Chia sẻ

Tre Làng

TỘI ÁC ĐI RA TỪ SỰ LẠM DỤNG CHỮ NGHÈO

Thôi thì cứ nói là cưa bom đi cho thuận miệng, mìn hay bom gì cũng thế. Cũng phát nổ, 5 mạng người ra đi, bao nhiêu mạng khác vạ lây, bao nhiêu tài sản hư hại.

Câu chuyện tưởng chỉ còn là hài hước trong những cuộc chuyện vui, nay bỗng nhiên xảy ra ngay trong lòng Hà Nội. Không phải là vùng cao miền xa thiếu hiểu biết, đói nghèo, càng không phải là đồng bào vùng cao miền xa ít con chữ, thiếu thốn. Mà lần này là ở ngay Hà Nội, ngay giữa lòng thủ đô vốn dĩ hòa bình.

***

Sao lại trách chính quyền?

Đến đứa bé cũng biết rằng động vào bom mìn là nguy hiểm, đến đứa bé cũng biết rằng thứ nguy hiểm đó nếu nổ giữa nơi đông người thì sẽ như thế nào cơ mà?

Thu mua phế liệu không phải là buôn bán heroin, là "ngành nghề" làm ăn không nằm trong danh mục cấm của pháp luật. Khi đó, chính quyền nào có thể kiểm soát nổi anh hàng ngày hàng giờ, nhất là khi anh thừa biết nguy cơ như thế nhưng vẫn cố tình như thế?

Phải nói thẳng ra, đây là tội phạm! Một tội phạm đã trở thành nạn nhân của chính mình, và chả có chính quyền nào kiểm soát được cả!

***

Đất nước gần 100 triệu dân, hàng triệu ngành nghề, công việc, địa vị xã hội phân công cho từng người. Khả năng của anh, cuộc đời anh đã đến với nghề đó. Như bao người xuống ruộng, như bao người hàng rong, như bao người lên rừng xuống biển. Nghề nào cũng có những tiềm năng và rủi ro của nó, không thể lấy nghề "thu mua phế liệu" để rồi than thở và biện hộ cho tai họa mình đã gây ra.

Ý thức, đây là bài toán ý thức cá nhân. Anh phải có ý thức với công việc của mình, trước là giữ cho anh, sau nữa là đừng làm ảnh hưởng tới xã hội. Vượt ý thức đó để rồi gây hậu quả, chính quyền nào chu toàn cho nổi bây giờ?

***

Sinh năm 1975, thua tân Ủy viên BCT, tân Trưởng ban tuyên giáo Trung ương đúng 5 tuổi, và hơn giám đốc sở KHDT Quảng Nam 5 tuổi, và ở ngay giữa lòng thủ đô, nên xin đừng nói rằng mình chưa biết, không biết, đến nguy cơ từ bom mìn khi tác động cơ học vào nó.

Đó là tội ác. Tội ác được thực hiện trên cơ sở cả nghĩ, thờ ơ, vô trách nhiệm.

Tội ác đi ra từ sự lạm dụng chữ nghèo!


P/s: Quả MK36 này rỉ sét ra trông không giống quả bom lắm, dễ nhầm tưởng là một tụ biến thế, hay chi tiết máy gì đó?

15 nhận xét:

  1. Đâu phải nhỏ nhắn hay thiếu hiểu biết gì nữa đâu mà đụng chạm đến bom. Ai mà không biết hậu quả khi đụng chạm vào đó, Các bác cứ đổ lỗi cho chính quyền một cách quá đáng rồi. Đó là do ý thức và ý chí của con người đó chứ đâu phải là do họ không có đủ kiến thức đời thường.

    Trả lờiXóa
  2. Bây giờ lại tìm người quy trách nhiệm, đổ lỗi để làm gì. Ai muốn xảy ra cơ sự này, chính anh Cường cũng không muốn "cưa" bom để rồi chính mình lại phải chết. Nếu anh ta biết đó là quả bom, chắc chắn sẽ không xảy ra vụ việc nghiêm trọng như thế này. Bom hoen gỉ thì ai mà phân biệt được là cái gì, bây giờ giải quyết hậu quả chứ người chịu trách nhiệm cũng chết rồi, chính quyền cũng chỉ khắc phục phần nào cho người dân bị thiệt hại được thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Bởi vậy cần cắt bớt mấy chương trình truyền hình thực tế lố lăng, sử dụng sức mạnh truyền thông quốc gia để tuyên truyền, giáo dục, khai sáng cho những người thiếu nhận thức, không để vì sự thiếu hiểu biết của người này gây họa cho người khác và cho xã hội

    Trả lờiXóa
  4. sự liều lĩnh, thiếu hiểu biết thật nguy hiểm, rất nhiều cái chết thương tâm do bom mìn mà ra, có những kẻ còn chuyên cưa bom để lấy thuốc nổ đem bán nữa cơ, họ coi thường tính mạng, sự an toàn của chính bản thân họ lẫn người thân. Hậu quả bom mìn thật khó lường

    Trả lờiXóa
  5. Mìn hay Bom đều là những mối nguy hại từ chiến tranh để lại, nhìn hậu quả vụ nổ bom ở văn phú, nhìn những mảnh thân người văng tung tóe, những hố sâu,

    Trả lờiXóa
  6. Trách làm sao được, làm gì có chuyện có người không biết bom mìn khi nổ sẽ banh xác, trừ khi thiếu nhận thức hoặc không có đủ nhận thức. Kiếm tiến cũng vậy, ai cũng có thể biết kiếm tiền, nghề nào thì cũng tồn tại những nguy hiểm của nghề đó, nhưng không biết? Chắc chắn biết, nhưng vì chữ tiền nên làm liều, bởi vì có lẽ người đó cũng đã thử một (vài) lần và không sao, nhưng lần này lại khác, hậu quả người chết, người còn sống khổ. Vậy đấy

    Trả lờiXóa
  7. Vì nghèo nên mới đi ăn trộm ăn cắp, vì nghèo nên mới phải đi buôn ma túy, vì nghèo nên mới phải giết người cướp của, và gần đây chúng ta lại thấy có người nói rằng vì nghèo nên mới phải cưa bom bán sắt vun. Có lẽ cái nghèo vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ để con người ta có thể làm bất cứ điều gì kể cả biết việc làm của mình là nguy hiểm cho xã hội, là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người khác. Sau sự việc đau lòng xảy ra cách đây không lâu tại khu đô thị Văn Phú nhiều người lại đổi tại chính quyền quản lý lòng lẻo để người cưa bom. Xin thưa đến đứa trẻ lên 3 chúng còn biết bom mìn là cái có thể giết nhiều người cần tránh xa, đằng này là công dân thủ đô mà nhận thức còn không bằng đứa trẻ, tự hại mình rồi hại cả bao nhiêu người vô tội xung quanh. Nhiều khi nghĩ lại ông bà ta nói cấm có sai. Cái nghèo nó đi liền với cái hèn là thế!

    Trả lờiXóa
  8. Sự liều lĩnh sinh ra từ sự chủ quan của nạn nhân chính là nguồn cơn của mọi sự việc. Không thể lấy cái lý do vì nghèo nên mới phải lam nghề này, ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Nghề nào cũng có cái rủi ro của nó, quan trọng là người ta có trách nhiệm với công việc mình làm hay không, có trách nhiệm với cá nhân mình và cả cộng đồng hay không mà thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Đến những đứa trẻ con cũng được cha mẹ dạy rằng bom mìn là mối nguy hiểm không được đụng vào thì chẳng có lý do gì một người từng là lính công binh lại không biết điều đó. Anh ta biết, thậm chí có khi là biết rất rõ. Thế nhưng biết rôi vẫn làm thì là do cá nhân anh ta chứ không thể đổ lỗi vì làm ngành nghề này khác nên mới thế. Đó là tội ác- tội ác được thực hiện trên cơ sở cả nghĩ, thờ ơ, vô trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
  10. Cái chuyện cưa bom này vẫn hay là câu nói vui để nhắc đến những chuyện nguy hiểm mà ai cũng nhận ra. Cá nhân vì làm ăn mà gây ra tai họa thì cần phải xem xét, đánh giá về nhận thức, trách nhiệm của cá nhân đó chứ liên quan gì đến chính quyền, chẳng lẽ lại đổ lỗi cho nền giáo dục không đưa các loại bom mìn vào sách giáo khoa, hay đổ lỗi cho ông Quốc Phòng không phổ cập các loại bom mìn cho nhân dân để hậu quả xảy ra. Hiện nay, chẳng có chính quyền nào ở trên mặt đất này quản lý được hoạt động thu mua phế thải kiểu này.

    Trả lờiXóa
  11. Bangtuyet nhietdoi21:26 22/3/16

    Sự việc đã xảy ra rồi. Giờ không phải là lúc đổ tội quy trách nhiệm cho bất kỳ ai cả. Cái quan trọng trước mắt là việc khắc phục những hậu quả còn sót lại như thế nào, chung tay giúp đỡ gia đình nạn nhân ra sao. Còn chuyện đáng tiếc thì không ai muốn cả, nhưng ta cũng phải nhìn thẳng sự thật mà rút kinh nghiệm để việc đáng tiếc sẽ không lặp lại

    Trả lờiXóa
  12. Nếu vì không nhận biết được quả bom hay mìn đó thì là lỗi vô ý của cá nhân đó. Nếu mà nhận thức được đó là bom mìn mà vẫn tiếp tục hành nghề thì đó là lỗi cố ý, xuất phát trực tiếp từ lợi ích cá nhân và sự thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
    Sau chuyện này, ai đã hoặc có ý trách móc chính quyền Việt Nam thì tôi khuyên người đó nên kiếm thế giới khác mà ở cho an toàn; có thể là "thế giới bên kia" nơi mà người ta có quá nhiều kinh nghiệm sống.

    Trả lờiXóa
  13. Nói gì thì nói cưa bom là việc làm quá nguy hiểm, cực kì liều lĩnh mới làm cái việc này. Không thể cứ đổ cho nghèo mà làm liều như vậy được, chết bao người chỉ vì cái sự liều ấy

    Trả lờiXóa
  14. Sự thiếu hiểu biết cộng với liều lĩnh nên anh ta mới dám vác đèn khò ra cắt bom thế này. Không thể đổ lỗi cho cái nghèo ở đây. Khi anh cắt quả bom anh có nghĩ đến tính mạng những người xung quanh hay không? Sự vô trách nhiệm của anh đã khiến nhiều người chết oan cũng như bị thương.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi thật buồn khi nhìn thấy những con số thương vong xảy ra trong vụ nổ, nếu như người cưa bom ý thức hơn về trách nhiệm của mình thì anh ấy đã không vô tình gây ra cái chết oan cho những người khác, thật đáng tiếc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog