Chia sẻ

Tre Làng

Trụ trì Thích Đàm Phú: Không thể quản lý tiền Công đức ở Chùa Tây Thiên

Tiền công đức hàng chục tỷ đồng ở Chùa Tây Thiên đi đâu trụ trì không hay biết!

Chẳng hạn như đền Thượng (chỉ cách chùa Tây Thiên khoảng 200m), có năm chỉ 3 tháng lễ hội đầu năm thu được 25 tỷ đồng. Vì vậy tôi nghĩ tiền công đức của nhà chùa cũng lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Thế mà giờ đây, quỹ của chùa chẳng biết còn hay mất...

Chùa Tây Thiên

Ngày 4/3, sư thầy Thích Đàm Phú, trụ trì chùa Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đồng thời là ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Tam Đảo đã có đơn đề nghị số 08/QĐ-CTT gửi hàng loạt cơ quan, đơn vị tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo về sự bất ổn diễn ra tại chùa Tây Thiên trong thời gian qua, nhất là vấn đề quản lý tiền công đức mập mờ. 

Có chuyện “sư lạ” xuất hiện tại chùa?

Nội dung đơn nêu rõ: “Lâu nay, tình hình bất ổn tại chùa Tây Thiên xảy ra do các sư không tôn trọng trụ trì, không tuân thủ quy định của Nhà nước về chính sách hộ khẩu, đi lại, sinh hoạt tuỳ tiện, tự do mở hòm công đức và thu vén toàn bộ tiền đem đi, không ghi sổ sách, không báo cáo trụ trì”.

Cũng theo sư thầy Thích Đàm Phú: Căn cứ thông báo số 02/TB-CATĐ ngày 01/12/2017 của Công an huyện Tam Đảo và quyết định bổ nhiệm trụ trì của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, các văn bản của Phật giáo tỉnh, Phật giáo huyện; công văn của UBND huyện, UBND tỉnh đã giao cho nhà chùa (trụ trì Thích Đàm Phú xưng là “nhà chùa” khi nói chuyện với PV) tiếp nhận mọi nguồn thu công đức và điều hành toàn bộ công việc Phật sự tại chùa Tây Thiên.

Nhà chùa đã thực hiện báo cáo gửi cấp thẩm quyền và ban hành nội quy, cấp thẻ cho những người có trách nhiệm và được đóng dấu suy cử, có đeo thẻ của chùa Tây Thiên để thực hiện việc tiếp lễ, ghi nhận công đức cũng như thực hiện các công việc trong chùa.

Một điểm ghi công đức tại chùa Tây Thiên

“Tuy nhiên, một số các sư lạ mặt không trình báo - trụ trì chùa Tây Thiên viết trong đơn đề nghị, không xin phép đã tự do nhận lễ, tự ý thu tiền, vơ vét vào túi riêng đem đi khỏi chùa mà không được sự đồng ý của trụ trì. Sự phức tạp xảy ra vào ngày 4/3/2018 có sự chứng kiến của Đại đức Thích Thanh Thuần (uỷ viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc), người dân và các du khách thập phương”. 

Trụ trì bị cô lập

Trả lời Báo NNVN, sư thầy Thích Đàm Phú cho biết, từ tháng 6/2017 đến nay, bà đã viết hàng chục lá đơn trình báo, đơn kiến nghị khẩn cấp, gửi lên các cấp chính quyền và Giáo hội Phật giáo từ Trung ương đến địa phương về những bất ổn trên tại chùa Tây Thiên. Tuy nhiên, sự việc trên vẫn chưa được giải quyết.

Được biết, sư thầy Thích Đàm Phú là người có công lớn trong việc xây dựng, hình thành và phát triển chùa Tây Thiên từ thời kỳ còn sơ khai, chưa được nhiều người biết đến (năm 1994).

Từ năm 2006 đến nay, bà được chính quyền và Giáo hội Phật giáo phân công giữ chức vụ trụ trì chùa Tây Thiên, có quyền quản lý, trông coi, bảo dưỡng, tu sửa thường xuyên, toàn bộ ngôi chùa, cùng khuôn viên nhà chùa để chủ động hành trì Phật pháp theo Hiến chương Giáo hội và các quy định hiện hành.

Trụ trì chùa Tây Thiên Thích Đàm Phú (ngoài cùng bên phải) nói rằng các sư chùa không chịu công khai thu chi tiền công đức

Tuy nhiên, trụ trì Thích Đàm Phú cho biết: Từ năm 2014 đến nay, một số sư từ nơi khác đến không trình báo và gây khó khăn cho nhà chùa. Về việc công bố tài chính các sư luôn né tránh, không công bố, nhà chùa hỏi thu chi bao nhiêu các sư cũng không chịu nói. Nhà chùa đề nghị phải thông báo công khai trước chúng, các sư không làm.

- Vậy tiền công đức đã được chuyển đi đâu? Chúng tôi hỏi.

- Cho đến giờ phút này các sư cứ tự do đem đi đâu nhà chùa không biết. Nhà chùa hỏi các sư cũng không nói.

- Vậy ai là người thống kê tiền công đức tại chùa?

- Nhà chùa không biết, nhưng chẳng hạn như đền Thượng (chỉ cách chùa Tây Thiên khoảng 200m), có năm chỉ 3 tháng lễ hội đầu năm thu được 25 tỷ đồng. Vì vậy tôi nghĩ tiền công đức của nhà chùa cũng lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Thế mà giờ đây, quỹ của chùa chẳng biết còn hay mất. Thậm chí có một số sư còn bảo chẳng đủ để thắp đèn dầu, phải đi vay.

Trụ trì Thích Đàm Phú (bên phải) cho rằng, chính quyền cần vào cuộc để giám sát tiền công đức

Theo sư thầy Thích Đàm Phú: Nhà chùa đề xuất nhiều lần với chính quyền và chính quyền đã họp bàn cùng Giáo hội Phật giáo, đứng ra quản lý giúp nhà chùa ổn định tổ chức và cũng thuyết phục nhà chùa làm các văn bản để gửi cơ quan chức năng. Nhưng đến giờ phút này thì vẫn chưa có chuyển biến tích cực. Ngày 4/3 và hôm trước, cảnh đồng tiền công đức các sư nhặt ở bàn, mở hòm lấy túi xách đi loạn xạ. Đồng tiền ấy đi đâu? Làm gì? Nhà chùa hoàn toàn bất lực.

Trước thông tin trên, trưa ngày 6/3 vừa qua, PV NNVN đã liên hệ với ông Nguyễn Hồng Hiệp - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, Trưởng BTC Lễ hội Tây Thiên năm 2018 để liên hệ công tác. Ông Hiệp đã uỷ quyền cho cấp dưới là ông Khổng Đình Ngôn, Trưởng phòng Nội vụ trả lời.

Một lúc sau, ông Nguyễn Hồng Hiệp gọi điện thoại cho trụ trì chùa Tây Thiên Thích Đàm Phú (lúc ấy trụ trì đang làm việc với PV Báo NNVN). Ông Hiệp nói: “Sự việc mà nhà sư đề xuất, chắc là chiều mai (tức ngày 7/3/2018) chúng tôi sẽ thông báo được kết quả và cho người gửi kết quả đến. Về giải quyết sự việc trên đó, hiện có một số nhà báo lên làm việc, nhà chùa cần nói trung thực, ngắn gọn, không lan man”.



Đơn sư thầy Thích Đàm Phú gửi các cơ quan chức năng

Còn theo ông Khổng Đình Ngôn, Trưởng phòng Nội vụ huyện Tam Đảo, sự việc ở chùa Tây Thiên thì từ trước đến giờ UBND huyện đã nắm được và vẫn đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn báo cáo các cấp có thẩm quyền để giải quyết. Chắc anh lên (chùa Tây Thiên) rồi và anh biết rồi, một số sư có “ý tứ cá nhân” với nhau, chưa có gì xảy ra mất an ninh trật tự lớn, UBND huyện vẫn đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện và tỉnh vận động để giải quyết vấn đề này.

“Để công khai minh bạch tiền công đức tại chùa Tây Thiên trong thời điểm hiện nay, nhà chùa đề nghị cần tuyên truyền cho mọi người đặt tiền đúng hòm công đức, ghi chép đầy đủ, sau đó chúng tôi sẽ giao cho cơ quan nhà nước, có công an và mặt trận kiểm tra và đứng ra quản lý. Làm gì cũng phải rõ ràng, đúng theo quy định của Hiến chương của Giáo hội, của pháp luật. Nhà chùa sẽ không cầm chìa khoá”, Trụ trì Thích Đàm Phú nói.

ĐỒNG THÁI

12 nhận xét:

  1. Số tiền công đức nhiều như vậy là một việc rất mừng nhưng không quản lí được thì thật quan ngại.Đó là số tiền người dân đóng góp để tu sửa,xây dựng nhà thờ vậy mà bị các sư xâu xé, chủ trì bất lực không quản lí được. Mong rằng các cơ quan chức năng có biện pháp hiệu quả ngăn chặn kịp thời hiện tượng này để số tiền mà người dân đóng góp được dùng vào đúng mục đích.

    Trả lờiXóa
  2. Đề nghị cơ quan chức năng phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự thất thoát hàng chục tỷ đồng tiền công đức của nhà chùa Tây Thiên, đây là một số tiền không hề nhỏ. Cần phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan đến việc quản lí việc thu chi tiền cộng đức này để quy vào đó mà truy trách nhiệm, xử lí những người có vi phạm.

    Trả lờiXóa
  3. Không hiểu sao đến những nơi của sự tín ngưỡng, sự tôn kính mà còn có những con người như vậy. THật là những con người làm ra cái chuyện này không biết còn biết đến sự tôn kính là gì hay không nữa , hay chỉ biết cá nhân họ và lòng tham vô đáy . Hòm công đức bình thường là sự thành tâm của những người tôn kính và nó được dùng để xây dựng, tu sửa cho các chùa chứ không phải cho những con người không có lương tâm lấy để sử dụng cho riêng mình. Mong sao cho cơ quan có chức năng nhanh vào sớm để giải quyết vụ việc này , trả lại quyền hạn của trụ trì cũng như ổn định lại lòng tin của mọi người khi đến đất phật.

    Trả lờiXóa
  4. Việc thu tiền công đức của nhân dân, phật tử để cho cá nhân và gia đình tiêu xài là việc làm không đúng đạo lý. Đây là việc làm kinh doanh đền, đình, hay “buôn thần, bán thánh”, lợi dụng thần linh... Việc làm này không tránh khỏi tội, bị quả xấu ác. Mà đây là do các nhà sư lấy đi chứ không phải các cơ quan chức năng?

    Trả lờiXóa
  5. Đối với người dân, nên kêu gọi khi công đức cần có ý thức quy về một mối có sự quản lý và kế hoạch sử dụng đàng hoàng chứ không rải tiền bừa bãi, tùy tiện như hiện nay dễ làm nảy sinh lòng tham ở một số người. Cửa chùa là nơi linh thiêng, không vướng bụi trần mà càng ngày nó lại càng bị những con sâu làm cho ô uế

    Trả lờiXóa
  6. Ngày nay, cuộc sống người dân khá giả và họ quan tâm tới việc bỏ tiền công đức nhiều hơn khi đi lễ lạt. Điều này cũng khiến cho những người có quan niệm “đi tu cũng là một cách kiếm ăn” nảy sinh lòng tham để chiếm đoạt tư lợi. Thế nên mới có chuyện có nhà tu hành đi xe hơi, điện thoại xịn, vào nhà hàng đặc sản… Và càng làm cho giá trị của đấng phật pháp, người tu hành giảm đi trong con mắt của người dân.

    Trả lờiXóa
  7. Tiền công đức, tiền “giọt dầu” - nguồn thu tại các di tích, đền chùa, nơi thờ tự (ảnh) đã, đang là một trong những vấn đề trong công tác quản lý lễ hội ở nước ta. Làm cách nào để có thể sử dụng tiền công đức của người dân hợp lý và đúng mục đích? Đó dường như vẫn là bài toán chưa có lời giải của cơ quan quản lý. Trong khi đó, xã hội đạo đức ngày càng xuống cấp, kiếm tiền bằng mọi cách ngay cả tiền công cửa chùa, đi thu cũng trở thành món hàng thương mai?

    Trả lờiXóa
  8. Tiền công đức không phải tiền tham nhũng, hối lộ, vì thế chỉ nên khuyến khích các tôn giáo tự quản và sử dụng tiền đó cho các lĩnh vực lợi ích cộng đồng một cách minh bạch là đủ. Nếu thấy các yếu tố không minh bạch, không giúp gì nhiều cho ích lợi cộng đồng, thì tại các chùa công, chùa di tích lịch sử văn hoá cần phải có chế độ thuyên chuyển để tránh tình trạng tiêu cực, tham lam, mượn đạo tạo đời.

    Trả lờiXóa
  9. Không có minh bạch nào trong tôn giáo bằng việc sống với niềm tin nhân quả. Vì các giáo lý, giáo luật đã nói rất nhiều về việc sử dụng tiền công đức của thập phương. Người sống xứng đáng với niềm tin yêu của Phật tử và làm các hoạt động Phật sự mệt mỏi được minh bạch bằng chính nếp sống tu hành thường nhật của họ. Có nhiều vị trụ trì xây ngôi chùa to đẹp cho dân đến lễ bái, sinh hoạt tâm linh, nhưng căn phòng của mình vẫn đơn sơ, không có gì xa xỉ. Như vậy mới là đắc đạo, còn những kẻ lợi dụng phật pháp kiếm ăn, trục lợi thì sớm muộn gì cũng bị thánh vật mà thôi

    Trả lờiXóa
  10. Tiền công đức bây lâu nay luôn được xem là nguồn thu quan trọng của những đền chùa, miếu mạo, dùng để duy trì hoạt động của nhà chùa và duy trì, tu bổ cơ sở vật chất khang trang hơn. Sau vụ thất thoát này đã đặt ra những câu hỏi lớn là làm sao có thể quản lí và sử dụng số tiền trên một cách hợp lí, giữ vững được uy tín của nhà chùa? Đó vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời.

    Trả lờiXóa
  11. Những người đến với đạo Phật là để tự mình giảm bớt tham - sân - si, giảm bớt khổ đau. Đến với đạo Phật là để học phương pháp sống an lành và hạnh phúc cho mình chứ không phải để cầu xin và nuôi tham vọng. Người đến chùa chỉ cần cúng hương và hoa quả tinh khiết. Còn nếu có điều kiện công đức thì chỉ cần đặt ở một nơi quy định của nhà chùa là được. Phải hiểu rằng số tiền này là để giúp nhà chùa xây dựng và làm từ thiện chứ không phải là “đánh đổi” lấy những điều mà mình cầu xin. Chứ đọc những tin như thế này lại càng cảm thấy đau lòng nhiều hơn

    Trả lờiXóa
  12. Với con số khổng lồ tiền công đức tại các khu di tích tâm linh ai sẽ là người quản lý?! Đụng vào tiền bạc tại chốn tâm linh là vấn đề vô cùng nhạy cảm và phức tạp, đã có quá nhiều câu chuyện lình xình kiểm điểm, thanh tra quanh việc quản lý tiền công đức, hay có hay không chuyện xà xẻo tiền công đức?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog