Chia sẻ

Tre Làng

GIÀ VÀ SẬP

Gần nhà người yêu mình có một cụ lão niên sống qua chẵn 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, cụ được con cháu và hàng xóm gọi trìu mến là chủ tịch HTX Toàn Lợi vì cả 2 hàm cụ không còn một cái răng.

Mỗi sáng cụ đều dậy thật sớm chạy thể dục, giông bão thì nghỉ chứ mưa liu riu coi là sự thường, vẫn khoác áo mưa chạy một vài vòng rồi ghé vào quán ăn cháo lòng, sáng nào cũng thế đều như vắt chanh.

Một ngày xấu trời, cụ vẫn quyết xỏ giày chạy đi và không bao giờ trở lại. Một cơn tai biến bất ngờ khiến cụ vĩnh viễn ra đi khi vừa tròn 89 cái xuân xanh.

Tuổi tác có thể đánh gục bất kỳ thứ gì, dẫu là một ông già hay ngôi nhà to vật.

Khi những đoàn quân Điện Biên áo vải về tiếp quản Thủ Đô, những căn biệt thự, công sở Pháp được coi là chiến lợi phẩm và đương nhiên được mang chia cho những người chiến thắng. Thời đó chính quyền mới về lại sau 9 năm kháng chiến, thiếu thốn mọi thứ đặc biệt là cơ sở vật chất cho các cán bộ Việt Minh, từ cái bàn, cái ghế, giường chiếu hay nhà cửa đều phải tận dụng vì không có điều kiện xây, mua mới.

Qua vài thế hệ, những người bám trụ trong những ngôi nhà đó sinh con đẻ cái và cứ thế đông đúc dần lên, trong khi việc trùng tu không được chú ý lắm vì thời đó, giữ cho nó không bị bom Mỹ san phẳng đã là hạnh phúc rồi còn ai nghĩ đến việc trát trít sơn bả cho đẹp nữa.

Họ chia ra thành từng gian nhỏ, đập tường khoét vách và vô tình phá vỡ cấu trúc nguyên bản của những căn nhà, điều này là nguyên nhân chính của những tai nạn thương tâm như vụ sập nhà mới hôm qua.

Ngôi nhà định mệnh đó từng là trụ sở của chi nhánh hội kín lớn nhất có dính líu tới toàn bộ những sự kiện lớn lao của Châu Âu suốt từ thời Cận Đại, đó là Hội Tam Điểm.

Còn hàng trăm căn nhà như thế rải rác ở Hà Nội, mỗi căn nhà đều có câu chuyện riêng của nó, nhưng cùng có chung một nguy cơ nếu không có biện pháp trùng tu đúng cách. Cơ thể người hay công trình xây dựng đều cần bảo trì đều đặn, đừng cố chạy bộ vào thời tiết xấu khi tuổi đã cao, cũng đừng bắt căn nhà phải gánh quá sức nó có thể chịu được, vì có khi chỉ sau một cơn mưa thôi là những cỗ quan nối đuôi nhau chạy dọc đường phố Thủ Đô trong muôn vàn thương tiếc.

RIP các nạn nhân, hãy yên nghỉ và phù hộ cho những người còn sống.

Nguồn ở đây

10 nhận xét:

  1. Già và sập là cái lẽ thường, nhưng mà nhà thì có thể dự báo được để tránh cho việc người ta đang làm việc sinh hoạt bình thường thì nhà nó sập. Đây sẽ không chỉ là công việc của nhà chức năng mà còn của chính những người sống trong những ngôi nhà mà tự mình thấy là có vấn đề có tuổi rồi.

    Trả lờiXóa
  2. đơn giản và dễ hiểu khi qua năm tháng cái gì cũng có sự hao mòn cả cho nên cũng không thể thắc mắc này nọ được vì những sự sập sệ của những kiến trúc. Sự hao mòn qua thời gian được thể hiện rõ nét chứ chẳng phải là chuyện đùa được đâu, chỉ có điều cái gì cũng cần có việc làm cho đúng chứ không thể thích làm gfi cũng được đâu.

    Trả lờiXóa
  3. nhìn vào lịch sử thì mọi người lại muốn có cái gì đó được gọi là nhân chứng lịch sử cho mọi người có thể kiểm chứng với những gì đã xảy ra và ai cũng muốn gì giữ nó chứ có phải là hắt hủi đâu. Chỉ có điều cái gì cũng có hai mặt của nó mà, nếu đã già thì có người hỏi già sao mà sống lâu thế, xoắn xít chứ có đơn giản gì đâu mà nên chẳng có gì đơn giản cả đâu nhé.

    Trả lờiXóa
  4. Người già thường thì có những suy nghĩ và việc làm không còn được như những người bình thường được. thường thì họ có những hoài niệm còn cái đầu của họ cũng đã hao mòn đi rất nhiều, sức càn lực kiệt chứ nào hơn đâu được. Cũng chính điều đó mà ở họ có những suy nghĩ và việc làm mà người khác khó chấp nhận được, cũng chính vì già nên cũng có cái gọi là sập đó mà.

    Trả lờiXóa
  5. qua bao nhiêu năm tháng thì cái gì cũng có thể bị mất đi những cái gì gọi là tinh túy nhất cũng như tốt nhất của con người chứ nào có hơn được đâu mà. cái gì cũng nên có suy nghĩ vf việc làm đúng đắn, khi con người già nua đi thì tư tưởng, việc làm của họ cũng trở nên già cỗi đi và thiên nhiên cũng thế mà, khi đã trở nên cũ kĩ và bào mòn qua năm tháng thì tất niên chỉ có việc là sập sệ thôi mà.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là chẳng cái gì chống lại được sự bào mòn của thời gian, của những tác động từ mẹ thiên nhiên. Trải qua bao nhiêu năm lịch sử, cuối cùng thì cũng chẳng còn vững mạnh như thủa ban đầu được nữa, đấy là điều tất yếu rồi, cái gì trải qua thời kì bão tố mà không được củng cố, sửa chữa thì sẽ trở nên già nua và dễ sập mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. qua việc sập căn biệt thự này ở Hà Nội, tôi nghĩ cũng là hồi chuông cảnh báo đối với những ngôi nhà cổ ở Hà Nội, chúng ta phải nhanh chóng tu sửa nâng cấp những căn nhà cổ này để tránh những tai nạn đáng tiếc vì chúng đã được xây lâu, sử dụng trong thời gian dài rùi do vậy rất dễ xuống cấp và gây tai nạn.

    Trả lờiXóa
  8. một thực tế ở thủ đô rất đáng buồn là nhà cửa rất dế bị sập đổ có không ít, quan trọng đó đều là những ngôi nhà cổ hay có giá trị cần lưu giữ và khó bảo dương vì thời gian qua lâu và trình đồ bảo tồn ở nước ta còn rất hạn chế, cho nên phá thì bị phản đối mà đến lúc sập thì thằng trung tu bảo trì lại ăn đòn, cho nên rất là đau đầu đối với người đứng chịu sào

    Trả lờiXóa
  9. tôi thấy bài này nói rất đúng, nhà cũng như người mà thôi, dù khỏe đến mấy, sống lâu đến mấy rồi thì cũng vào một ngày đẹp trời cát bụi trở về với cát bụi mà thôi, làm sao mà chống lại được quy tắc của trời đất này chứ, cho nên đừng cố quá sức khi về già, và cũng đừng cố khó hiểu khi người già hay nhà cổ bị sập, lúc còn sống còn nguyên thì không quan tâm đến lúc sập rồi chết người khóc lóc cũng không thay đổi được

    Trả lờiXóa
  10. nhân cái bài này tôi cũng bày tỏ một sự lo lắng cho tình trạng quá tải của thủ đô hiện nay, mặc dù thủ đô mở rộng ra bao nhiêu rồi, thoải mái đất mà sinh sống phát triển cho những ai có ước mơ lập nghiệp ở thủ đô rồi, thế nhưng tình trạng đất chật người đông trong nội thành vẫn còn phát sinh quá nhiều hệ quả phản cảm cho người dân, quy hoạch khó khăn, giao thông khó khăn, tai nạn, tệ nạn...quá nhức nhối rồi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog