Chia sẻ

Tre Làng

LUẬN BÀN VỀ CÔNG AN, NHÀ BÁO VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI

Luận bàn về công an, nhà báo và dư luận xã hội

Theo Đăng Trường/CAND 

VNN - Nhiều chiến sĩ với việc bắt bớ tội phạm thường ngày nên tính cách cũng rất hình sự, nóng nảy và khó kiềm chế. Trong khi nhà báo luôn xông pha và nhiều người cũng mắc cái tính gọi là “quyền lực thứ tư”, nói có ngạnh, buộc trời phải cúi. Và khi hai khí phách ấy chạm nhau...

Dư luận đang ngập trong “bão” thông tin về vụ “Công an đánh Nhà báo” ở cầu Nhật Tân. Khi vụ việc đó đang cao trào thì lại thêm clip Công an giật tóc, đuổi người bán hàng rong ở hồ Con Rùa, TP Hồ Chí Minh.

Sự tương tác mạnh mẽ giữa báo chí và mạng xã hội trong hai vụ việc trên đã ảnh hưởng đến hình ảnh người công an trong thực thi công vụ và trong suy nghĩ, tình cảm người dân.

Lên mạng, lên fecebook, blog, diễn đàn…, người đọc hẳn nhiên rơi ngay vào vòng xoáy với muôn trạng hình ảnh, bài viết, lời bình và khi ta đọc nhiều, bị tương tác nhiều bởi thông tin cùng chiều như vậy, nếu ai có viết khác đi hẳn sẽ bị nghi ngờ, bị đặt dấu hỏi. Nhưng nếu bình tâm một chút, nếu xét tính toàn cục, hẳn ta sẽ thấy vỡ lẽ rất nhiều điều, ngẫm rằng hai bên (Công an và Nhà báo) đều cần sự đánh giá khách quan.

Trước hết, cần khẳng định, chiến sĩ Công an trong cả hai vụ việc trên có những hành xử không đúng, vi phạm quy trình, nguyên tắc và tác phong công tác. Nếu như CSHS Ngô Quang Hưng và Nguyễn Văn Thuyên đã có hành vi đánh người (dùng chân đá) phóng viên thì trong vụ tại hồ Con Rùa, Thiếu úy Bùi Xuân Hải đã lao vào giật tóc, kéo lê người bán hàng rong. Những sai phạm đó là rõ ràng, lại xảy ra nơi đông người nên rất phản cảm, cần được nghiêm túc nhìn nhận và là bài học chung cho cán bộ, chiến sĩ khi thi hành nhiệm vụ.

Về phía phóng viên, xem kỹ clip cho thấy, phóng viên Quang Thế và một vài người khác không rời khỏi khu vực được yêu cầu, vẫn cố bám trụ. Đoạn clip có lời của người xưng phóng viên một tờ báo khác đã đôi co khi liên tục yêu cầu kiểm tra giấy tờ của… CSHS và dọa tung lên báo nếu không cho vào hiện trường chụp ảnh! Sự đôi co này khiến CSHS nổi cáu và dẫn tới hành động như trên.

Vụ việc xét như vậy thì vi phạm cả hai phía (Công an, Nhà báo) là về quy tắc, hành vi ứng xử. Tức đó là sai phạm về mặt hiện tượng, không phải bản chất. Không vì cú đá của công an hay hành vi đôi co của nhà báo để quy kết thành phẩm chất, đạo đức suy thoái.

Thế nhưng, sự việc đã bị đẩy quá xa, gây hiệu ứng tiêu cực trong dư luận xã hội. Sau khi Công an Hà Nội công bố kết luận, vụ việc một lần nữa lại dậy sóng. Lần này liên quan đến quyết định xử phạt hành chính phóng viên Quang Thế và một số câu từ trong kết luận.

Cụm từ “vung tay vào mặt” trong văn bản kết luận được báo chí, mạng xã hội đưa ra bình phẩm, chế diễu với những khái niệm như “gạt tay trúng má”, “vung tay vào má”... Xem clip và đối chiếu văn bản kết luận cho thấy, cách dùng từ ngữ ở điểm này chưa xác đáng. Song việc lấy câu từ đó để bình chế rồi lan truyền, nhạo báng đến hình ảnh của cán bộ, chiến sĩ Công an, nhạo báng kết luận của Công an Hà Nội là điều rất không nên.

Vấn đề đặt ra: Giữa Công an và báo chí có gì “lấn cấn” mà từ những vụ việc như thế này, báo chí với sự cộng hưởng mạng xã hội đã thổi bùng dư luận?

Công an và Nhà báo, hai khái niệm này đâu có mâu thuẫn nhau cả trong logic và đời thực. Công việc giữa họ là khác nhau (việc của Công an trong những trường hợp trên là điều tra vụ án, bảo vệ trị an còn việc của nhà báo là mau chóng có tin, có ảnh). Giữa họ giao thoa ở một điểm: cả hai đều cần tiếp cận hiện trường. Tuy nhiên, Công an được tiếp cận, bảo vệ, khám nghiệm hiện trường còn nhà báo thì không có quyền đó.

Công an đến hiện trường là thực thi nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước giao và bắt buộc anh phải có mặt. Còn nhà báo đến là động cơ nghề nghiệp, muốn có hình ảnh, thông tin càng cận cảnh càng tốt, để có những bức ảnh, thông tin sát nhất. Nghĩa là xét về pháp lý, công an đến hiện trường được pháp luật quy định còn nhà báo luật không quy định nhiệm vụ này; xét về động cơ, mục đích thì cả Công an, Nhà báo đều không có gì phải bàn. 

Công an chỉ tuân theo luật định khi thừa hành nhiệm vụ và theo cái áp chỉ ấy nên nhiều khi cũng cứng nhắc, chưa kể nhiều chiến sĩ với việc bắt bớ tội phạm thường ngày nên tính cách cũng rất hình sự, nóng nảy và khó kiềm chế. Trong khi nhà báo luôn xông pha và nhiều người cũng mắc cái tính gọi là “quyền lực thứ tư”, nói có ngạnh, buộc trời phải cúi, phật ý là... doạ tung lên báo. Hai cái khí cách ấy mà đụng nhau, chẳng hạ hoả thì rốt cục là như vụ việc này đây: công an tung cú đá, giật máy quay, nhà báo phản đòn bằng... viết bài, tung bài!

Công an có những quyền hạn trong pháp luật hình sự và pháp luật hành chính. Công an chịu sự giám sát của nhân dân, các tổ chức, đoàn thể. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, báo chí thực sự có vai trò phản biện và giám sát một cách nhanh chóng và hữu hiệu đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, trong đó có Công an. Điều này đặt ra tương tác về vai trò, hình ảnh Công an trên dư luận truyền thông.

Nhà báo có thể tạo dư luận, định hướng dư luận và cả chèo lái dư luận. Thế nên Nhà báo bị đánh khác với dư luận về Công an bị đánh (bao nhiêu vụ CSGT bị đánh giữa đường, dư luận không mấy để ý). Còn khi Nhà báo bị xâm hại, bị đánh, Nhà báo khác hẳn nhiên lên tiếng vì đồng nghiệp.

Nhà báo bị người khác đánh, chưa rõ đầu cua tai nheo đã rùm beng rồi (như vụ Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị “3 côn đồ” đánh hồi đầu năm), huống chi nay “bị Công an đánh”! Trong mối quan hệ đó, khi tranh luận về sự đúng sai hay để bảo vệ theo luồng quan điểm của mình, báo chí khởi tạo và chèo lái dư luận, gây nên những “cuồng phong” dữ dội. Người dân, họ không biết bản chất đích thực khi “bão” chỉ cuốn về một hướng. Cái sai của Công an bị đưa ra mổ năm xẻ bảy, còn cái sai của phóng viên chỉ... nằm trên kết luận cơ quan công an.

Việc không hay ấy giờ đây bị thổi lấn át những việc mà Công an đang làm hằng ngày. Cú “đá phóng viên trên cầu” hay “gạt tay trúng má” thì dư luận biết, rất biết và bàn tán, bình chế tràn lan, trong khi hàng trăm cảnh sát luồn rừng, mật phục gần tháng trời để lùng bắt kẻ thủ ác ở Lào Cai, hàng trăm cảnh sát căng mình phong tỏa các ngả đường, buộc kẻ gây thảm án ở Quảng Ninh tra tay vào còng, cái vất vả, gian nan ấy đâu có nhiều người hiểu và sẻ chia!

Tối 29-9, tức trùng với thời điểm Công an Hà Nội công bố kết luận vụ “Công an và Nhà báo xô xát”, trên mạng xuất hiện tin, ảnh Công an lấp ổ voi giúp tài xế. Nội dung nêu: Suốt nhiều giờ đồng hồ tối 29-9, hàng nghìn người dân cùng cánh tài xế lưu thông trên đường ĐT743 đoạn qua địa bàn khu phố Chiêu Liêu (phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương) không khỏi xúc động trước hình ảnh nhiều CSGT Công an thị xã Thuận An xắn tay áo, cùng nhau lấy xẻng múc đất đá san lấp những hố sâu và rộng trên mặt đường, giúp người dân cùng các phương tiện lưu thông qua khu vực này an toàn. Song đáng tiếc, những hình ảnh như vậy đã chìm trong cơn bão “gạt tay trúng má”! Hình ảnh đẹp hoàn toàn lép vế trước cuồn cuộn thông tin về mặt xấu.

Suy ngẫm ra, người mình vốn dĩ có tính tò mò, thích tìm hiểu, bàn luận chuyện xấu của người khác, rộng hơn là chuyện mặt trái của xã hội. Ngược lại, những gương sáng, những điển hình, dù có viết nhiều, đưa nhiều thì người đọc, người xem cũng hờ hững, dễ gạt sang bên. Tâm lý ấy tự khi nào nẩy sinh, chưa dễ gì sửa sang được. Người Công an cũng phải biết điều ấy để ứng xử sao cho phải.

Nhà báo và Công an, như trên đã nói, hai phạm trù đó không có gì mâu thuẫn nhau. Ngược lại, xét trong công việc, dù khác nhau song giữa hai bên có nhiều điểm để cần sự tương tác, hỗ trợ nhau. Thế nên, đừng vì lý do gì, vì hiện tượng nào không đúng, không đẹp mà băm năm xẻ bảy, xô ngã, phủ nhận cả nền đế vốn là bản chất, thuộc tính.

Xin trích lại lời phát biểu của Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tại buổi gặp mặt báo chí nhân Ngày báo chí cách mạng 21-6-2016 vừa qua: “Tôi mong cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên phối hợp tuyên truyền để nhân dân nhận rõ được đầy đủ bản chất và hoạt động của lực lượng CAND, qua đó, tạo sự đồng thuận, cảm thông, chia sẻ và ủng hộ của toàn xã hội đối với các hoạt động của lực lượng CAND, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ lực lượng CAND hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”…

Những điều tôi viết ở đây khi mình vừa là Nhà báo, lại vừa Công an. Thế nên hẳn cái sự sẻ chia vì lẽ ấy mà cũng công bằng.

23 nhận xét:

  1. Bài viết nêu vấn đề rất đúng. Trong vụ này, cả hai phía đều có cái sai thì đã rõ và đã được xử lí. Tuy nhiên, về phía báo chí một số cơ quan báo đài đã lên đồng tập thể, không thật sự khách quan, đưa thông tin một chiều, trong đó lộ rõ ác ý là tô đậm cái sai của phía anh em công an, làm dư luận hiểu sai vấn đề, gây nhiễu thông tin. Sau khi có kết luận xử lí của Công an Tp. Hà Nội ( dù có những việc cần phải làm sáng tỏ thêm hay dùng “từ ngữ chưa ổn”…) thì lẽ ra các TBT, lãnh đạo các cơ quan báo mà ở đây nhất là Báo Tuổi nếu có ý thức chính trị tốt, nếu thật sự có tinh thần xây dựng, thì họ nên trực tiếp trao đổi với lãnh đạo công an Tp. Hà Nội và các cơ quan liên quan để giải quyết; chứ không phải tiếp tục nêu vấn đề như những ngày qua mà trong đó không ít thông tin nêu sai. Đã đến lúc và cũng hơn lúc nào hết các PV, cơ quan báo, đài cần ôn lại và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ mà người đã viết từ năm 1947, đó là: “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ thì chưa nói, chưa viết”.

    Trả lờiXóa
  2. Hoabinh03020013:52 3/10/16

    Trong hai vụ việc trên thì hai chiến sĩ Công an đã thiếu kiềm chế dẫn đến có những hành động bộc phát, hành xử không đúng, vi phạm quy trình, nguyên tắc và tác phong công tác. Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn nhận một cách công tâm, một kẻ mang danh nhà báo ngổ ngáo, bất chấp quy định của pháp luật đòi xông vào hiện trường vụ án chết người đòi chụp hình, một chị bán hàng rong bảo kê, chống đối công an, chửi bới, xúc phạm họ, những hành động này liệu có đúng hay không, có đáng bênh vực không

    Trả lờiXóa
  3. Thaibinh02340014:06 3/10/16

    Các chiến sĩ công an đang ngày đêm không quản ngại vất vả, bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân, thử hỏi một ngày không có công an thì xã hội sẽ ra sao, trộm cướp, giết người, ma túy đầy đường, thử hỏi lúc đó tính mạng của chúng ta và người thân sẽ bị đe dọa thế nào. Có như vậy mới thấy vai trò quan trọng của họ, chúng ta hãy ủng hộ họ thực thi nhiệm vụ chứ không phải a dua theo lũ kền kền lều báo để chống lại họ

    Trả lờiXóa
  4. Thaibinhquetoi23414:21 3/10/16

    Trong hai vụ việc xảy ra gần đây, hai chiến sĩ công an đã thiếu kiềm chế dẫn đến phản ứng chưa phù hợp, nhưng cũng xuất phát do tên lều báo và chị bán hàng rong kiêm bảo kê đã có thái độ khiêu khích chống đối, và chửi bới. Dân ta từ lâu chỉ thích bàn luận chuyện xấu của người khác và chuyện mặt trái của xã hội. Ngược lại, những gương sáng, những điển hình, bao nhiêu tấm gương công an quả cảm, thậm chí hy sinh trong cuộc đấu tranh với tội phạm thì chẳng thấy viết bài ngợi ca

    Trả lờiXóa
  5. Hagiang83614:39 3/10/16

    Hai chiến sĩ công an đã nóng nảy, thiếu kiềm chế dẫn đến vi phạm quy trình công tác. Tuy nhiên, với sự tiếp tay của lũ lều báo và những anh hùng bàn phím thì sự việc đã bị đẩy quá xa, gây hiệu ứng tiêu cực trong dư luận xã hội. Sau khi Công an Hà Nội công bố kết luận, vụ việc một lần nữa lại dậy sóng, nguyên nhân xuất phát từ câu từ trong quyết định xử phạt hành chính phóng viên Quang Thế và một số câu từ trong kết luận. Mỗi chúng ta hãy tỉnh táo khi sử dụng mạng Internet, không để cho lũ lều báo lợi dụng phục vụ cho ý đồ xấu xa của chúng

    Trả lờiXóa
  6. Thaibinhquetoi23414:45 3/10/16

    Trong hai vụ việc xảy ra gần đây, hai chiến sĩ công an đã thiếu kiềm chế dẫn đến phản ứng chưa phù hợp, nhưng cũng xuất phát do tên lều báo và chị bán hàng rong kiêm bảo kê đã có thái độ khiêu khích chống đối, và chửi bới. Dân ta từ lâu chỉ thích bàn luận chuyện xấu của người khác và chuyện mặt trái của xã hội. Ngược lại, những gương sáng, những điển hình, bao nhiêu tấm gương công an quả cảm, thậm chí hy sinh trong cuộc đấu tranh với tội phạm thì chẳng thấy viết bài ngợi ca

    Trả lờiXóa
  7. Tôi mong cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên phối hợp tuyên truyền để nhân dân nhận rõ được đầy đủ bản chất và hoạt động của lực lượng CAND, qua đó, tạo sự đồng thuận, cảm thông, chia sẻ và ủng hộ của toàn xã hội đối với các hoạt động của lực lượng CAND, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ lực lượng CAND hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

    Trả lờiXóa
  8. Cám ơn tác giả đã cho em bài viết hay, sắc sảo, khách quan có cái nhìn toàn diện. Hi vọng giữa Công an và nhà báo sẽ ngày càng gắn kết hơn nữa, nhất là trong công cuộc đảm bảo trật tự, an ninh cho Tổ Quốc.La con nguoi VN hay nhìn su viec mot cách khách quan dug de ke thu loi dung. Bao chi phai phuc vu loi ích dan tóc chu dung phuc vu cho mot ca nhan nao.Chẳng có gì to tát nếu cứ theo đúng luật mà làm, thượng tôn pháp luật, kỷ luật anh công an và kỷ luật nhà báo

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. có cái đúng có cái sai bạn ah! hãy nhìn theo một cách khách quan! đừng chỉ thấy một hai lời nói phản động mà đánh giá ng khác! con ng cũng có ng tốt ng xấu thì công an cũng thế có ng này ng kia! các b không vi phạm thì sao phải sợ c.a!!! các b xin k dc các b quay ra hối lộ! thế cái này lỗi tại ai! trc khi nói!!! nghĩ đi!!!!.......Tôi nghĩ Nhà nước nên dẹp bỏ cái tờ báo này hoặc đuổi việc hết toàn bộ và xây dựng lại.

    Trả lờiXóa
  11. Cái cảm giác vừa đau đớn vừa phẫn uất, vừa ê chề vừa bất lực đó theo tôi dai dẳng và lại xuất hiện mỗi khi tôi đọc báo về những người thi hành công vụ hành hung người dân.Cũng giống như việc nổ súng, việc sử dụng võ thuật của lực lượng chức năng phải căn cứ vào tính huống, tính chất mức độ nguy hiểm của đối tượng và chỉ sử dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo

    Trả lờiXóa
  12. Quyền lực của mỗi cú đấm phát ra từ một người thi hành công vụ không phải là kết quả của những năm tập luyện. Quyền lực của cú đấm đó do người dân ban cho.Vậy nên, mỗi cú đấm, cái đá từ nhân viên công lực không được phép, không bao giờ hướng về người dân lương thiện. Bởi đó là sự lạm quyền, sự vi phạm pháp luật

    Trả lờiXóa
  13. Tôi nghĩ là ông đại tá Ngọc chưa xem clip, vội vàng bênh lính, nên có hơi xảo ngữ khiến dư luận và người dân không đồng tình với lời nói và quyết định trên.Nếu là cái gạt tay như lời đại tá nói thì hãy để người dân chúng tôi cũng vuốt má anh công an đó nhé.Lực lượng vũ trang sinh ra để bảo vệ người dân. Công an nhân dân được xác định là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm

    Trả lờiXóa
  14. Công an thì luôn vất vả, nguy hiểm để mà bảo vệ tính mạng, danh dự của nhà báo trước những thế lực tội phạm, trước những đám đông hỗn loạn. Còn nhà báo thì sao, nhà báo thì lại đem công an ra làm đề tài để tăng thêm lượt view, đánh bóng tên tuổi cho họ

    Trả lờiXóa
  15. Công an và nhà báo đều có người này người kia, mỗi nghề nghiệp đều có những mặt trái này khác. Thế nhưng nhà báo thì nắm được dư luận, thế nên họ lợi dụng điều đó để mà công kích công an, lờ tịt, che giấu đi những cái xấu xa của ngành nhà báo

    Trả lờiXóa
  16. bây giờ sống trên đời cái gì cũng phải hết sức bình tĩnh, trong một xã hội chen chúc, càng ngày càng đông như ở nước ta thì phải hết sức cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói, hành động, vì chỉ cần sơ xuất một cái thôi là có thể bạn sẽ phải xuống dưới đáy ngay, đang có rất nhiều người đang ngày ngày nhăm nhe chờ bạn sơ hở để dìm bạn xuống, và công an, nhà báo cũng không ngoại lệ trong cái guồng quay đó.

    Trả lờiXóa
  17. Cả hai sự việc xảy ra đều do sự thiếu kiềm chế của các chiến sỹ công an. Nhưng chúng ta cũng nên thông cảm cho họ bởi áp lực và tính chất công việc yêu cầu họ phải vậy, chứ thực ra họ cũng chỉ đang làm đúng nhiệm vụ của mình mà thôi. Còn chuyện anh phóng viên và chị gái bảo kê đội lốt bán hàng rong lànhững kẻ phạm luật, lại có những lời lẽ, hành vi chống đối công an thì đương nhiên họ phải chịu phạt rồi, sao chúng ta lại có thể bênh vực những kẻ như vậy được nhỉ?

    Trả lờiXóa
  18. Ở cái xã hội mà đám kền kền chỉ nhăm nhăm chầu chực chính quyền có gì sơ hở là nhảy vào cắn xé, cái xã hội mà người dân chỉ chờ người khác mắc lỗi để xông vào dìm họ xuống thì tốt nhất điều chúng ta nên làm là nâng cao cảnh giác, thận trọng trong từng lời ăn tiếng nói. Bởi lẽ, dù bạn có làm đúng thì qua miệng lưỡi của đám kền kền, hành động của bạn sẽ bị xuyên tạc đi với một tính chất khác, chưa kể dân mình thì chỉ thấy cái không tốt là nhắm mắt hùa theo, bất chấp đúng sai

    Trả lờiXóa
  19. Bangtuyetnhietdoi09:21 4/10/16

    Ngành nào cũng sẽ còn những tồn tại, quan trọng là chúng ta biết nhìn thẳng vào sự thật và cố gắng khắc phục chứ không phải công kích nhau hay ỉm đi sự thật. Trong sự việc vừa rồi, ngành bào chí đã không thực hiện được điều đó khi mà lợi dụng sự sai sót của các chiến sỹ công an, lợi dụng việc họ thiếu kiềm chế để biến đó thành đề tài công kích, và rất buồn là họ lại được du luận ủng hộ, đồng tình. Còn về những sai phạm của ngành báo chí thì họ lại ỉm đi, coi như không có chuyện gì khi mà bị dư luận bóc mẽ. Sao lại có sự bất công như vậy?

    Trả lờiXóa
  20. Hungyen363609:39 4/10/16

    Con người có người nọ người kia, có lúc này lúc khác, không thể chỉ dựa vào hành động tại một thời điểm mà đánh giá một con người. Điển hình như hai vụ việc xô xát vừa qua giữa công an và phóng viên hay chị bán hàng rong, đành rằng công an họ sai khi không bình tĩnh giải quyết sự việc, nhưng cũng cần xem lại tại sao họ lại có hành động vậy, bởi một lẽ tay phóng viên thì có nhữg hành vi, lời nói khiêu khích còn chị bán hàng rong thực chất là một con nghiện, một kẻ chuyên thu tiền bảo kê mà khi được đồng bọn giải thoát, chị cũng quay lại đạp anh công an cho bằng được. Vậy mới bảo nhìn nhận đánh giá sự việc phải từ hai phía, toàn diện chứ đừng vì định kiến mà đánh giá sai một con người

    Trả lờiXóa
  21. Lính hình sự va chạm với đủ loại thành phần xã hội, từ công dân lương thiện cho tới đầu trộm, đuôi cướp và cả xã hội đen. Vì thế, tính tình các anh dễ nóng nảy và dễ sử dụng bạo lực. Điều nay có thể coi như "bênh nghề nghiệp", các anh cần phải cố gắng kiềm chế trong những trường hợp như thế này. Và chúng ta cũng nên thông cảm, đóng góp để lực lượng đang bảo vệ xã hội và đời sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  22. Hoabinh023409:44 4/10/16

    Trong công cuộc giữ gìn an ninh trât tự thì cần có sự phối hợp sát sao, đồng bộ giữa bên chính quyền và bên công luận chứ không nên để như tình trạng vừa rồi xảy ra được. Hy vọng rằng bên báo chí sẽ có những hành động tuyên truyền để người dân hiểu rõ về đặc thù ngành công an, qua đó, tạo sự đồng thuận, cảm thông, chia sẻ và ủng hộ của toàn xã hội đối với các hoạt động của lực lượng CAND, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ lực lượng CAND hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog