Chia sẻ

Tre Làng

TWO BITES OF CHERRY - "CHIẾN THẮNG" KHÁC VỀ KINH TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA PHILIPPINES


(Tác giả là Đại sứ Việt Nam ở Indonesia)

[Two bites of a cherry - "chiến thắng" khác về kinh tế và chiến lược của Philippines]

Báo chí trong nước và quốc tế vài ba hôm nay chỉ tập trung mổ xẻ thắng lợi pháp lý của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, còn "bàn thắng" kinh tế và chiến lược ngoạn mục không kém của nước này lại thường bị bỏ qua. Trong tiếng Anh có câu "2 bites of a cherry" nói về những cái may mắn, thắng lợi liên tiếp và câu này "vận" khá đúng vào Philippines.

Khi Philippines khởi kiện các yêu sách chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông ngày 22/1/2012, một trong những lo ngại nhất trong nội bộ Philippines là quan hệ kinh tế Trung Quốc-Philippines, kinh tế Philippines và công ăn việc làm của người Philippines sẽ bị ảnh hưởng. Lo ngại này là có cơ sở vì Trung Quốc là đối tác kinh tế thương mại lớn thứ hai của Philippines, chỉ sau Nhật Bản, là một trong những nước có đông khách du lịch đến Philippines nhất và nước nhập khẩu chuối hàng đầu của Philippines.

Quả thực, ngay khi Philippines tiến hành kiện trong năm 2012, nền kinh tế nước này liên tiếp bị bồi những cú đấm thôi son. Tuy nhiên, trái với tiên liệu ban đầu, nền kinh tế Philippines đã có những khởi sắc, có bước phát triển vượt bậc và dường như ĐƯỢC nhiều hơn MẤT:

- Ngay trong năm 2012, khi kinh tế Philippines đã có bước chuyển ngoạn mục, phát triển từ mức trì trệ 3,7%/năm trong năm 2011 vọt lên thành Ngôi sao Châu Á trong năm 2012 và sau đó: 6,8% (năm 2012), 7,2% (năm 2013), 6,1% (năm 2014).

Đây là điều đáng chú ý nếu đặt trong bối cảnh suy thoái và tăng trưởng kinh tế chậm ở khu vực và toàn cầu. Với mức tăng trưởng 5,8%, Philippines là một trong 4 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới và 6,9% là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Á trong QI năm 2016. Philippines hiện được đánh giá là một trong những nền kinh tế có nền tảng lành mạnh và tiềm năng phát triển khả quan nhất trong ASEAN.

- Thương mại với Trung Quốc vẫn tăng trưởng nhưng mức tăng chậm lại so với mức tăng thương mại của Philippines với Australia, Bắc Mỹ, Nhật Bản và EU. Đầu tư và du lịch từ các thị trường này đã bù đắp cho mức mức hụt từ đầu tư và du lịch với Trung Quốc.

Tuy quan hệ kinh tế với Trung Quốc xấu đi tạm thời, nhưng mặt khác Philippines lại có cơ hội tránh phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, xây dựng nền kinh tế tăng trưởng bền vững và có chất lượng hơn.

- Từ năm 2015, quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch giữa Trung Quốc và Philippines tăng trưởng lành mạnh trở lại. Philippines là một trong 4 nước ASEAN có tăng trưởng thương mại dương với Trung Quốc trong năm này.

Có thể Trung Quốc thấy công cụ kinh tế có tác dụng ngược. Trong thương mại song phương, Philippines nhập khoảng 10,5 tỷ và xuất 4,5 tỷ, tức Philippines nhập siêu khoảng 7 tỷ USD/năm. Điều này có nghĩa Philippines là người nắm đằng chuôi chứ không phải Trung Quốc. Và quan hệ kinh tế càng xấu đi thì người được lợi là Philippines, còn Trung Quốc lại bị ảnh hưởng và xét cho cùng thì Trung Quốc sẽ mất đi một công cụ để tác động vào Philippines. Có lẽ đây là lí do Trung Quốc không áp dụng công cụ kinh tế nữa.

- Không chỉ "thắng" trong vụ kiện, "thắng" về kinh tế, mà kể từ khi theo đuổi vụ kiện, Philippines có điều kiện vô cùng thuận lợi nâng cấp năng lực khả năng quốc phòng thắt chặt, nâng cấp quan hệ liên minh và an ninh với Mỹ, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng-an ninh với các đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc. Nhờ đó, Philippines cũng ở thế vô cùng thuận lợi để nâng cấp vượt bậc năng lực quốc phòng và hải quân của mình.

Điều đáng nói là sau phán quyết của Tòa trọng tài PCA, Philippines đang ở thế mạnh hơn bao giờ hết trong thương lượng với Trung Quốc. Chính vì vậy mà Tổng thống mới Duterte mới tự tin "chìa" cành olive cho Trung Quốc ngay sau khi nhậm chức và sau phán quyết của PCA

Vậy bài học rút ra ở đây là gì?

1. Trong nguy nan luôn có những cơ hội tốt. Nỗi lo sợ về 1 cánh cửa bé có thể khép lại, nhưng thực ra có rất nhiều cánh cửa lớn, cơ hội lớn khác đang chờ để được "mở toang";

2. Dành nửa tai nghe các nhà kinh tế, còn nửa tai nghe các nhà phân tích và nghiên cứu chiến lược. Không chỉ nhiều kinh tế gia dự báo sai tác động tiêu cực của quan hệ kinh tế Trung Quốc - Philippines, mà cuối những năm 1950, World Bank từng dự báo Bangladesh và Philippines là hai nền kinh tế có triển vọng nhất Châu Á, vượt qua cả Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Malaysia.

Tham Khảo:





3 nhận xét:

  1. đúng là một chiến thắng lớn của philipin. không chỉ bảo vệ được chủ quyền biển dảo mà còn thắng lợi cả về kinh tế.đúng là phải tận dụng mọi thời cơ để tung ra những quyết định đúng đắn nhât đem lợi ích về cho nước nhà

    Trả lờiXóa
  2. Trường Thắng06:40 15/7/16

    Phi Luật tân là bọn đứng sau việc đập Tân Hiệp Phát, mở đường cho các công ty lớn của Tây và Phi tràn vào thị trường và nắm lấy thị trường giải khát VN. Một hình thức của xâm lăng kinh tế. Và họ đã thành công, chiến binh doanh nghiệp cuối cùng của VN trên mặt trận giải khát đã ngã ngựa, bọn Phi và quốc tế hoàn toàn tiến vào làm chủ, thao túng, khai thác thị trường. Chúng nó lại làm 2 hồ sơ trắng và đen để trốn thuế. Bao nhiêu tiền VN bị chảy máu ra ngoài.

    Các bác vào trang Sự thật THP đọc các phân tích sẽ hiểu.

    Bọn đang cổ vũ Phi Luật Tân và chửi Nga một là bọn mất dạy, hai là bọn dốt mù tịt tình hình biển đảo hoặc cố tình quên đi những thằng khác đang chiếm biển đảo của tổ quốc. Hoặc cả hai, vừa mất dạy vừa mất khôn. Khi mà bọn vừa mất dạy vừa mất khôn lên làm báo (lều báo) hay làm văn hóa nghệ thuật (như Phan Anh, Thành Lộc) thì đó là nhũng dự báo đen tối cho tương lai nước nhà.

    Trả lờiXóa
  3. Trên thế giới này có nước nào có hệ thống phương tiện giao thông công cộng đến tận cửa của từng nhà dân không? Ở các nước phát triển việc người dân đi bộ từng chặng ngắn mấy trăm mét để chuyển xe là bình thường mà? Ngay cả muốn đi taxi cũng không được vẫy đón xe ngang đường mà còn phải đến điểm đón nữa kia kìa!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog