiệu quả và thành tích mang về, chứ không phải tính bằng số năm làm việc, làm việc cả chục năm nhưng bảo thủ cổ lỗ không chịu suy nghĩ ứng dụng những cái mới vào làm việc thì cũng chả bằng cái anh làm việc dăm năm nhưng cần cù, chịu khó tìm tòi. Xong lại toàn ông to đầu mà óc nhỏ làm lãnh đạo kìm kẹp những thế hệ trẻ, thế thử hỏi sao nước ra phát triển được đây.

    Trả lờiXóa
  21. Như năm nay thì đại học, lúc nào cũng nói đại học là cánh cửa để đổi đời, nhưng đâu có biết sau đại học thì cả nghìn cử nhân không kiếm được việc làm, chẳng ai muốn làm thợ, ai cũng muốn làm thầy, mà thấy được đào tạo trong môi trường giáo dục nước ta thì khó có thể làm thầy giỏi được, giáo sư, tiến sĩ nhiều mà ngay cả súng ống đạn pháo cũng phải đi mua nước ngoài, có cái con sông tô lịch ô nhiễm mà không làm nó trong sạch được, có cái máy gieo mạ cũng do người nông dân họ sáng chế ra, thì thực sự không hiểu họ đang nghiên cứu cái cao siêu gì nữa đây.

    Trả lờiXóa
  22. Việc học lên cao, hiểu biết sâu rộng thêm là đáng được khuyến khích. Nhưng tệ nạn học làm bằng để có danh, nghe có vẻ trí tuệ thì cần phải lên án loại bỏ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog