Chia sẻ

Tre Làng

Trận lụt kinh dị ở Sài Gòn: CÁC ANH CHỊ ĐỪNG LÀM NHƯ MÌNH VÔ TỘI


Thưa các anh chị!

Có 3 nguyên nhân làm trận lụt vừa rồi kinh dị như vậy.

Thứ nhất là do ông giời. Anh chị đừng cãi, rõ là từ trước đến giờ chưa có trận mưa nào lớn như vậy. Mà mưa như vậy thì đến New York cũng ngập chứ đừng nói đến cục ngọc của các anh chị.

Thứ 2 là do Chính quyền. Rõ là do chính quyền dù đó là đời chính quyền nào đi chăng nữa. Bởi họ không lường hết được TP này sẽ chật chội, đông đảo đến mức nào, đó hẳn là trách nhiệm của họ.

Ngập là do ông Giời và Chính quyền, nhưng các anh chị ạ, nước không thoát được hoặc thoát rất chậm có đến 80% là do chính các anh chị. Anh chị đừng cãi.

Các anh chị hãy ra ngay kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để xem sản phẩm của mình. Mỗi ngày con kênh này hứng 14 tấn rác rưởi thải ra từ bàn tay ngọc ngà của các anh chị đó. Cái này tôi đảm bảo không phải do chính quyền vất, hoặc thuê người vất để đổ vạ cho các anh chị.

Các anh chị hãy tưởng tượng, một miệng cống thoát nước rộng 40x100cm thì chỉ cần 2 chục cái túi đựng bánh mì, 5 cái tờ rơi quảng cáo thuốc trị ghẻ là đã bị lấp đi 1 nửa, vậy thì nước thoát vào mắt.

Nếu không tin các anh chị hãy nhét một chiếc túi bóng vào mồm và uống nước xem nó có xuống được không. Nếu xuống được tôi xin bỏ tiền quét 3D khoang mồm các anh chị để làm mẫu cho cống thoát nước.

Nói cho các anh chị biết, khi làm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chính quyền đồng cảm và thấu hiểu được ý thức của các anh chị như shit, nên đã định đồng lõa bằng cách xin World Bank mở rộng mắt lưới chắn rác.

Tuy nhiên các anh WB - tức người cho vay tiền quá cứng, các anh ấy đếch chịu. Các anh ấy bảo "Cống là để thoát nước chứ không phải thoát rác", vậy nên bây giờ ngập cũng 1 phần là do WB. Thế nên cùng với chính quyền, các anh chị hãy chửi cả bọn WB nữa, nó cũng là nguyên nhân đó.

Điều này còn chứng tỏ các anh chị đã xả rác xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bằng cách rất mông muội. Thay vì kiên trì ngồi cắt nhỏ và sàng lọc cho đến khi lọt qua mắt lưới, các anh chị lại lợi dụng đêm hôm để đổ thẳng xuống kênh với lý do cho cá có cái ăn - tốt đẹp làm sao.

Ấy thế nhưng vừa rồi các anh chị làm như mình vô tội cả, than khóc, ỉ ôi, trách móc như ri. Thưa các anh chị trận mưa vừa rồi chính là quà tặng mà anh chị tự mua, các anh chị hãy tự nhận lấy hậu quả đi, đáng đời lắm.

Từ giờ giở đi, mỗi khi vất cái túi bóng xuống đường hãy nghĩ đến lúc ngụp lặn trong nước mà rụt tay lại nghe chưa.

23 nhận xét:

  1. Liên tiếp ngập chồng ngập và ngày càng nặng hơn là điệp khúc nhiều năm gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người dân.Cứ sau mỗi trận mưa lớn họ phải chống chọi với dòng nước đen ngòm, bẩn thỉu, hôi thối dù đang đi ngoài đường hay ở nhà. Nguyên nhân dẫn đến ngập lụt như vậy không hẳn là do mưa quá nhiều, thủy triều dâng hay biến đổi khí hậu, mà phần lớn là do tác động của con người, ý thức của người dân còn rất hạn chế, đây là một căn bệnh nan y, bất trị. Chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm về vụ việc này. Biện pháp đặt ra bây giờ chính là ý thức của mỗi chúng ta, và những dự án cấp thoát nước của nhà nước.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyên nhân ngập là do tình trạng xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) nên khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn trôi rác vào lưới chắn rác làm cản trở dòng chảy. Tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch phổ biến nhưng xử lý còn chậm. Bên cạnh đó, một số dự án thoát nước đang triển khai thi công nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của tuyến cống hiện hữu. Ngồi đấy mà cái gì cũng chính quyền. Cũng do cả ý thức người dân nữa đấy.

    Trả lờiXóa
  3. Ngập lụt đã chẳng xa lạ gì với người dân TP.HCM trong nhiều năm qua. Công bằng mà nói, với các hoạt động như đi đến từng điểm ngập, xem xét kỹ lý do gây ngập và có chỉ đạo kịp thời, lãnh đạo thành phố cho thấy sự trăn trở với vấn đề này. Thế nhưng càng chống càng ngập, phải chăng, công tác chống ngập chưa tìm ra cốt lõi của vấn đề?
    Các báo trong tuần dẫn lời một số chuyên gia phân tích, TP.HCM hiện đang phát triển đô thị như vết dầu loang. Ruộng vườn, kênh rạch dần mất đi do bê tông hóa, các cao ốc mới đã xóa đi hầu hết diện tích đất ngập nước tự nhiên, lấp hướng thoát nước tự nhiên cho cả thành phố trong khi biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ. Nhìn lại công tác quản lý, lãnh đạo thành phố đã thẳng thắn nhìn nhận, có sự yếu kém trong quản lý khi để người dân lấn chiếm các công trình thoát nước.Có lẽ đó chính là nguyên nhân của việc càng chống càng ngập. Cùng với đó là sự vô ý thức của người dân, rác xả bừa bãi, vứt hết xuống cống rãnh vào không được nạo vét thường xuyên dẫn tới đường thoát không thông, là ngập ngay thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Trận mưa lớn nhất trong 40 năm qua đã gây thiệt hại lớn cho người dân, song nó là điều may mắn khi cảnh báo cách chống ngập của thành phố không hiệu quả. Thành phố nên xem lại cách tiếp cận và thay đổi tư duy về vấn đề này. Tức là phải xây dựng một kịch bản hoàn chỉnh, nên lùi một bước để nghiên cứu lại chiến lược chống ngập một cách toàn diện, trong đó có chương trình chống ngập cụ thể cho từng vùng. Chứ đừng nói do dân như thế này. Không phải TP TCM đã xóa sổ kênh rạch số 7 để mở một loạt các khu đô thị mới hay sao?

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ lo đào đường đặt cống thoát nước đường cái thôi chưa đủ, phải tiến hành đặt thêm cống thoát nước ở hẻm rộng nối ra đường chính nữa, để giảm tải thoát nước cho đường chính, hẻm thoát nước ra sông rạch là tốt nhất. Đường chính giờ quá tải rồi bao nhiêu nước cũng dồn ra đường chính hết. Kết hợp nạo vét cống rãnh thoát nước. Xử lí nghiêm những người quăng rác xuống kênh rạch, lấn chiếm kênh rạch, sông. Không thể làm ngơ được nữa TPHCM càng ngày ngập càng nặng rồi.

    Trả lờiXóa
  6. Kênh rạch là sự hình thành tự nhiên do dòng chảy phụ thuộc vào mưa vùng, khả năng thấm của đất, với TP HCM còn thêm dòng triều.Kênh rạch trước đây nhiều và rộng, bê tông hóa còn ít mới đảm bảo được cân bằng tự nhiên còn bây giờ thu hẹp mặt cắt bê tông hóa bề mặt là giảm thấm, triều cường cao do biến đổi khí hậu công với mưa nhiều thì ngập là điều hiển nhiên. Bây giờ việc cần làm đó là cải tạo thông thoáng kênh mương, lắp đặt bơm các vùng trũng. Cùng với đó là cần nâng cao ý thức của người dân, nghiêm cấm các hành vi vứt rác bừa bãi nếu không lại càng làm tình trạng tắc nghẽn đường cống thoát nữa hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  7. Khi các bạn cầm bản đồ TPHCM thì nhận thấy rằng TP chi chít những kênh rạch tự nhiên. Chính những KÊNH RẠCH này là những HỒ CHỨA NƯỚC MƯA mà chúng ta KHÔNG cần phải đào bới thêm cho tốn tiền. Vì vậy phải thường xuyên nạo vét, bảo trì các kênh rạch, ống cống. Như trường hợp của các đường Kinh Dương Vương, Nguyễn Hửu Cảnh, TP chỉ cần lắp đặt ống cống riêng, chỉ thu gom NƯỚC MƯA và thải ra các kênh rạch xung quanh. Đồng thời, TP phải bắt buộc người dân đổ rác đúng giờ, đúng nơi qui định; xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm kênh rạch; khẩn trương xây các đê cửa kiểm soát triều cường nhằm ngăn nước từ sông Saigon chảy vào tại đầu các kênh rạch.

    Trả lờiXóa
  8. Đúng là một trận lụt lịch sử! Người người, nhà nhà sống trong biển nước bẩn. không chỉ khổ, mà là quá khổ! ở trong cái biển nước hôi thối, nồng nặc mùi, vô số cái rác rưởi, bẩn thỉu vây quanh người. Sống thế thì sao chịu nổi. Càng xem, càng nhìn, càng ngẫm mà thấy càng khổ!

    Trả lờiXóa
  9. Bài viết này viết quá đúng, quá chuẩn và chính xác luôn. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh một điều rằng, nguyên nhân chính là do ý thức của con người. Tuy nhiên, con người thì lại chẳng bao giờ dám nhận mình sai, nên đổ lỗi cho hết chỗ này, chỗ khác. Nếu ý thức con người không nâng cao, không thay đổi, thì trong thời gian tới em nghĩ còn nhiều đợt thiên tai khác nữa.

    Trả lờiXóa
  10. 3 NGUYÊN NHÂN CHÍNH CỦA THIÊN TAI
    Thứ nhất là do ông giời. Anh chị đừng cãi, rõ là từ trước đến giờ chưa có trận mưa nào lớn như vậy. Mà mưa như vậy thì đến New York cũng ngập chứ đừng nói đến cục ngọc của các anh chị.

    Thứ 2 là do Chính quyền. Rõ là do chính quyền dù đó là đời chính quyền nào đi chăng nữa. Bởi họ không lường hết được TP này sẽ chật chội, đông đảo đến mức nào, đó hẳn là trách nhiệm của họ.

    Ngập là do ông Giời và Chính quyền, nhưng các anh chị ạ, nước không thoát được hoặc thoát rất chậm có đến 80% là do chính các anh chị. Anh chị đừng cãi.
    NHƯNG BÀI BÁO NÊN NHẤN MẠNH RẰNG NGUYÊN NHÂN DO CON NGƯỜI LÀ CHÍNH.
    Mà đã do con người thì chịu, chẳng có thánh nhân nào cứu được. Vì ý thức con người kém thì thánh cũng bó tay ấy

    Trả lờiXóa
  11. Nhìn cảnh này lại nhớ trận lụt lịch sử ở Hà nội, nước lên đến tận yên xe. Nước thì đục ngầu, bẩn bẩn, mùi hôi thối. Nhưng mình nghĩ, có những đợt lụt như vậy không biết con người ta có nhìn nhận ra ý thức của mình không? Ý thức về bảo vệ môi trường! Bởi các đại ca bàn phím cứ suốt ngày đổi lỗi cho chỗ nọ, chỗ kia, nhưng đúng là do ý thức của người dân hết các bác ạ

    Trả lờiXóa
  12. Nhìn những hình ảnh các nắp cống ngập đầy rác, ứ đọng trôi nổi trên mặt nước mới thấy được sự vô ý thức của con người như thế nào. Bình thường cứ vứt hết các loại rác xuống cống cho tiện, cả nilon lẫn nhựa thải, thủy tinh, như vậy thì nước thoát sao cho nổi

    Trả lờiXóa
  13. Cứ nhìn vào thực tế là hầu hết các miệng cống thoát nước đều bị chặn ứ bởi rác thải thì mới thấy rõ nguyên nhân tình trạng úng ngập trong đợt mưa vừa qua ở sài Gòn. Miệng cống được thiết kế để thoát nước chứ không phải để thoát rác, nhưng ý thức người dân quá tồi dẫn đến tình trạng rác vứt ra bít hết miệng cống. Bởi vậy trước khi đổ lỗi cho chính quyền thì các anh chị nên tự kiểm điểm lại bản thân mình đi

    Trả lờiXóa
  14. Tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch phổ biến nhưng xử lý còn chậm. Bên cạnh đó, một số dự án thoát nước đang triển khai thi công nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của tuyến cống hiện hữu. Chính những nguyên nhân này đã gây ra tình trạng ngập úng vừa qua ở thành phố HCM. Bởi vậy không thể đổ lỗi cho chính quyền được mà cần xem xét lại cả ý thức người dân

    Trả lờiXóa
  15. Bangtuyetnhietdoi19:58 3/10/16

    Nguyên nhân ngập là do tình trạng xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) nên khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn trôi rác vào lưới chắn rác làm cản trở dòng chảy. Và rác thải đó ở đâu ra? Chính là lượng rác mà những người dân thiếu ý thức vẫn hàng ngày ngang nhiên vứt xuống các kênh rạch chứ đâu nữa. bởi vậy mới nói, nguyên nhân chủ yêu của tình trạng ngập úng là do ý thức người dân

    Trả lờiXóa
  16. Hungyen363620:04 3/10/16

    Thay vì đổ lỗi cho chính quyền thì chúng ta hãy nhìn lại xem nguyên nhân ngập úng từ đâu, có phải hoàn toàn từ phía các cơ quan chức năng hay không? Đành rằng hệ thống thoát nước đã cũ, cần được nâng cấp nhưng nếu chỉ vì hệ thống thoát nước như vậy thì chắc chắn cũng không có chuyện ngập úng nặng như vậy. Hệ thống cũ và nó cũng không thể phát huy được chức năng do ở những cửa xả đều bị bít kín bởi rác thải sinh hoạt của người dân, nếu bình thường mưa nhỏ thì không sao nhưng mưa lớn thì chắc chắn nước sẽ không thoát kịp. vậy là đủ hiểu nguyên nhân của tình trạng ngập úng phần lớn là do sự thiếu ý thức của người dân mà thôi

    Trả lờiXóa
  17. Hoabinh023420:09 3/10/16

    Dân ta có một thói xấu là bất kỳ chuyện gì xảy ra cũng sẽ truy bằng được nguyên nhân, tìm mọi lý lẽ để đẩy trách nhiệm về phía người khác mà quên mất không bao giờ xét lại bản thân mình. như sự việc ngập úng vừa qua ở Sài Gòn, chúng ta cứ đổ lỗi cho quy hoạch của thành phố, thế nhưng lại bỏ qua một nguyên nhân cơ bản nhất rằng hệ thống thoát nước hiện tại cũng không thể thực hiện chức năng của nó do đã bị bít kín bởi rác thaỉ mà chính những người dân là những người vứt ra. Vậy nên thay vì đổ lỗi cho bất kỳ ai thì mỗi người hãy tự kiểm điểm lại bản thân mình trước tiên

    Trả lờiXóa
  18. để xảy ra ngập lụt kinh điển như vậy phải nói là do tất cả chúng ta, khi mà ý thức của người dân trong việc xả rác, là chưa cao thì việc ngập lụt do tắc nghẽn cống là việc hết sức bình thường. qua trận lụt này, chúng ta cần ngồi lại với nhau để học về cách phân loại rác, vất rác đúng nơi quy định để không xảy ra thảm cảnh như vậy một lần nào nữa, việc xây dựng hệ thống thoát nước cũng không thể giải quyết triệt để vấn đề được, phần cốt lõi vẫn là ý thức của người dân

    Trả lờiXóa
  19. Tại anh, tại ả, tại cả chúng ta.
    Mỗi người nên nhận biết được trách nhiệm của mình, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, và cả các tài sản chung khác nữa.
    Đừng để "cha chung không ai khóc" rồi đổ lỗi cho nhau, đổ lỗi cho chình quyền hết.

    Trả lờiXóa
  20. Đó đơn giản chỉ là quy luật nhân quả thôi. Khi người dân vô tư vứt rách xuống đường, đổ rác xuống các cống, các hố ga hầm ga mà chẳng cần nghĩ suy gì cả. Miễn là "sạch nhà", "bẩn ngõ" thì chẳng sao cả, của chung mà của công mà, không phải của nhà mình nên chẳng quan tâm. Đó là tâm lí của người dân. Do ý thức kém, chưa đầy đủ về môi trường, chưa nhận thức được hậu quả và sự tai hại của những việc mình cứ thản nhiên làm hằng ngày nên nó mới thế. Vậy nên trước khi trách người khác thì hãy tự vấn lại mình đi đã

    Trả lờiXóa
  21. Trong khi người dân cứ kêu khóc gỉ ri. Nào thì trời ơi, đất hỡi, hết kêu trời đất, thì đến ông bà ông vải, kêu hết xong thì đến trách cứ, trách ông trời trách chính quyền sao không quản lí đô thị tốt, sao lỡ để mưa nó ngập hết như thế này. Thế sao các ông các bà, các cô các mẹ, các anh các chị không tự đặt tay lên trán mà tự vấn mình xem, nghĩ lại mình có làm gì sai không, nghĩ đến những lúc vô tư xả rác ra đường, đổ rác xuống sông hồ, kênh rạch mà không chút mảy may cắn rứt nào cả. Thử hỏi lúc đổ, ai trong các vị nghĩ tới hậu quả chưa. Khi chưa tốt thì, khi đang làm sai thì đừng có mà đổ lỗi lung tung

    Trả lờiXóa
  22. Thật là hay, trong khi người dân cứ vứt rác tẹt tèn ten xuống sông hồ, kênh rạch, xả rác tự nhiên ở những nơi công cộng, mà đúng hơnlà không phải địa bàn nhà mình, mà không phải mảy may suy nghĩ đắn đo gì cả. Thế mà lúc nào cũng mong môi trường trong lành, xanh sach đẹp. Đẹp thế qué nào được. Cống xả nước thì rác chiếm quá nửa, các con sông ven thành phố ngày ngày hứng cả chục tấn rác thì hỏi làm sao mà chẳng ngập, làm thế nào mà không úng. Trận lụt kinh hoàng kia là một lời cảnh tỉnh cho người dân phải mau mau thay đổi tư duy, nhân thức và hành động ngay lập tức nếu không muốn hứng chịu ngập úng dài dài và có thể kinh hoàn hơn nữa cơ

    Trả lờiXóa
  23. Nói đến vấn đề này, mỗi chsng ta cũng nên nhận trách nhiệm về mình, chúng ta đang hằng ngày phá hoại môi trường thiên nhiên đó thôi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog