Chia sẻ

Tre Làng

Vi phạm tốc độ, lái xe còn đòi xem kế hoạch tuần tra tổ CSGT

Hà Oai

Vi phạm chạy quá tốc độ theo quy định nhưng khi CSGT yêu cầu kiểm tra theo đúng quy định nhưng tài xế xe đầu kéo bất hợp tác, có hành vi chống đối và đòi xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Tài xế Truyền đang được lực lượng CSGT giải thích.

Ngày 13/4, tin từ phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa xử phạt vi phạm chạy quá tốc độ đối với một tài xế xe đầu kéo bất hợp tác với lực lượng CSGT.

Theo đó, vào khoảng 9h40 cùng ngày, trong lúc TTKS trên QL1A tại Km 854+700 QL1A đoạn qua địa phận xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc), tổ CSGT thuộc Đội TTKS số 1 (phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) do Đại úy Phạm Anh Tuấn làm Tổ trưởng phát hiện xe đầu kéo mang BKS: 63C-092.65 kéo theo rơ moóc 63R-004.01 chở hàng trái cây lưu thông theo hướng Nam - Bắc vi phạm chạy quá tốc độ nên ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra.

Sau khi dừng xe kiểm tra, tài xế Nguyễn Thanh Truyền (33 tuổi, trú xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) được CSGT thông báo lỗi chạy vượt quá tốc độ quy định, vi phạm điểm Đ, khoản 6, điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, tài xế Truyền vẫn bất hợp tác, không xuất trình giấy tờ và có hành vi chống đối, yêu cầu đòi xem kế hoạch tuần tra của tổ CSGT.

Nhận được tin báo, Thượng tá Lê Viết Phương - Phó trưởng phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường để nắm rõ tình hình và cùng các CSGT giải thích, phổ biến một số quy định về Luật Giao thông đường bộ cho tài xế Truyền.

Sau gần 3 giờ giải thích, tài xế Truyền mới chấp nhận xuất trình giấy tờ, ký vào biên bản vi phạm với CSGT. Qua đó, tài xế khai nhận, đã biết lỗi vi phạm tốc độ nhưng do xem trên mạng internet có nhiều video đăng tải các trường hợp bị CSGT bắt giữ, xử lý có yêu cầu đòi xem kế hoạch tuần tra nên đã học theo.

Chiếc xe đầu kéo vi phạm tốc độ.

Tài xế xe đầu kéo đồng ý ký vào biên bản vi phạm.

Hiện, phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tài xế Truyền với số tiền 2,5 triệu đồng về hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20km/h.

18 nhận xét:

  1. tay tài xế xe đầu kéo này quá coi thường pháp luật rồi. Mọi hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ mà bị lực lượng CSGT phát hiện thì sẽ bị xử lí theo đúng pháp luật và không có gì phải bàn cãi. Trường hợp này là tay tài xế này đang cố tình gây cản trở cho hoạt động thực thi pháp luật của lực lượng chức năng khi cố tình đưa ra những đòi hỏi vô lý thay vì chiụ thừa nhận những hành vi vi phạm của chính mình.

    Trả lờiXóa
  2. Những hành động của người này éo thể chấp nhận được mà, đã vi phạm luật giao thông đường bộ rồi còn đồi các đồng chí cảnh sát cho kiểm tả thủ tục à. Hơi bị bực mình về đói tượng này rồi đấy. Các cơ quan chức năng cần giải quyết những vụ vệc nư này mọt cách thật triệt để.

    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ trên mạng xã hội dậy mấy cái luật vớ va vớ vẩn để chống cảnh sát giao thông mỗi khi bị bắt mà bản thân mấy cái luật đó chẳng có căn cứ nào mà do thằng viết nghĩ ra và cách ứng phó trong khi chẳng biết gì cũng nghe theo, đã sai lè lè ra rồi còn cãi bằng được. Các ông cứ đúng đi xem cảnh sát giao thông làm được gì mình

    Trả lờiXóa
  4. Đây là những hành động mà người dân chúng ta vẫn thường mắc phải! Chúng ta thường có định kiến về lực lượng cảnh sát giao thông, cố tình chống đối mặc dù những hành vi sai trái đã hết sức rõ ràng. Đề nghị mọi người dân cần phải có cái nhìn khách quan hơn để thấy được những cái sai của mình và chấp hành một cách nghiêm chỉnh! Những hành động như vậy cần phải được hạn chế một cách tối đa.

    Trả lờiXóa
  5. Chả hiếu sao mấy bố bị bắt mà cứ như là mình vô tội và nghiễm nhiên hỏi này hỏi nọ CSGT để làm khó và ý định là họ không làm gì được mình nhưng cái đó chỉ là trên mạng dậy mà cái gì trên mạng dậy thì chỉ có bố láo mà thôi. Sai thì chẳng có gì để mà cãi cả, trừ khi CSGT bắt láo thì mới nói được chứ đây nói cái gì

    Trả lờiXóa
  6. Kế hoạch tuần tra chỉ có khi cơ quan CSGT thực hiện kiểm tra hành chính người tham gia giao thông. Đối với những vi phạm như thế này thì không cần phải có kế hoạch do trưởng CA huyện kí. Tài xế học theo những cái không đâu trên mạng cộng với sự thiếu hiểu biết đã gây rắc rối cho lực lượng CA. Mong rằng những người tham gia giao thông sẽ tìm hiểu luật kĩ càng, không tin theo những gì không đúng trên mạng xã hội.

    Trả lờiXóa
  7. Người dân có quyền theo dõi, giám sát các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của lực lượng CSGT nhưng không có quyền “xem văn bản được cử đi làm nhiệm vụ hay không”, vì Kế hoạch công tác của lực lượng CSGT là một loại tài liệu nghiệp vụ của ngành Công an, chỉ có những người có trách nhiệm và có thẩm quyền mới được kiểm tra

    Trả lờiXóa
  8. Nếu người tham gia giao thông có nghi ngờ giả danh cán bộ công an thì phải báo cho công an các cấp biết để xử lý, trong đó có thể gọi đến số điện thoại 069.2342608 là đường dây nóng của Cục Cảnh sát giao thông. Chứ đừng có kiểu chống đối, đã làm sai rồi mà còn cò quay, lý sự này nọ.

    Trả lờiXóa
  9. Theo Thông tư 01/2016 thì có quy định rõ ràng trường hợp CSGT được dừng phương tiện để kiểm tra hành chính. Theo tôi nghĩ một trong các nguyên nhân đưa ra quy định này là để tránh CSGT tự ý lạm quyền gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân, tránh các đối tượng lợi dụng lừa đảo. Nếu CSGT có đầy đủ giấy tờ cho phép dừng phương tiện kiểm tra hành chính thì vì sao lại không chủ động cho người tham gia giao thông bị CSGT tự ý buộc dừng xe biết. Nói lý là người dân không có quyền xem, có phải là để người dân không biết đúng sai hay sao!

    Trả lờiXóa
  10. Theo tôi thì CSGT đã tuýt còi thì người tham gia gt đã vi phạm, trước khi kt giấy tờ csgt phải giới thiệu bản thân, chức vụ, đơn vị. Nêu rõ hành vi vi phạm và đọc khung hình phạt, sau đó mới kt giấy tờ, không có giấy tờ bắt buộc nào thì xử phạt thiếu giấy tờ đó( đã vi phạm thì giấy tờ chỉ chứng minh cho việc có vi phạm thêm hay không, cgst phải giới thiệu bản thân vì người vi phạm không được kt giấy tờ của csgt). Mình không sai thì sao phải sợ? Hay các vị cũng là đang chống chế cho hành vi của mình?

    Trả lờiXóa
  11. Thực tế nhiều lái xe tìm cách đối phó với việc đo tốc độ công khai, như: đang chạy với tốc độ cao, khi phát hiện các trạm, chốt của cảnh sát giao thông sẽ giảm tốc độ hoặc né tránh, người lái xe bị xử phạt thông báo cho người lái xe đang tham gia giao thông khác biết để né tránh, gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông…Thế nên lực lượng giao thông mới phải đột xuất kiểm tra, núp nùm mà bắn tốc độ. Người dân cũng như tài xế, lúc nào cũng trong tâm thế bình tĩnh, đi đúng tốc độ, phần đường, chú ý quan sát..thì ai bắt được?

    Trả lờiXóa
  12. Chỉ khi nào người thân của ai đó bị mấy sửu nhi chạy tốc độ cao gây tai nạn chắc mới thấu hiểu hết việc làm này. ở VN thì phải làm theo cách của VN chứ mấy bạn cứ đòi làm theo nước ngoài trong khi ý thức tự giác thì kém, cứ ko nhìn thấy CSGT là chạy bừa, chạy ẩu, gây ra bao nhiêu nỗi đau cho bao gia đình rồi, các bạn đâu có biết. Các bạn chạy đúng thì việc CSGT núp hay công khai, hay cắm chốt, hoặc lập chốt đột xuất kiểm tra thì có khác gì nhau.

    Trả lờiXóa
  13. Những người mà còn đòi hỏi công an phải công khai tức là còn bao che cho những lái xe thiếu ý thức không tự chủ tay lái hễ không thấy công an là thả ga vượt ẩu , ông không chứng kiến tận mắt nhiều lái xe ôtô ( nhất là xe máy) láu cá quay đầu chuyển đường khi nhìn thấy công an ( vì biết mình sai) thì lúc đó các bạn có mạnh miệng được thế này hay không. Sai là sai, đừng cố bao biện

    Trả lờiXóa
  14. Tại sao công an phải đi tuần tra? Tại sao công an phải lập chốt đột xuất, hay núp nùm bắt người vi phạm giao thông. Đó là vì chúng ta thiếu sự tự giác, thiếu trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Tất cả chỉ là tìm cách đối phó, đối phó và đối phó, Trí lực và tài lực không được dành nhiều cho phát triển mà bị tiêu tốn nhiều cho đối phó với rào, ngăn nội bộ nhiều quá mức cần thiết kìm hãm sự phát triển. Để giờ lại còn đòi tố cáo ngược lại công an?

    Trả lờiXóa
  15. Vi phạm chạy quá tốc độ theo quy định nhưng khi CSGT yêu cầu kiểm tra theo đúng quy định nhưng tài xế xe đầu kéo bất hợp tác, có hành vi chống đối và đòi xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế.
    Cứ phạt nặng vào cho chúng chừa.

    Trả lờiXóa
  16. Vi phạm chạy quá tốc độ theo quy định nhưng khi CSGT yêu cầu kiểm tra theo đúng quy định nhưng tài xế xe đầu kéo bất hợp tác, có hành vi chống đối và đòi xem kế hoạch tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế.
    Cứ phạt nặng vào cho chúng chừa.

    Trả lờiXóa
  17. vào khoảng 9h40 cùng ngày, trong lúc TTKS trên QL1A tại Km 854+700 QL1A đoạn qua địa phận xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc), tổ CSGT thuộc Đội TTKS số 1 (phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) do Đại úy Phạm Anh Tuấn làm Tổ trưởng phát hiện xe đầu kéo mang BKS: 63C-092.65 kéo theo rơ moóc 63R-004.01 chở hàng trái cây lưu thông theo hướng Nam - Bắc vi phạm chạy quá tốc độ nên ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra.

    Trả lờiXóa
  18. Sau khi dừng xe kiểm tra, tài xế Nguyễn Thanh Truyền (33 tuổi, trú xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) được CSGT thông báo lỗi chạy vượt quá tốc độ quy định, vi phạm điểm Đ, khoản 6, điều 5, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, tài xế Truyền vẫn bất hợp tác, không xuất trình giấy tờ và có hành vi chống đối, yêu cầu đòi xem kế hoạch tuần tra của tổ CSGT.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog