Chia sẻ

Tre Làng

CSGT HÀ NỘI KHÔNG ĐƯỢC TRUY ĐUỔI NGƯỜI VI PHẠM?

Khoai@

Nên vui hay nên buồn?

Báo Pháp luật TPHCM có bài "Nghiêm cấm CSGT Hà Nội truy đuổi người vi phạm", đọc thấy buồn.

http://plo.vn/thoi-su/nghiem-cam-csgt-ha-noi-truy-duoi-nguoi-vi-pham-669646.html

Xem hình bài báo được chụp từ màn hình máy tính

Không có ở đâu CSGT lại phải lễ phép với người vi phạm như ta và nếu họ không chấp hành, cứ chạy bất chấp hiệu lệnh thì không được đuổi.

Ai cũng biết, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông nếu không có sai phạm thì CSGT không được dừng. Vậy nên, hầu hết các trường hợp bị dừng xe đều là người có dấu hiệu vi phạm Luật giao thông đường bộ. Lạ lùng, khi người vi phạm dừng phương tiện, CSGT lập tức phải chào, bất chấp người đó có tôn trọng CSGT hay không, thậm chí họ chửi bới, nạt nộ cũng vẫn phải lễ phép. 

Tưởng thế đã là quá đáng, nhưng hôm nay, báo đăng, ngày 5/12/16, Phòng CSGT (PC67) Công an TP Hà Nội triển khai kế hoạch về tăng cường lực lượng điều khiển giao thông và kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm. Theo đó, PC67 Hà Nội yêu cầu các đơn vị chỉ đạo cán bộ CSGT làm hành chính, làm thêm giờ, phối hợp trong công tác chỉ huy, điều khiển giao thông, thậm chí huy động cả CSGT từ các đội làm tham mưu, chính trị, tuyên truyền, quản lý xe, đèn tín hiệu và các đơn vị khác tăng cường cho các địa bàn có tình hình ANTT phức tạp.

Đáng chú ý, trong kế hoạch này, PC67 Hà Nội nghiêm cấm việc cán bộ, chiến sĩ truy đuổi người vi phạm, trừ các trường hợp có dấu hiệu tội phạm hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia giao thông khác.

Rõ ràng quy định như báo Pháp luật TPHCM viết, là không cho phép CSGT buộc người vi phạm phải chấp hành Luật giao thông đường bộ; tước bỏ cơ hội để người vi phạm trở nên tử tế, có văn hóa hơn trong giao thông. 

Từ góc độ khác, việc cấm CSGT Hà Nội truy đuổi người vi phạm là vô tình tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật giao thông của những người vốn coi thường pháp luật và làm khó CSGT trong ứng xử cộng đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích CSGT ây là hành vi tiêu cực

Người viết cho rằng, những người vi phạm Luật giao thông đường bộ chỉ là số ít, nhưng tính mạng của số đông còn lại rất cần được bảo vệ.

Tại điều 3, khoản 4, Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ nêu rõ: "Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật". Tại Điều 5, khoản 3 cũng nêu rõ, CSGT có quyền hạn: "Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật...".

Điều gì sẽ xảy ra nếu CSGT không truy đuổi để ngăn chặn những kẻ vi phạm đang lạng lách, đánh võng trước tính mạng của bao nhiêu người dân vô tội?

Không truy đuổi để ngăn chặn kịp thời những hành vi như vậy, liệu CSGT Hà Nội có còn thực hiện đúng và làm tròn chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình?

30 nhận xét:

  1. Suy cho cùng thì cũng là do ý thức của một số những kẻ tham gia giao thông là quá kém, khi vi phạm luật giao thông bị cảnh sát giao thông gọi lại đã không chấp hành lại có những hoạt động chạy trốn, cản trở. Nếu những kẻ này cứ chạy mà không bị xử lí thì rất có thể chúng sẽ còn thực hiện những hoạt động vi phạm pháp luật nguy hiểm hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  2. Lê Huy Vũ21:19 5/12/16

    Truy đuổi những kẻ vi phạm luật giao thông mà còn chống đối, sẵn sàng bỏ chạy như vậy thì thử hỏi nếu không được phép truy đuổi người vi phạm luật giao thông thì những người đó có dừng xe lại khi cảnh sát giao thông ra tín hiệu hay không. Hay là họ sẽ sẵn sàng vù ga để phóng hết tốc độ ngang nhiên vi phạm và thách thức cảnh sát giao thông.

    Trả lờiXóa
  3. Mỗi lệnh phát ra phải như dao chém đá. Đằng này dao lại cùn mất rồi

    Trả lờiXóa
  4. cứ cho duy trì luật thế đi.để csgt đỡ nguy hiểm khi truy đuổi vậy.sung sướng đéo gì mà vít ga chạy hết tốc độ để truy đuổi mấy thằng du côn ấy.luật đéo cho thì cứ cho chúng chạy thoải mái thôi.đến khi nó lạng lách đánh võng,bắn tốc độ thì lúc đó dân bị đâm thì đừng chửi công an sao ko chịu cản nhé.mồm miệng thiên hạ kiểu đéo gì cũng nói đc nên nói trc cho thế

    Trả lờiXóa
  5. Thời gian vừa qua, liên tục xảy ra nhiều vụ việc cảnh sát giao thông, thậm chí là dân phòng, tham gia rượt đuổi người đang điều khiển phương tiện giao thông, bị cho là có hành vi vi phạm, dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm. Tuy nhiên, ý thức của con người tham gia giao thông là chính. CSGT cũng chỉ làm tròn trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình.

    Trả lờiXóa
  6. Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền thì phải khiến người dân tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật. Nói như vậy có nghĩa là người dân phải biết "sợ" vi phạm pháp luật đồng nghĩa với phải có chế tài cương quyết để người dân biết "sợ" chứ không dám coi thường pháp luật, cai nhẹ người thực thi pháp luật. Việc không để CSGT truy đuổi người vi phạm bỏ chạy là đang đi ngược lại với việc làm người dân tôn trọng pháp luật. Đang khuyến khích người dân "mạnh dạn" bỏ chạy khi bị dừng xe xử lý vi phạm. Có lẽ đây là một quyết định đáng buồn.

    Trả lờiXóa
  7. Chẳng hiểu quy định này có thật như báo đưa không?Nếu đúng thì hay rồi,đường ta ta cứ đi phải không các bạn coi trời băng mũ bảo hiểm?

    Trả lờiXóa
  8. Chẳng hiểu quy định này có thật như báo đưa không?Nếu đúng thì hay rồi,đường ta ta cứ đi phải không các bạn coi trời băng mũ bảo hiểm?

    Trả lờiXóa
  9. bacgiang19011:22 6/12/16

    Chả ở đâu như Việt Nam, CSGT không có tý quyền hạn gì, thử ra nước ngoài xem, đảm bảo mấy trẻ trâu như ở VN đảm bảo ăn đạn. Quyền lực của CSGT cần phải tăng hơn nữa để trấn áp những người vi phạm. Cho bọn nó tự do quá bọn nó càng được đà, càng gây nguy hiểm cho người dân đi đường. Đề nghị hủy bỏ quy định kia đi.

    Trả lờiXóa
  10. Cũng có nhiều lần từ việc truy đuổi người vi phạm mà dẫn tới những tai nạn đáng tiếc khác sảy ra, dư luận cũng ồn ào nhiều, nhưng mà nếu chỉ dựa vào đó mà không cho lực lượng CSGT truy đuổi là không được.

    Trả lờiXóa
  11. Làm như thế sẽ dẫn đến tính trạng người vi phạm luật giao thông cố tình chạy, ko xử lý được. Một nước như Mỹ họ còn đổi bắt xử lý người vi phạm mà ta lại không như thế sẽ hình thành tâm lý cho các thanh niên ngổ ngác đi lượn lờ, không chấp hành luật lệ giao thông, không đội mũ bảo hiểm đi lượn trên đường mà cảnh sát cũng phải chịu và dân mình có bức xúc thì cũng không ai giải quyết cho rồi.

    Trả lờiXóa
  12. Cái gì cũng có hai mặt cả. Cấm rượt thì nó tha hồ qua mặt mà không sợ. Rượt thì dễ gây tai nạn. Tôi thì nghiêng về phần để CSGT rượt. Có tai nạn cho tụi nó thì xã hội bớt đi được một ít thành phần nguy hiểm. Phần là để răng đe người khác không dám vượt mặt lúc CSGT ra hiệu dừng xe

    Trả lờiXóa
  13. Vậy từ nay xác định luôn là không đội MBH mà bị csgt thổi thì cứ tiếp tục chạy tàng tàng vì chạy tàng tàng không gây nguy hiểm cho ai nên csgt không có quyền đuổi theo. Thậm chí chạy tới chạy lui lượn lờ trước mũi csgt thì cũng chẳng ai dám làm gì mình. Hậu quả người đi đường chịu. Thật là hên quá đi mà.

    Trả lờiXóa
  14. Theo tôi, CSGT không nên đuổi theo người vi phạm, sẻ xãy ra nhiều trường hợp tai nạn, chỉ cần mỗi phiên lập 2 chốt đứng đầu và cuối, chỉ được xử phạt người tham gia giao thông cùng chiều với chốt. Khi có dấu hiệu vi phạm kịp thời báo cho chốt kia để chặn hay bắt giữ, và phạt nặng để răn đe và nghiêm trị. Hơn nữa chúng ta cũng bắt đầu tăng cường các lực lượng CSCĐ, 141 mỗi bên lại có một nhiêm vụ riêng chứ không dồn việc cho CSGT nữa.

    Trả lờiXóa
  15. Cấm CSGT truy đuổi người vi phạm thì lại càng tiếp tay cho bọn côn đồ hoành hành rồi còn gì (quá là nguy hiểm); những kẻ bỏ chạy thường là luôn luôn tái phạm những hành vi vi phạm đó để bỏ chạy vì chúng cho rằng đó là quyền được đi cấm thằng nào được bắt bố vì có Quy định của CSGT rồi.
    Nếu không cho CSGT vào cuộc truy đổi thì cần cho lực lượng Cảnh sát cơ động chuyên nghiệp vào cuộc để bắt và phạt thật nặng những kẻ vi phạm rồi bỏ chạy trên; đưa các thiết bị ghi hình để làm bằng chứng sau try bắt. Làm vậy luật pháp mới nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  16. Với tình trạng chống người thi hành công vụ, không chấp hành hiệu lệnh csgt như hiện nay cần có các biện pháp mạnh tay hơn nữa, nếu k cho truy bắt nên tăng cường lực lượng cho các chốt để chặn bắt kịp thời, thiết lập các chốt chặn tại các vị trí trọng yếu, thiết bị ghi hình để xử lý phạt nguội.....

    Trả lờiXóa
  17. Quyền hạn mà CSGT Việt Nam được trao khi làm nhiệm vụ thực sự là quá ít, so với cảnh sát các nước khác thì không là gì. Có lẽ vì vậy mà người vi phạm mới sinh ra tâm lý coi thường hiệu lệnh của CSGT, ngang nhiên có những cử chỉ, lời lẽ không đúng mực, thậm chí là chống đối người thi hành công vụ. Quyết định mới về việc CSGT không được truy đuổi người vi phạm liệu có phải là một hành động gián tiếp tiếp tay cho những người vi phạm càng được đà hay không?

    Trả lờiXóa
  18. Việc CSGT truy đuổi người vi phạm thực chất cũng gây nguy hiểm cho chính bản thân các chiến sỹ cảnh sát cũng như những người tham gia giao thông khác. Chính vì vậy chúng ta cần có những biện pháp khác như lập các chốt chặn ở các đầu để có thể phối hợp bắt giữ đối tượng vi phạm nếu như họ có hành vi bỏ chạy chứ không nên cố gắng truy đuổi làm gì

    Trả lờiXóa
  19. Bangtuyetnhietdoi16:12 6/12/16

    Với tình tạng chống người thi hành công vụ xảy ra nhiều như hiện nay thì cần có những biện pháp cứng rắn hơn, hiệu quả hơn là việc truy bắt đối tượng vi phạm. Chúng ta cần tăng cường thêm các chốt trực ở mỗi tuyến đường, ở các vị trí trọng yếu, tăng cường lắp đặt thêm hệ thống camera giao thông để có thể ghi hình và thông báo cho các đơn vị trực có những biện pháp chuẩn bị, phối hợp chủ động bắt giữ đối tượng,

    Trả lờiXóa
  20. Hungyen363616:16 6/12/16

    Cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu để cho CSGT truy đuổi đối tượng vi phạm thì sẽ gây ra những nguy hiểm cho bản thân các chiến sỹ cảnh sát cũng như người tham gia giao thông. Nhưng nếu không cho CSGT truy đuổi người vi phạm thì sẽ tạo tâm lý coi thường luật pháp, càng làm cho tình trạng vi phạm giao thông gia tăng. Rất cần các cơ quan ban ngành nghĩ ra những biện pháp hiệu quả hơn, vừa đảm bảo tình hình trật tự giao thông, vừa đảm bảo sự an toàn cho mọi người chứ không phải là những quyết định cấm đoán kiểu này

    Trả lờiXóa
  21. Hoabinh023416:20 6/12/16

    Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thì hãy làm cho người dân có ý thức tự giác tôn trọng pháp luật. Để làm được điều đó trước tiên chúng ta phải có những chế tài xử lý mạnh tay, quyết liệt, để người dân phải biết "sợ", không dám coi thường luật pháp. Quyết định không cho cảnh sát giao thông truy bắt người vi phạm thì khác gì khuyến khích người vi phạm bỏ chạy đâu? Chỉ càng làm cho tình hình tồi tệ đi mà thôi

    Trả lờiXóa
  22. Hagiang83616:22 6/12/16

    Thiết nghĩ với tình trạng hiện nay vi phạm giao thông, tấn công người thi hành công vụ đang gia tăng nhanh chóng với mức độ nguy hiểm thì việc cần làm là xem xét tăng nặng khung hình phạt với người vi phạm chứ không phải là không cho phép cảnh sát giao thông truy đuổi người vi phạm

    Trả lờiXóa
  23. Thaibinhquetoi23416:25 6/12/16

    Thời gian gần đây, biết bao vụ chống người thi hành công vụ xảy ra, tính mạng của CSGT bị đe dọa, bao nguy hiểm rình rập, vậy mà các nhà làm luật lại hạn chế bớt quyền năng của lực lượng này, không cho phép truy đuổi người vi phạm, vậy thì tình trạng vi phạm giao thông sẽ gia tăng, đe dọa đến tình trạng giao thông của Hà Nội thời gian tới

    Trả lờiXóa
  24. Thaibinh02340016:29 6/12/16

    Tình trạng vi phạm giao thông đang gia tăng, người vi phạm thì ngày càng hung hãn, manh động, đe dọa đến tính mạng của người cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ và người đi đường, vậy mà lại đi cấm cảnh sát giao thông truy đuổi người vi phạm, kiểu này nếu vi phạm thì cánh quái xế sẽ bỏ chạy ngay khi gặp CSGT, đe dọa đến tính mạng người đi đường

    Trả lờiXóa
  25. Hoabinh03020016:31 6/12/16

    Nếu quy định này được thi hành thì cánh tài xế khi vi phạm sẽ kiên quyết bỏ chạy nhằm thoát tội, vì lực lượng CSGT không được phép truy đuổi mà, như vậy tình trạng chống người thi hành công vụ sẽ gia tăng, tình trạng giao thông sẽ ngày càng hỗn loạn. Mong các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh lại sao cho hợp lý

    Trả lờiXóa
  26. Đúng là trong nhiều trường hợp nếu như CSGT quá chú tâm truy đuổi người vi phạm thì sẽ rất nguy hiểm cho CSGT, người vi phạm cũng như những người tham gia giao thông xung quanh. Nhưng mà việc cấm hoàn toàn CSGT truy đuổi người vi phạm như vậy thì không hợp lí lắm. Bởi nếu cấm như vậy sẽ tạo cơ sở đê cho các đối tượng vi phạm chạy trốn mà không có sự ngăn cản của CSGT, tạo thói quen xấu cho người tham gia giao thông. Hơn nữa, với những đối tượng côn đồ, nếu không ngăn cản thì có thể sẽ gây ra tai nạn cho người khác. Nên là cần có sự đánh giá trong từng trường hợp chứ không nên cấm như vậy.

    Trả lờiXóa
  27. tình tạng chống người thi hành công vụ xảy ra nhiều như hiện nay thì cần có những biện pháp cứng rắn hơn, hiệu quả hơn là việc truy bắt đối tượng vi phạm. Chúng ta cần tăng cường thêm các chốt trực ở mỗi tuyến đường, ở các vị trí trọng yếu, tăng cường lắp đặt thêm hệ thống camera giao thông để có thể ghi hình và thông báo cho các đơn vị trực có những biện pháp chuẩn bị, phối hợp chủ động bắt giữ đối tượng..

    Trả lờiXóa
  28. Từ góc độ khác, việc cấm CSGT Hà Nội truy đuổi người vi phạm là vô tình tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật giao thông của những người vốn coi thường pháp luật và làm khó CSGT trong ứng xử cộng đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích CSGT ây là hành vi tiêu cực

    Trả lờiXóa
  29. Bất kể việc gì cũng có hai mặt của nó, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Quan trọng là người đưa ra quyết định có ý thức được mặt tích cực và mặt tiêu cực của quyết định của mình không để cùng với đó kịp thời đưa ra được biện pháp để khắc phục mặt tiêu cực của vấn đề.

    Trả lờiXóa
  30. Cảnh sát giao thông nếu truy đuổi người vi phạm trên đường sẽ dễ gây ra tai nạn cho những người tham gia giao thông, nhưng nếu không truy đuổi thì có thể dẫn đến tình trạng người vi phạm cố tình không dừng lại khi bị tuýt còi làm ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành công vụ của các đồng chí cảnh sát giao thông.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog