Chia sẻ

Tre Làng

Tiếp vụ Bé gái 13 bị còng tay

Cuteo@

Tôi chém gió ngược.

Dù báo chí đăng chính quyền xin lỗi gia đình vụ còng tay "bé gái 13 tuổi", nhưng tôi vẫn thấy có gì đó sai sai. Việc gì phải xin lỗi ?

Các báo đều phản ánh ông Chủ tịch phường đến gặp mẹ cháu để xin lỗi vụ này, nhưng các trích dẫn lời ông xin lỗi trên các báo là khác nhau và không cụ thể. Một vài báo nói xin lỗi vì còng tay. Tôi không tin điều này, bởi lẽ cho đến giờ này công an không phải là bên xin lỗi và xét dưới góc độ luật pháp, công an không sai.

Trước hết, công an chỉ hành động theo yêu cầu của UBND, tham gia bảo đảm ANTT trong quá trình cưỡng chế. Khi có yếu tố đe dọa trực tiếp tới ANTT, mà cụ thể ở đây là xâm hại tới tính mạng công dân thì họ mới tham gia. Việc đến bù thỏa đáng hay không thỏa đáng hoàn toàn không phải trách nhiệm của họ.

Theo quy định của Luật, những trường hợp được còng tay (là công cụ hỗ trợ theo quy định tại điểm d, khoản 9, Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội) được quy định tại khoản 1, Điều 33 của Pháp lệnh (Luật kia 1/7/2018 mới có hiệu lực nhưng cũng gần giống) như sau:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh này;

b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác;

c) Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

Các báo đều đưa tin gia đình ông Đằng đã chuẩn bị 2 bình gas, 20 lít xăng cùng một số vật dụng khác để chống lại việc cưỡng chế.

Báo Dân Trí đăng: "Đến 9h30, đoàn cưỡng chế tiến hành cưỡng chế thu hồi đất. Trong lúc đó, gia đình của ông Đằng đã dùng gạch đá ném Chủ tịch UBND phường Phước Nguyên. Ông Đằng còn đổ xăng ra châm lửa đốt nhưng đã bị ngăn chặn kịp thời. Lực lượng công an đã khống chế các thành viên trong gia đình."

Báo VnExpress viết: "Tối 10/5, ông Bùi Anh Quang, Chủ tịch UBND phường Phước Nguyên (TP Bà Rịa) cho rằng, việc công an còng tay ba cha con ông Đằng đưa về phường không phải mục đích bắt bớ mà để ngăn chặn việc họ ném đá vào đoàn cưỡng chế. Sau khi đưa về trụ sở công an, cả ba được tháo còng và cho về nhà. 

"Việc sử dụng biện pháp khống chế đó để không ảnh hưởng đến tính mạng của những người trong gia đình ông Đằng và những người trong đoàn cưỡng chế", ông Quang nói".

Báo Người lao động viết: một lãnh đạo công an TP. Bà Rịa thông tin, do trong quá trình đoàn cưỡng chế làm việc, các thành viên trong gia đình ông Đằng, bao gồm cả em H. (bé gái 13 tuổi), có ném đá ngăn cản, việc còng tay em không phải mục đích để bắt bớ mà là hành động để ngăn chặn cháu không ném đá vào đoàn cưỡng chế. Sau khi đưa về trụ sở công an, cháu H. cũng được tháo còng tay và về nhà".

Theo lực lượng công an và người chứng kiến tại hiện trường, bé gái là người trực tiếp cầm gạch đã ném vào lực lượng cưỡng chế. Hành vi này là cực kì nguy hiểm, và thực tế đã có chiến sĩ cảnh sát cơ động bị gạch ném trúng đầu, phải vào viện cấp cứu. Ngay cả khi bị cưỡng chế về phường, bé này cũng luôn mồm chửi bới chính quyền, lực lượng cưỡng chế và có nhiều hành động chống đối.

Đối chiếu theo quy định của pháp luật, "bé gái 13 tuổi" kia bị còng tay là hoàn toàn đúng, vì đang thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại và đe dọa đến sức khỏe người khác. Mặt khác, trong lực lượng cưỡng chế, không phải ai cũng biết cháu này 13 tuổi bởi thân hình của cô gái tuổi 20.

Ngay cả các nước văn minh, thì việc còng tay trẻ vị thành niên và phụ nữ hay bắn cả người tàn tật cũng không phải là hiếm.











Tôi thấy nhiều "độc giả" cho rằng, "bé 13 tuổi" thì không nguy hiểm cho xã hội. Tôi cho rằng kết luận như thế là cảm tính và có vẻ nhân văn, được nhiều người ủng hộ. Nhưng các độc giả đó đang nhầm lẫn giữa việc không phải chịu trách nhiệm hình sự với việc không nguy hiểm. 

Bé 13 có thể ném 1 viên gạch trúng đầu nhà báo, có thể vụt tuýp sắt và anh công an, và cũng có thể sẽ bùng cháy như ngọn đuốc nếu mẹ cháu châm lửa.

Xét trong bối cảnh đó, việc còng tay là cần thiết. Còng tay trước hết là để ngăn chặn việc cháu tấn công người khác bằng gạch đá (chú ý là, còng tay trong trường hợp này không phải là để giải tỏa mặt bằng, mà là để ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội) và giúp cháu tránh được các hành vi ảnh hưởng đến nhân cách trong tương lai. Còng tay cũng là để đưa cháu thoát ra khỏi hoàn cảnh người mẹ trong con quẫn trí, có thể có hành vi đổ xăng châm lửa và nướng cháu thành than. Và như vậy, còng tay chính là để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, và tương lai của cháu.

Tôi ủng hộ mẹ cháu kiện ra tòa về chuyện công an còng tay bé gái này để đúng sai được phân minh tỏ tường.

***
Tôi chép nguyên văn bài báo trên Luatvietnam để các bạn tham khảo:

Khi nào công an được phép còng tay?

Còng tay hay còn gọi còng số 8 là một trong những công cụ hỗ trợ được trang bị cho lực lượng công an để thực hiện nhiệm vụ; tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào công an cũng được phép còng tay.

Những trường hợp công an được phép còng tay

Theo Pháp lệnh Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2011 có hiệu lực đến hết ngày 30/06/2018, 4 trường hợp được phép sử dụng còng tay bao gồm:

- Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác

- Bắt giữ người theo quy định của pháp luật

- Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật

- Các trường hợp được phép nổ súng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Pháp lệnh này.

Từ ngày 01/07/2018, Pháp lệnh nêu trên sẽ được thay thế bởi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Luật này quy định 5 trường hợp được sử dụng còng tay, cụ thể:

- Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

- Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;

- Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật

- Các trường hợp được phép nổ sung quy định tại Điều 23 của Luật này.

Không được còng tay với phụ nữ, trẻ em

Khi thi hành nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng còng tay cũng như các công cụ hỗ trợ khác như súng, lựu đạn, bình xịt hơi cay… phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng còng tay thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng.

Đặc biệt, công an không được sử dụng còng tay đối với phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ khi những đối tượng này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành nhiệm vụ hoặc của người khác.Đồng thời, chỉ sử dụng còng tay khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo bằng mệnh lệnh qua lời nói nhưng đối tượng không tuân theo.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật hiện hành đã có những quy định rất cụ thể về việc khi nào công an được còng tay, tránh trường hợp thực thi pháp luật không đúng, lạm quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân.

2 nhận xét:

  1. Nặc danh16:08 12/5/18

    LŨ DLV chúng mày bị nguyển rủa đời đời kẻ mạt hạng ,những kẻ luồn chôn liếm bã chúng mày chêt hết đi cho xã hội sạch sẽ,cho con cháu chúng mày khỏi bị báo oán.

    Trả lờiXóa
  2. Báo chí luôn tìm cách giật tít trước đã

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog