Chia sẻ

Tre Làng

“CHẨN ĐOÁN SAI” VÀ TÂM LÍ THÙ ĐỊCH

Bác sĩ Võ Xuân Sơn

Vụ bệnh nhân ở bệnh viện Đa khoa thành phố Cần thơ khiếu nại vì mổ viêm ruột thừa cấp, ra kết quả nang buồng trứng xuất huyết đã được Hội đồng chuyên môn kết luận. Tất nhiên là các bác sĩ đã làm đúng.

Nhưng tại sao các bác sĩ đã làm đúng mà người nhà lại khiếu kiện? Hội đồng chuyên môn yêu cầu ê kíp mổ rút kinh nghiệm, giải thích cho gia đình người bệnh phải hiểu rõ các bệnh lý, phân biệt được chẩn đoán trước phẫu thuật để tránh hiểu nhầm việc chẩn đoán là chính xác 100% với quá trình phẫu thuật.

Có thật sự là kíp mổ đã không giải thích cho gia đình bệnh nhân?

Theo nội dung báo đăng, bác sĩ phẫu thuật viên đã giải thích, gia đình không chịu, bác sĩ trưởng khoa Ngoại đã giải thích, gia đình cũng không chịu, bác sĩ Phó Giám đốc cũng đã giải thích, và gia đình cũng vẫn không chịu. Thôi thì bệnh nhân và gia đình ít học, hiểu biết kém. Nhưng nhà báo thì sao? Không lẽ nhà báo cũng ít học? Trước một sự trái ngược về thông tin, nhà báo có tìm hiểu thông tin trước khi đăng không?

Một câu chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ, nhưng lại trở thành cơn bão truyền thông kéo dài trong mấy ngày, làm cơ sở cho sự bùng phát những hằn học, thù hằn với y tế của một bộ phận người dân. Trong câu chuyện này, nhà báo đã mô tả câu chuyện của một người dân một cách không khách quan, nhất là kết nối ngay câu chuyện lần này với vụ thận móng ngựa trước đây.

Trong khi rất nhiều nhà báo đang tìm mọi cách để nắm bắt được sự thật, để tư vấn chuyên môn trước khi viết bài, thì thật đáng tiếc, vẫn có những nhà báo viết về y tế với tâm lí thù địch. Có lần, tôi nói rằng, tôi sẽ cùng các nhà báo cãi lại ý trời. Bây giờ tôi phải tự hỏi, liệu có phải tất cả các nhà báo đều thực lòng muốn cùng tôi cãi lại ý trời hay không?

Có người bảo, quan tâm làm gì, chú ý làm gì những bài viết sặc mùi thù địch, những câu bình luận tào lao trên mạng. Nghe thì đúng đấy. Nhưng trên đời này mấy ai có thể đạt đến cảnh giới vô vi như vậy? Bác sĩ, nhân viên y tế chỉ là những người bình thường. Họ có xúc cảm, họ cũng giận dữ khi bị xúc phạm. Họ bị khống chế bởi qui định này qui định khác nên không thể phản kháng.

Nhưng như vậy không có nghĩa họ không đau khổ, không giận dữ. Tâm lí thù địch như cỏ dại. Nó dễ sống, dễ phát triển, dễ hút hết dinh dưỡng cho những điều tốt lành. Hãy đừng kích động tâm lí thù địch trong xã hội, vì nó cũng sẽ tác động vào nhân viên y tế. Và, khi nó lớn lên đến mức nào đó, nó sẽ quay trở lại tác động vào xã hội. Chính những người gieo rắc, nuôi dưỡng tâm lí thù địch sẽ là người nhận lãnh hậu quả.

Trong khi người dân, nhà báo và tất thảy mọi người đều đòi hỏi người thầy thuốc phải hết lòng cứu chữa, ngay cả khi người nhà bệnh nhân và bệnh nhân không tôn trọng họ, thì tại sao, một số nhà báo, không bỏ được cái tâm lí thù địch khi viết về các vấn đề của y tế?

15 nhận xét:

  1. Mọi người cứ đòi hỏi ở các y bác sỹ phải hết lòng cứu chữa bệnh nhân trong mọi trường hợp nhưng lại rằng buộc ọ trong quá nhiều thứ quy tắc. Rồi tứi khi họ làm hết mình thì lại tỏ thái độ không tôn trọng, thậm chí là hằn học. Tại sao lại vậy? Cái gì cũng có hai mặt và chúng ta cần hiểu một điều, nếu đã giao sức khỏe của mình vào tay các y bác sỹ thì cũng nên tin tưởng và tôn trọng họ, đó là cách xử sự đúng đắn nhất mà bệnh nhân và người nhà cần làm

    Trả lờiXóa
  2. Trong câu chuyện này, nhà báo đã mô tả câu chuyện của một người dân một cách không khách quan, nhất là kết nối ngay câu chuyện lần này với vụ thận móng ngựa trước đây. Tôi tự hỏi không hiểu tại sao một số nhà báo lại không bỏ được tâm lý thù địch khi viết về các vấn đề y tế. Liệu điều này có xuất phát từ lý do lợi ích hay không?

    Trả lờiXóa
  3. Bangtuyetnhietdoi22:13 23/7/16

    Trong khi rất nhiều nhà báo đang tìm mọi cách để nắm bắt được sự thật, để tư vấn chuyên môn trước khi viết bài, thì thật đáng tiếc, vẫn có những nhà báo viết về y tế với tâm lí thù địch. Đó chính là sự khác biệt lớn giữa báo chí chân chính và báo lá cải mà mỗi người dân cần tỉnh táo khi tiếp cận thông tin.

    Trả lờiXóa
  4. Hungyen363622:17 23/7/16

    Chúng ta biết rằng báo chí lá cải thì luôn viết sai sự thật, và ta cũng tự nhủ là không cần quan tâm. Thế nhưng có mấy ai hiểu được tâm lý người trong cuộc khi bị đem ra công kích? Mấy ai hiểu được cảm giác khi mình cố gắng hết sức mà tất cả mọi cố gắng đều bị phủ nhận, thậm chí là xuyên tạc và nhận lại là cái nhìn hằn học của người xung quanh. Đó là tâm lý của các bác sỹ trong vụ việc ở Cân Thơ vừa qua. Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận lại thái dộ của mình đối với họ rồi

    Trả lờiXóa
  5. Hoabinh023422:25 23/7/16

    Hãy đừng kích động tâm lí thù địch trong xã hội, vì nó cũng sẽ tác động vào nhân viên y tế. Và, khi nó lớn lên đến mức nào đó, nó sẽ quay trở lại tác động vào xã hội. Chính những người gieo rắc, nuôi dưỡng tâm lí thù địch sẽ là người nhận lãnh hậu quả.

    Trả lờiXóa
  6. cái tâm lí thù địch đang dần dần làm con người ta xa cách nhau thêm, dù người ta có làm đúng đi chăng nữa thì tâm lí thù địch cũng khiến người ta thành người ích kỉ và viết về những điều không tốt, báo lá cải là chuyên bị cái tâm lí này chi phối nên có thể đã viết nhiều bài quá với thực tế diễn ra. vậy nên chúng ta không thể nuông chiều cái tâm lí thù địch này được

    Trả lờiXóa
  7. Bọn nhà báo mất dạy, chính chúng đã thúc đẩy suy nghĩ "ăn vạ" của người dân với giọng lưỡi kền kền của mình. BS đã giải thích một cách khoa học, và sự thực cũng đã chứng minh sự chính xác đó, ấy vậy mà vì sự kém hiểu biết, lòng tham được cổ vũ bởi kền kền, sự việc trở nên nghiêm trọng". BS từ chỗ thực hiện chức trách đúng đã bị chuyển thành cố ý làm sai với cáo buộc trình độ chuyên môn kém. Đúng là kền kền khốn nạn.

    Trả lờiXóa
  8. Đã đế đến lúc cần phải rà soát, loại bỏ một bộ phận nhà báo tâm đen, chuyên bẻ cong ngòi bút này.

    Trả lờiXóa
  9. Bacgiang19014:10 24/7/16

    Người dân có thể hạn chế về hiểu biết, nhận thức trong lĩnh vực y tế nên họ cố tình không hiểu, nhưng các anh chị nhà báo có ăn học đàng hoàng nhưng lại cố tình không hiểu chuyện, từ đó viết ra những bài viết theo kiểu xuyên tạc, cố tình hướng lái câu chuyện theo hướng chĩa mũi dùi vào ngành y tế, thử hỏi lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của các anh chị ở đâu

    Trả lờiXóa
  10. Hagiang83614:18 24/7/16

    Dân mình hay thật, lúc nào cũng đòi hỏi bác sĩ hết lòng tận tình cứu chữa bệnh nhân, thế nhưng lại không chịu hiểu và thông cảm cho họ, không tin vào chẩn đoán của bác sĩ. Lại thêm lũ kền kền lều báo, hễ thấy thông tin gì nóng hổi là nhảy vào xuyên tạc, bịa đặt rằng bác sĩ làm ăn tắc trách, không cần biết phải trái, đúng sai ở đâu

    Trả lờiXóa
  11. Thaibinhquetoi23414:24 24/7/16

    Bác sĩ, y tá, họ cũng là những con người bình thường mà thôi, trong vụ việc này rõ ràng họ đã giải thích tận tình cho người nhà bệnh nhân nhưng họ cố tình không hiểu. Trong khi đó, cánh lều báo lại nhảy vào xuyên tạc thông tin, mô tả câu chuyện của người dân một cách không khách quan, nhất là kết nối chuyện lần này với vụ thận móng ngựa trước đây, tạo nên làn sóng phản đối ngành y tế trong bộ phận nhân dân, đúng là kiểu làm ăn vô trách nhiệm, không thể chấp nhận được

    Trả lờiXóa
  12. Thaibinh02340014:28 24/7/16

    Rõ ràng trong câu chuyện lần này thì các bác sĩ đã làm đúng quy trình, đúng chuyên môn, thế nhưng từ một câu chuyện không có gì thì lũ kền kền, lều báo đã thổi phồng câu chuyện, bẻ cong sự thật, viết bài theo kiểu hướng lái dư luận, chĩa mũi dùi vào nhân viên y tế, tạo ra dư luận không tốt trong xã hội. Đúng là lũ kền kền, chúng chỉ quan tâm đến đồng tiền, không cần biết sự thật ở đâu

    Trả lờiXóa
  13. Hoabinh03020014:38 24/7/16

    Các bác sĩ trong vụ này đã làm đúng theo chuyên môn, tận tình giải thích cho gia đình bệnh nhân nhưng họ cố tình không hiểu, lại được thêm lũ lều báo đổ thêm dầu vào lửa, xuyên tạc thông tin khiến cho câu chuyện bị hiểu nhầm theo chiều hướng tiêu cực, đúng là kiểu làm báo vô trách nhiệm

    Trả lờiXóa
  14. Khi cần thì tìm tới bác sĩ, nhờ vả, thậm chí là "bồi dưỡng", "lót tay"... Người ta không nhận thì lo lắng, người ta nhận thì lại bảo: đấy, bác sĩ bây giờ toàn như vậy. Rồi thì nếu người ta không nhận phong bao, phong bì thì nếu bệnh nhân yên ổn thì không sao, còn nếu có bị sao thì người nhà cũng kéo đàn kéo lũ tới đe đánh, dọa giết bởi "chúng không nhận phong bì nên không làm hết sức, cố tình hại người". Rồi nếu có nhận thì nhỡ may người bệnh xảy ra chuyện thì đúng là thảm họa, coi như tính mạng của những bác sĩ này như mành treo chuông rồi...

    Trả lờiXóa
  15. Nếu bác sĩ khi mổ lại cứ theo chẩn đoán mặc dù biết chẩn đoán ấy là không đúng thì mới vừa lòng hay sao? Chẳng lẽ người bệnh, người nhà bệnh nhân không hiểu được cái lý lẽ đó? Tính mạng con người là quan trọng hay là những xét nghiệm, chẩn đoán trên giấy tờ là quan trọng hơn? Ví dụ do sai sót khi chẩn đoán là thận bên trái hư, nhưng khi mổ mới thấy rằng thận trái hoàn toàn bình thường mà thận phải mới gặp vấn đề thì cứ nhăm nhăm mổ cắt quả thận trái đi theo như chẩn đoán à?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog