Chia sẻ

Tre Làng

NÓI VỚI CÁC BẠN TÌNH NGUYỆN VIÊN

1. Những hình ảnh bạn đang xem chụp ở điểm trường Pờ Hồ Cao (Trung Lèng Hồ, Bát Xát, Lào Cai) và do chính cô giáo sinh năm 1992, mới ra trường, lên đó dạy, ghi lại. Cô giáo chụp trong tuần, nhưng trên đó không có điện, sóng điện thoại nên cuối tuần, cô phải đi bộ 2 tiếng đồng (đường rừng núi, trơn trượt, nhiều đất đá và phân trâu bò, dĩ nhiên) xuống điểm chính để hứng sóng 2G, gửi cho tôi, đồng thời cũng mua gạo muối, thực phẩm và đồ ăn cho tuần tiếp theo, rồi lại lùi lũi lên điểm trường.

Nhắc lại: Cô giáo sinh năm 1992, rất trẻ, xinh xắn và học hành bằng cấp đàng hoàng. Chắc cũng như các bạn, nhưng khác là cô trên núi, thầm lặng sống và dạy học. 

2. Áo ấm biên cương (AABC) là nơi đi xin xỏ từng tấm áo, đôi ủng, gói bột canh, thùng mì gói, túi cá khô, chai dầu ăn... để mang lên tận những nơi gian khó, trao tặng các cô giáo và bọn trẻ, hòng mong cô trò đỡ tủi thân, vất vả, có chút động viên để học - sống và tiếp tục tin tưởng vào những điều kỳ diệu, có thể lóe lên ở tương lai phía trước. 

Nhắc lại: Mọi đồ vật trao tặng chỉ là động viên. Áo dùng 1 năm cũng rách, ủng đi rồi cũng mòn, đồ ăn cũng chỉ dùng trong vài ngày. Cô trò lại tiếp tục cuộc sống lần hồi hàng ngày, chả mong chờ nhiều những đoàn thiện nguyện ngang qua.

3. AABC không đến những nơi dành cho dân du lịch, đi phượt. Chúng tôi tìm đến những nơi không ai đến được, không ai muốn đến - Những nơi gian khó và vất vả, hiểm nguy và gian lao, thậm chí xa ngái quên lãng, bẩn thỉu cứt trâu cứt bò. Nhưng những nơi ấy mới thực cần từng tấm áo, đôi ủng - dép, gói bột canh, nắm kẹo, gói mì tôm và bà con mừng thật, quý thật chứ không phải giả vờ mừng, rồi về nhà vứt vào xó bếp.

Nhắc lại: Rất xa và gian nan. Mà ở xa thì phải đi xa, đi khó. Các bạn cứ nghĩ ủng hộ ít hàng, là có thể vo lại đút túi quần, rồi lên bản sẽ móc túi quần thổi phù, thành hàng bày ra tặng à?. Chúng tôi phải thuê xe ôtô tải với mức giá "dành cho đường rừng núi", với những lái xe không chỉ quen tráng trứng đường nhựa mà còn phải biết lái đường đèo dốc, thôn xã... và giá tiền, cao hơn bình thường, có khi gấp đôi.

Hàng lên đến điểm chính, lại phải chở xe máy của giáo viên, bộ đội, phụ huynh lên điểm bản, có khi nửa ngày đường hoặc thồ ngựa, vác vai lên tận nơi. Này: Xe phải chạy bằng xăng, người phải ăn cơm (xăng trên núi giá cao gấp đôi đồng bằng và thực phẩm cũng vậy), nên đừng tưởng cứ thích là huýt sáo bảo bộ đội - giáo viên chở lên bản, nhé!.

Đằng nào cũng mất nhiều tiền vận chuyển, mất công sức gùi cõng, nên chúng tôi chuyển tặng đồ mới cứng. Xin lỗi! Cũng là tiền ấy, nhưng mang đồ mới mang tặng, cả người tặng và người nhận phấn khởi hơn rất nhiều. Các bạn có thể có tấm lòng, rất ghi nhận. Nhưng đồ dùng rồi, xin các bạn chuyển những nơi dễ đến, dễ vận chuyển. Với chúng tôi, không thể mãi là người nhận - phân loại và vận chuyển không công những thứ gần như là "rác quần áo", của 1 số bạn, đã và đang có ý định dọn nhà.

4. Các bạn nhìn những tấm hình này, có thấy nơi ăn ở - học tập của giáo viên, học sinh Pờ Hồ Cao có giống chuồng lợn - chuồng gà không? Còn hơn cả thế cơ và cô trò, thiếu từ lon gạo, hạt muối, giọt dầu. Thế mà nhiều bạn cứ phấp khởi đi cùng AABC sẽ được "phờ ry" ăn ngủ, khám phá thoải mái những nơi rừng núi - biên giới và dĩ nhiên, được chụp hình tặng quà câu viu quảng bá "yêu núi rừng, trẻ con, làm việc thiện", được thoải mái chụp hình tự sướng, khoe với bạn bè...

Không bao giờ có chuyện đó, nhé! Các bạn muốn đi cùng chúng tôi, phải đóng tiền ăn, tiền xe, thậm chí vào nhà WC thu tiền, bạn cũng phải nộp. AABC không phải nơi để các bạn tranh thủ phượt phẹo, tự sướng và đánh bóng hình ảnh mình, nhờ công sức - sự đóng góp của người khác.

Nhắc lại: Các bạn phải đóng tiền, cho việc đi lại - ăn uống của chính bạn. 

Thứ bạn mang lên miền núi, với bọn trẻ - cô trò và sẽ được đón nhận, ghi ơn chính là tấm lòng chân thành, yêu thương thiệt thà nhưng tuyệt đối không đụng vào miếng cơm, giọt dầu, thìa bột canh của những người đã thống khổ trên đấy...
Trên đời, không ai cho không ai thứ gì. Với việc thiện nguyện, cũng đừng tranh thủ để phượt phẹo - chơi bời khám phá. Nếu muốn đi cùng AABC, các bạn phải nộp tiền chi phí cho chính bước đi của mình và chấp nhận sẽ phải gùi cõng hàng hóa, cửu vạn xe thồ lên tận nơi cô trò đang sống, thậm chí có dẫm vào cứt, cũng phải vác hàng mà đi...

Nhớ kỹ, trước khi đăng ký chuyến Trung Lèng Hồ (Bát Xát, Lào Cai) ngày 8-10.1.2016 bởi sẽ phải đóng trước chi phí 1,5 triệu/người, nhé !

By: Quang Bùi

17 nhận xét:

  1. Công việc từ thiện đích thực không phải là để đánh bóng tên tuổi, không hề đơn giản dễ dàng. Nó phải được xuất phát từ những tấm lòng chân thực, yêu thương đồng loại.

    Trả lờiXóa
  2. Ý nghĩa đích thực của việc từ thiện là tự bản thân người làm từ thiện cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc khi giúp đỡ người khác vô điều kiện, không đòi hỏi gì kể cả ghi nhận.

    Trả lờiXóa
  3. Đất nước ta còn có quá nhiều nơi nghèo khó, thiếu thốn. Những tấm lòng từ thiện đến đây cũng chỉ động viên đôi chút chứ không giúp được gì nhiều. Giá như chúng ta đồng lòng hơn nữa không chỉ dừng ở mức đóng góp đến đó làm từ thiện mà còn là trăn trở, có động lực lao động tốt hơn để phát triển đất nước. Từ đó đước nước có đủ nguồn lực để phát triển đến tận những vùng đất xa xôi héo lánh nhất của tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  4. Cuộc sống khó khăn, vất vả lắm đấy nhưng những cô gái này vẫn quyết tâm bám bản, bám làng bám trường để mang những con chữ cho những đứa trẻ này được học hành tử tế

    Trả lờiXóa
  5. Thời gian quan trong xã hộ có rất nhiều tấm lòng hi sinh vì xã hội đó là các cô giáo trẻ, các cô giáo ấy hi sinh thời thanh xuân của mình để đến các vùng cao vùng sâu vùng xa của tổ quốc để mang con chữ đến cho các em học sinh nghèo chúng ta cần có chính sách hỗ trợ chó những cố giáo ấy để các cô giáo yên tâm công tác.

    Trả lờiXóa
  6. Tấm gương cô giáo trẻ dám xung phong lên điểm trường vùng cao để mang cái chữ về cho các em thật là đáng quý. Thiết nghĩ cần lắm những tấm lòng như vậy để phần nào bù đắp được những thiệt thòi của học sinh nơi đây. Những con người thầm lặng làm việc mà không cần một sự vinh danh nào, một sự tự nguyện xuất phát từ chính tấm lòng. Cảm ơn các thầy cô

    Trả lờiXóa
  7. Blue sky12:39 4/1/16

    Những việc làm tình nguyện cũng chính là một cách chúng ta nói lời cảm ơn tới các thầy cô giáo không ngại khó khăn để bám trụ lấy điểm trường vùng cao. Mỗi người khi tham gia tình nguyện cần ý thức được việc mình làm là vì điều gì chứ không phải lấy cái danh "tình nguyện" để tranh thủ du lịch hay quảng cáo tên tuổi bản thân. Việc làm ý nghĩa xuất phát từ chính mục đích cao cả chùa những hành động thực tế chứ không phải từ những lời nói sáo rỗng hay những bức hình câu like

    Trả lờiXóa
  8. Bangtuyet nhietdoi12:46 4/1/16

    Đảng và nhà nước ta luôn có những chính sách hỗ trợ động viên các thầy cô giáo tình nguyện lên vùng cao công tác. Thiết nghĩ những sự hỗ trợ ấy phần nào cũng giúp các thầy cô yên tâm hơn để tận tâm với sự nghiệp đem cái chữ về cho trẻ em nơi đây. Mỗi người chúng ta nếu có thể hãy bằng những hành động cụ thể nhất, chung tay giúp đỡ, ủng hộ một phần nhỏ để cuộc sống của thầy trò vùng cao bớt khó khăn. Với chúng ta, có những thứ tưởng chừng rất bình thường nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn với những con người nơi đây

    Trả lờiXóa
  9. Hungyen363618:54 4/1/16

    Việc từ thiện chỉ có ý nghĩa thực sự khi mọi người thực hiện bằng tất cả tấm lòng và sự tận tâm. Những việc làm tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa rất lớn, nó là nguồn động viên vô giá với thầy và trò nơi mảnh đất xa xôi này

    Trả lờiXóa
  10. Hoabinh03020018:56 4/1/16

    Cảm ơn các thầy cô giáo trẻ, những người không quản ngại khó khăn mà bám trụ lấy mảnh đất vùng cao, mang cái chữ về cho con trẻ nơi đây. Mong rằng ngày càng có nhiều tấm lòng như vậy

    Trả lờiXóa
  11. Hoabinh023419:00 4/1/16

    Các bạn trẻ nếu có ý định đi tình nguyện mong rằng hãy xác định rõ từ đầu mục đích của chuyến đi. Sẽ có khó khăn, sẽ có vất vả nhưng nếu các bạn chấp nhận, cuối cùng bạn sẽ nhận ra ý nghĩa lớn lao của việc các bạn làm. Cố lên những tình nguyện viên đích thực

    Trả lờiXóa
  12. Thaibinh02340019:03 4/1/16

    Trẻ em ở những điểm trường vùng cao thực sự phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Những thầy cô giáo lên đây cũng chính là những tình nguyện viên đích thực mang tới cái chữ cho các em, bù đắp lại những thiếu thốn, thiệt thòi đó. Thế mới biết trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều hành động đẹp, vẫn còn rất nhiều những tấm lòng đáng trân trọng

    Trả lờiXóa
  13. Thaibinhquetoi23419:06 4/1/16

    Với những thầy cô giao sẵn sàng từ bỏ những điều kiện vật chất đầy đủ miền xuôi để lên tận điểm trường vùng cao, mang lại cái chữ cho người dân nơi đây thì nhà nước cần có những đãi ngộ xứng đáng để các thầy cô yên tâm công tác. Mong rằng những hành động đẹp thế này tiếp tục được phát huy

    Trả lờiXóa
  14. Bacgiang19022:39 4/1/16

    Đất nước ta còn có quá nhiều nơi nghèo khó, thiếu thốn. Những tấm lòng từ thiện đến đây cũng chỉ động viên đôi chút chứ không giúp được gì nhiều. Giá như chúng ta đồng lòng hơn nữa không chỉ dừng ở mức đóng góp đến đó làm từ thiện mà còn là trăn trở, có động lực lao động tốt hơn để phát triển đất nước.

    Trả lờiXóa
  15. Hagiang83622:41 4/1/16

    Thời gian quan trong xã hộ có rất nhiều tấm lòng hi sinh vì xã hội đó là các cô giáo trẻ, các cô giáo ấy hi sinh thời thanh xuân của mình để đến các vùng cao vùng sâu vùng xa của tổ quốc để mang con chữ đến cho các em học sinh nghèo chúng ta cần có chính sách hỗ trợ cho những cô giáo đó để họ yên tâm công tác

    Trả lờiXóa
  16. ở nhiều vùng miền trên đất nước mình vẫn còn rất nhiều đồng bào đói khổ và cần sự trợ giúp bởi những tấm lòng tương thân tương ái. Hy vọng thế hệ trẻ ngày nay sẽ có ngày càng nhiều những tấm lòng cao cả, sẵn sàng chịu khó chịu khổ để giúp đỡ những mảnh đời cơ cực hơn mình.

    Trả lờiXóa
  17. Tình nguyện là một công việc cực kỳ đáng quý. Rất nhiều nơi trên đất nước ta đang thiếu nguồn nhân lực nhưng vì những nới đó quá xa xôi hẻo lánh, điều kiện cơ sở vật chất quá thiếu thốn nên không phải ai cũng "tình nguyện" đến. Vì thế, cần phải biểu dương và tạo điều kiện hơn nữa cho những người tình nguyện đến những nơi không ai muốn đến.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog