Chia sẻ

Tre Làng

Tình người

Khoai@

Tình người

Có câu chuyện rất hay tôi đã đọc đâu đó, nhưng không nhớ nổi chi tiết. Đại khái là có 2 trinh sát hình sự, sau nhiều ngày lặn lội đường xa đã phát hiện đối tượng truy nã đang ở trong một căn nhà. Tiếp cận ngôi nhà, 2 anh nghe thấy đối tượng đang kể 1 câu chuyện về lòng dũng cảm cho cậu con trai nhỏ tuổi. Khi ập vào nhà, cả 2 bố con đều bất ngờ, ngơ ngác trước sự xuất hiện của 2 trinh sát. 

Nhận thấy đối tượng có vẻ hốt hoảng, sợ hãi lo lắng cho đứa con trai, một trinh sát nhanh trí nháy mắt với đối tượng vào vai bạn bè (lâu lắm mới gặp), lao vào ôm đối tượng rồi nói nhỏ vào tai "đi ra ngoài nhà, đừng để thằng bé buồn và ám ảnh, chúng tôi sẽ có cách với cậu bé". 

Sau 1 giây lưỡng lự, đối tượng đã ôm lấy trinh sát nói lời cảm ơn và ra khỏi nhà. Tại cơ quan điều tra, đối tượng đã thành khẩn khai báo. 

Còn cậu con trai vẫn cứ tưởng bố lại đi công tác...Có lẽ trong mắt của cậu, bố vẫn là người anh hùng.

Câu chuyện trên nói về cách ứng xử nhân văn/tình người trong khi thi hành công vụ của các chiến sĩ công an. Và chắc chắn đối với nhiều người, nó là bài học về việc nghĩ trước nghĩ sau khi ta buộc phải hành động. 

Rất có thể một việc làm của chúng ta dù đúng đắn nhưng có thể làm tổn thương tới ai đó. Nhưng kể cả trong trường hợp khó nhất người ta vẫn tìm ra cách giải quyết vấn đề để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.

***
Mấy hôm nay, báo chí hoan hỉ đưa tin vụ 1 anh cảnh sát ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh còng tay cô người yêu vào cửa sổ tại phòng trọ, kèm theo đó là một clip vài phút. Mời xem link dưới:

https://www.facebook.com/100026423922318/videos/165534761003987/

Khỏi phải bàn, chuyện còng tay cô gái xinh đẹp là có thật. Cộng đồng mạng giận dữ lên án anh cảnh sát kia là có thật. Và dĩ nhiên anh này xứng đáng nhận gạch đá. Lãnh đạo công an tỉnh, công an huyện đã nhanh chóng vào cuộc, gặp gỡ gia đình cô gái và đình chỉ công tác 1 tháng để điều tra, xác minh và có hình thức kỷ luật đối với anh cảnh sát kia. Báo chí cũng đã thông tin, anh này bị cơ quan kỷ luật.

Vụ việc xảy ra từ tháng 6/2018 xuất phát từ mâu thuẫn bột phát giữa 2 người và rồi cô người yêu giận dỗi đòi dọn đồ bỏ đi. Để níu kéo, anh cảnh sát nóng nảy, sĩ diện bằng cách còng tay cô gái bên cửa sổ (không có đánh đập gì - Xem thư kêu cứu của cô gái). Sự việc đã được 1 người dân dùng điện thoại của cô ghi lại.

Mới đây, anh chị này lại giận dỗi, cô người yêu đã đăng clip phản ánh vụ việc lên FB cá nhân. Ngay sau khi nghĩ lại đó là clip cá nhân, phản ánh chuyện riêng tư, cô đã vội gỡ xuống ngay trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Và tất nhiên, trong thời đại công nghệ như hiện nay, thời gian 10 phút cũng là quá thừa thãi cho các thao tác sao chép tán phát lên mạng. Kết quả là clip bị lan truyền chóng mặt. Cho dù cả cô và gia đình đều tỏ ra hối hận (đọc thư kèm theo) nhưng hệ lụy là rất lớn.




Khi clip bị lan truyền trên mạng, hàng loạt báo chớp thời cơ đăng tải với các tình tiết cóp nhặt, bịa đặt, làm ảnh hưởng đến danh dự của cô gái và hình ảnh của lực lượng Công an. Bản thân cô gái đã phải gọi điện, nhắn tin đến một số cá nhân, phóng viên để yêu cầu không được đưa hình ảnh, thông tin cá nhân của cô lên mạng khi cô chưa đồng ý. 

Đáp lại là sự phớt lờ của báo chí. Cho đến hôm nay, câu chuyện, hình ảnh, thông tin về cô vẫn tràn ngập trên mặt báo.

Các bạn báo có bao giờ nghĩ đến một cô gái mười tám đôi mươi phải chịu áp lực như thế nào khi sự việc bị đẩy đi quá xa với những thông tin sai lệch?

Lên án hành động của anh cảnh sát kia là đúng, nhưng vì lên án hành động sai trái của một người mà làm tổn thương người khác, thậm chí xâm phạm quyền nhân thân của họ thì liệu có còn tình người, có còn đúng đắn?

Sự việc đã đi quá xa, người có hành vi thiếu chuẩn mực đã phải chịu kỷ luật, và thấm đòn từ búa rìu dư luận. Nhưng còn cô gái trẻ kia... 

Giá như chúng ta nhân văn một chút.

***
Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

7 nhận xét:

  1. Hành động gì thì cũng phải suy nghĩ trước khi làm , bởi không phải cái gì mình làm cũng đúng trong mọi hoàn cảnh . Nhất là với người chiến sĩ công an thì cần có những suy nghĩ , cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi làm để không phải mắc những sai lầm không đáng có. Làm người trước hết phải có chữ nhân!

    Trả lờiXóa
  2. Lên án hành động của anh cảnh sát kia là đúng, nhưng vì lên án hành động sai trái của một người mà làm tổn thương người khác, thậm chí xâm phạm quyền nhân thân của họ thì liệu có còn tình người.

    Trả lờiXóa
  3. Các chiến sĩ công an hãy nhân văn một chú để tạo động lwujc cho cả gia đình của họ nữa vậy chứ.

    Trả lờiXóa
  4. Ai cũng vào những những người họ không có chút nhân văn anof cả nhưng hãy đặt vào vị trí của họ mà xem.

    Trả lờiXóa
  5. Cứ ở đấy mà nói ăn lung tung như vậy nếu ai cũng vì cá nhân mà không làm theo luật pháp thì ai coi được.

    Trả lờiXóa
  6. Nếu không làm như vậy thì sao nhân dân chúng ta có teher tin tưởng vào lực lượng công an được nữa chứ.

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta hãy tin tưởng và đặt hết niềm tin vào những người sẽ bảo vệ bình yên cho chúng ta được như vậy.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog