Chia sẻ

Tre Làng

ĐỪNG ĐỂ CÁC EM DÙNG SỰ NGHÈO ĐÓI CỦA MÌNH ĐỂ MƯU SINH

Bài học khi tôi đi làm từ thiện: Đừng cho đi một cách quá dễ dãi!
******
Mọi người trên chuyến xe cứu trợ không khỏi xúc động khi nhìn thấy một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ.

Ngay lập tức, nhóm tình nguyện viên chúng tôi quay vào xe lấy quà cứu trợ trao cho cậu bé.

“Anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!” tình nguyện viên người Mỹ quát lớn.

Chúng tôi không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai người Mỹ. “Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?” Họ nghĩ thầm.

“Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”. Tình nguyện viên người Mỹ hỏi cậu bé.

Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.

Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe.

“Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?“

Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.

Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.

“Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.

“Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.

Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ…

Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:
-------
“Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế. Nhưng bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên. Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”
-------

Có thể nói hôm đó là một ngày dài đầy trải nghiệm.

Dường như những đứa trẻ đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây. Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà.

Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.

Theo NTDTV
Thanh Thanh biên dịch

Chép về từ fb Trần Trọng An
Ảnh minh hoạ: Trẻ em miền núi cần áo ấm nhưng cần hơn nữa là học cách để có được áo ấm.

19 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay.. Vậy là trước giờ mình đã làm một việc thiện mà lại không phải là thiện rồi :)
    Cám ơn bài viết, bài viết giúp mình biết cách làm thế nào mới là thực sự tốt cho những đứa trẻ đó.

    Trả lờiXóa
  2. Tinh thần đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn của cộng đồng Việt là rất hoan ghênh, giàu lòng nhân ái. Làm từ thiện cũng có cái khó, phải biết làm sao để họ không trông chờ ỉ lại mà cố gắng thoát nghèo để có cuộc sống tốt hơn. Nhưng trong điều kiện khó khăn về thời tiết vừa qua trước mắt sự giúp đỡ đó cũng làm ấm lòng mọi người.

    Trả lờiXóa
  3. nghèo bây giờ thành cái nghề để mưu sinh rồi đó. càng ngày càng nhiều đoàn từ thiện lên vùng cao, cái đó thì quá tốt rồi, nhưng đúng là nhiều đoàn chỉ biết lên trao quà xong rồi về, thậm chí để mà hiểu được các em đang cần gì và tìm hiểu xem những món quà của mình vừa tặng sẽ về đâu. đúng là cho đi thì tốt nhưng đừng cho đi một cách vô cảm và vô thức. sẽ hại một thế hệ đó

    Trả lờiXóa
  4. Đúng vậy, rất đồng tình với quan điểm của tác giả và anh bạn người Mỹ trong bài viết. Tôi cũng rất hay mua báo của những người rao báo lúc ngồi chờ tàu, tuy nhiên tôi không bao giờ cho những người ăn xin đến xin tiền bao giờ, vì như thế là làm hại họ. Những người đó vẫn con trẻ, còn lao động được. Nếu mình cho tiền họ thì cũng là góp phần đẩy họ xa với việc quay về làm người lao động lương thiện bình thường mà chỉ muốn ăn bám chờ sung rụng.

    Trả lờiXóa
  5. Đừng dùng những hình ảnh đó để lợi dụng lòng thương người. Hôm nay tôi đọc một bài báo về cau chuyện những đứa trẻ không mặc quần và khóc thét lên khi bị bắt mặc quần. Làm điều tốt là tốt nhưng đôi khi cần tìm hiểu kỹ

    Trả lờiXóa
  6. Có còn nhớ câu chuyện của hào anh, em ấy đã bị ngược đãi và chúng ta cũng chỉ biết cho em tiền để điều trị các vết thương, giúp cho em có cuộc sống bớt nhọc nhằn, nhưng không có ai cho em sự quan tâm chăm sóc định hướng phát triển lâu dài, cuối cùng em ăn chơi trác táng hết số tiền mà các nhà hảo tâm đã tặng. Đó là bài học cho chúng ta. Mong là các mạnh thường quân thực sự hãy biết trao tấm lòng của mình đúng nơi, đúng chỗ, đúng cách để không tạo môi trường cho lòng tham lam và lười biếng phát triển.

    Trả lờiXóa
  7. Đây chính là lý do tại sao mà các nhà từ thiện lớn trên thế giới thường tạo ra một quỹ từ thiện riêng cho mình, dùng tiền để đầu tư vào giáo dục, xây trường học, tạo ra những suất học bổng trao cho những sinh viên nghèo vượt khó chứ không cho tiền riêng cho ai cả, bởi cách duy nhất thoát khỏi nghèo đói đó là học tập, phấn đấu, chí tiến thủ. Chúng ta cho các em và gia đình em đồ ăn, tiền, rồi cuối cùng những thứ đó cũng biến mất hết, tuy nhiên gieo cho các em kiến thức, nghị lực vươn lên thì các em sẽ tự biết tạo ra của cải vật chất, chiến thắng đói nghèo.

    Trả lờiXóa
  8. Đồng ý là tạo cho đồng bào vùng cao công ăn việc làm ổn định thì mới thoát được cái nghèo 1 cách bền vững. Nhưng mọi công tác đều cần có thời gian. Đối với những địa phương vùng cao phía Bắc, mình nghĩ phải rất lâu nữa thì tình hình xã hội mới có chuyển biến được. Vì vậy việc chung tay góp sức ủng hộ người nghèo lúc này, hay lúc khác nữa đều rất cần thiết. Lòng nhân ái luôn tồn tại trong các thế hệ người Việt mình. Thấy người khác khổ cực, chẳng nhẽ dửng dưng được hay sao.

    Trả lờiXóa
  9. Năm nào cũng cho họ cả đống áo quần mà họ vứt có chịu mặc đâu, trẻ nít thì không cho mặc quần sợ nó tè dầm, cha mẹ thả con lây lất không quan tâm, chết thì đẻ đứa khác, hỗ trợ tiền bạc cũng không chịu cho con đi học, cho thóc giống thì lấy nấu ăn, lạnh từ nhiều năm nay rồi mà vẫn không chịu làm chuồng thả trâu bò đi rông chết thì xẻ thịt bán lấy tiền rồi đi xin trợ cấp, thấy du khách lên thì ngửa tay xin tiền. Chia sẻ của một thanh niên du lịch vùng cao ngắm hoa và bị hơn 10 đứa trẻ xin tiền trong vòng 1 ngày.

    Trả lờiXóa
  10. Từ thiện đâu nhất thiết là cứ phải đổ dồn lên Sapa, hay những vùng xa xôi khác. Ngay bên cạnh ta, dưới xuôi, trong thành phố, nếu ta để ý người đi nhặt rác, người nằm chân cầu, rồi trại trẻ, viện dưỡng lão... không khiến người cần tìm viện trợ. Nhưng điều quan trọng, khi làm từ thiện, dầu tặng ai, ở đâu, có lẽ, người ta cũng cần tìm hiểu xem người ta sẽ tặng cần gì, thực sự thiếu gì, chứ không phải cứ nhiều tiền, lắm bánh kẹo, sữa thơm... tặng họ là xong, vì biết đâu, chính những thứ đó sẽ "làm hư" những tâm hồn thơ trẻ. Đừng có ngày nào cũng đăng những tấm ảnh các em trần chuồng trong tiết trời giá rét, nhìn một lần 2 lần thương cảm, đến lần thứ 3 thì giống như chúng ta đang hạ thấp cả nhân phẩm của đám trẻ vậy.

    Trả lờiXóa
  11. Thiên nhiên có tính sàng lọc rất cao. Những gì không thuận với thiên nhiên sẽ bị loại bỏ. Vì vậy ngày xưa con người còn phải tự sàng lọc chính mình bằng những thử thách từ lúc mới lọt lòng mẹ. Dân thành phố chúng ta không biết rằng, nếu nói về khỏe, các em nhỏ và người trong bản khỏe gấp vạn lần chúng ta. Họ vốn đã thích nghi với những gì mà thiên nhiên đem lại. Các em nhỏ cởi truồng có thể vì các em ấy thiếu quần nhưng cũng có thể vì các em ấy thấy chả cần thiết phải mặc quần áo. Người dân bản họ ăn mặc phong phanh có thể vì thiếu quần áo nhưng không phải họ ngu đến mức không tự làm ra quần áo được, không tự biết đường chui vào nhà đốt lửa sưởi ấm, dùng rơm rạ, lá chuối khô... để bọc người thay quần áo. Mà cứ ra ngoài nghịch tuyết như vậy. Việc từ thiện này, chúng ta mỗi người một quan điểm, không nên để xảy ra việc tranh luận thế này.

    Trả lờiXóa
  12. một bài học ý nghĩa.chuẩn quá rồi.ko nên cho không ai cái gì.kể cả những đứa trẻ nghèo.mặc dù mình chả cần đến những cái công việc mà bọn trẻ làm đấy nhưng mình sẽ hình thành cho chúng đc cái thói quen biết dựa vào bản thân để sống chứ ko dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.có như vậy chúng mới có động lực vượt khó vượt nghèo đc chú

    Trả lờiXóa
  13. Bacgiang19022:10 29/1/16

    Hành động tình nguyện vì trẻ em vùng cao của các tình nguyện viên thật đáng ghi nhận. Nhưng chúng ta không thể nhầm lẫn giữa lòng tốt thực sự và sự lợi dụng lòng hảo tâm của mọi người để đánh bóng tên tuổi. Mong rằng mọi người sẽ sáng suốt nhìn nhận và đặt lòng tốt của mình đúng chỗ, để sự giúp đỡ đến với những người thực sự cần chúng

    Trả lờiXóa
  14. Hagiang83622:14 29/1/16

    Lòng hả tâm và sự giúp đỡ của mọi người với trẻ em vùng cao trong những ngày qua là một hành động đẹp cần được nhân rộng. thế nhưng sự giúp đỡ này vô tình lại mang đến cho trẻ em nơi đây cái suy nghĩ có thể lợi dụng lòng tốt để xin sự trợ giúp, ngay cả bố mẹ các em cũng mang con em mình ra để làm công cụ mưu sinh, xin sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Điều này vô tình làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của việc tình nguyện. Mong rằng mọi người nếu có lòng tốt thì hãy biết trao sự giúp đỡ đúng cách

    Trả lờiXóa
  15. Hungyen363622:25 29/1/16

    Tất nhiên ai đi làm từ thiện cũng đều có tấm lòng hảo tâm và mong muốn làm việc tốt, giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, nhưng cũng nên xem xét lại cách thức làm từ thiện sao cho thiết thực và ý nghĩa nhất

    Trả lờiXóa
  16. Hoabinh03020022:29 29/1/16

    Thật đáng buồn khi nhìn những em nhỏ vùng cao lũ lượt kéo nhau ra ria đường chờ đoàn xe đến phát quà từ thiện, có lẽ sẽ thiết thực hơn nếu bên cạnh việc làm từ thiện chúng ta có thể truyền đạt được cho các em bài học về cuộc sống, đừng để các em có suy nghĩ thụ động, không có ý chí phấn đấu

    Trả lờiXóa
  17. Hoabinh023422:32 29/1/16

    Bản thân tôi cũng đã có lần tham gia từ thiện ở vùng cao, nhưng đúng là sau khi đọc bài viết này cũng chợt suy ngẫm lại, có lẽ việc dạy cho các em bài học về giá trị của cuộc sống, về cách sống còn quan trọng hơn việc phát quà cho các em, vô tình làm cho các em có suy nghĩ ỷ lại vào lòng từ thiện của mọi người mang đến

    Trả lờiXóa
  18. Thaibinhquetoi23422:34 29/1/16

    Đúng như vậy, tình trạng ở một số địa phương vùng cao hiện nay trẻ con không muốn đến trường mà chỉ ở nhà bồng bế nhau ra đường quốc lộ chờ xe đi qua và phát quà bánh, đây là thực trạng đáng buồn, chúng ta có lòng hảo tâm nhưng có lẽ nên xem lại cách làm

    Trả lờiXóa
  19. Thaibinh02340022:36 29/1/16

    Đây quả là bài học ý nghĩa, có lẽ từ trước đến nay chúng ta suy nghĩ đơn giản từ thiện là phát quà bánh, lương thực cho các em nhỏ vùng cao, nhưng điều quan trọng hơn là dạy các em ý nghĩa thực sự của cuộc sống và việc phải lao động, nỗ lực mới có cuộc sống đầy đủ và ấm no

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog