Chia sẻ

Tre Làng

ĐẠI BIỂU TÌNH TẠI PHÁP, BỈ VÀ MALAYSIA

Cuteo@

Sáng nay 8/12/2018, cuộc biểu tình trên đại lộ Champs-Elysees bắt đầu biến thành bạo động. Các xe bọc thép được điều động để ngăn chặn người biểu tình đi vào những khu vực bị giới hạn. Trong khi đó, cảnh sát đã phải dùng vòi rồng, hơi cay xịt vào đám đông "áo vàng" khiến nhiều người bị ho sặc sụa, hắt hơi và chảy nước mắt. 

Cơ quan chức năng Pháp cho biết 418 người bị bắt giữ trước và trong cuộc biểu tình, 169 người đã được tạm tha. 

Đây là đợt biểu tình thứ 4 của phe "Áo vàng" kể từ khi làn sóng này nổ ra vào ngày 17/11 trong nỗ lực kêu gọi chính phủ chấm dứt tăng thuế nhiên liệu.

Cuộc biểu tình đã bùng phát thành đợt bạo loạn chưa từng có trong nhiều thập kỷ ở Pháp. Tình trạng bất ổn lên tới đỉnh điểm vào cuối tuần trước khi giới chức ghi nhận hơn 400 vụ bắt giữ. Nhiều người dân và cảnh sát bị thương trong vụ các vụ đụng độ. 

Chính phủ Pháp hồi giữa tuần đã có động thái nhượng bộ khi tuyên bố hủy bỏ kế hoạch tăng giá nhiên liệu và thuế. Tuy nhiên, phong trào "Áo vàng" nói rằng họ muốn đòi hỏi nhiều nhượng bộ hơn từ Tổng thống Macron, bao gồm một mức thuế thấp hơn, mức lương tối thiểu cao hơn và thậm chí là yêu cầu nhà lãnh đạo Pháp từ chức.

Sáng cùng ngày, khoảng 70 người đã bị bắt giữ tại thủ đô Brussels của Bỉ trong cuộc biểu tình ngày 8/12 tương tự cuộc biểu tình "Áo vàng" đang diễn ra ở Pháp. 

Khu vực đặt trụ sở của các thể chế châu Âu, trong đó có Văn phòng Ủy ban châu Âu (EC) và Nghị viện châu Âu (EP) đã được cách ly như một biện pháp cẩn trọng. Cảnh sát dựng rào chắn quanh khu vực này và cấm mọi phương tiện cũng như người đi bộ ra vào nơi đây. Người biểu tình đã tập trung tại hai quận Arts Lois và Porte de Namur, nhưng không xảy ra sự cố bạo lực nào. Người phát ngôn cảnh sát Brussels Ilse Van De Keere cho biết 70 người bị bắt giữ sau khi kiểm tra "như một biện pháp phòng ngừa".

Theo hãng thông tấn Belga, những thanh niên tham gia biểu tình đã chặn một đường cao tốc nối Brussels với thị trấn Rekkem ở Flanders, gần biên giới với Pháp. Họ cũng dựng một rào chắn gần biên giới Pháp - Bỉ, giáp Adinkerque.

Phong trào biểu tình "Áo vàng" tại Pháp xuất phát từ một cuộc biểu tình phản đối kế hoạch tăng giá nhiên liệu, song đã biến thành một cuộc biểu tình lớn chống các chính sách của Tổng thống Emmanuel Macron. Làn sóng biểu tình đã lan sang các nước khác, trong đó có Bỉ, đặc biệt là ở vùng nói tiếng Pháp. Hôm 30/11, khoảng 300 người tham gia một cuộc biểu tình "Áo vàng" ở Brussels đã biến thành bạo lực, trong đó hai xe cảnh sát bị phóng hỏa.

Trong một diễn biến tương tự, tại Malaysia, chiều 8/12, cuộc biểu tình do lực lượng đối lập chính tổ chức đã diễn ra tại Quảng trường Merdeka ở trung tâm thủ đô Kuala Lumpur với sự tham gia của khoảng 50.000 người.

Bắt đầu từ 14h00, lãnh đạo Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) và đảng Hồi giáo Malaysia (PAS), hai lực lượng đối lập chính ở Malaysia hiện nay, đã có mặt. Vợ chồng cựu Thủ tướng Najib Razak cũng tham gia biểu tình. Những người biểu tình hưởng ứng lời kêu gọi mặc áo sơ mi trắng. 

Theo thống kê của cảnh sát, số người tham gia biểu tình thấp hơn khoảng 6 lần so với con số mà các nhà tổ chức đưa ra. 

Ban đầu, UMNO và PAS kêu gọi biểu tình phản đối việc chính phủ mới ở Malaysia do Liên minh Hi vọng (PH) lãnh đạo ký kết Hiệp ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc (ICERD). Cuối tháng 11, chính phủ của liên minh PH tuyên bố sẽ không ký ICERD, nhưng UMNO và PAS vẫn tiếp tục tiến hành biểu tình, bởi hiệp ước ICERD đã biến thành vấn đề lớn hơn về việc bảo vệ vị thế của người Mã Lai và đạo Hồi trong xã hội. 

Chủng tộc và tôn giáo là vấn đề nhạy cảm ở Malaysia, nơi có các cộng đồng đông đảo người Hoa và người Ấn sống bên cạnh đa số người Mã Lai theo đạo Hồi. Người Mã Lai, hiện chiếm khoảng 60% trong số 32 triệu dân của Malaysia, được hỗ trợ rất lớn như về tài chính trong nhiều thập kỷ qua kể từ sau các vụ bạo động giữa các cộng đồng người Mã lai với người Hoa năm 1969 làm gần 200 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, những người chỉ trích vẫn cho rằng hệ thống hiện nay cần được cải cách. Các chuyên gia cho rằng đảng UMNO muốn lợi dụng cuộc biểu tình liên quan ICERD để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các vấn đề của mình. Đảng UMNO hiện đang vướng phải bế bối. Các gương mặt quan trọng trong đảng, như cựu Thủ tướng Najib, đang phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng liên quan đến Quỹ nhà nước 1MDB. Cho đến nay, ông Najib luôn bác bỏ mọi sai trái.

Liên quan đến cuộc biểu tình lớn tại Kuala Lumpur, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã kêu gọi các cổ động viên bóng đá Việt Nam sang Malaysia cổ vũ cho đội tuyển bóng đá quốc gia cần tránh xa các địa điểm có biểu tình.

14 nhận xét:

  1. Đấy thấy chưa biểu tình lại lan truyền sang các nước khác rồi đấy chứ nhể, chúng ta cũng thấy bài đã đưa tin rồi đấy những thanh niên như thế này đã tham gia biểu tình và hơn nữa đã chặn một lớn đường cao tốc đã nối Brussels với cả thị trấn Rekkem hiện Flanders và gần biên giới với Pháp.

    Trả lờiXóa
  2. Đấy thấy biểu tình lan truyền sang cả các nước khác rồi ấy chứ mà chúng ta thấy bài đã được đưa tin rồi đấy nhá những thanh niên này đã có những hành động tham gia biểu tình như thế này hơn nữa đã chặn một lớn nữa đường cao tốc đã như thế nối Brussels hẳn cả chỗ thị trấn Rekkem Flanders sắp gần biên giới với Pháp nữa ấy chứ nhể, đấy mọi người xem như thế liệu có chấp nhận dược không ấy chứ.

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta thấy rằng vụ bạo loạn này có phải goi là vụ khủng bố rồi đấy chứu nhể trong khi đó việc mà cảnh sát đã phải không những dùng vòi rồng hơi và đặc biệt hơn nữa là phải dùng đến hơi cay xịt vào đám đông áo vàng như thế rồi đấy, và điều đó đã khiến nhiều người bị ho sặc sụa và còn bị hắt hơi và chảy nước mắt ấy nữa mà những hành động này liệu có chấp nhận được không nữa vậy chứ, chịu luôn rồi đấy để xem sẽ ra sao.

    Trả lờiXóa
  4. Chúng ta đã thấy rồi đó các cuộc biểu tình này đã bùng phát lên một đỉnh điểm và thành đợt bạo loạn như thế này rồi đấy và chưa từng có trong nhiều thập kỷ ở Pháp ý mà vả lại thì tình trạng bất ổn ày cũng đã lên tới đỉnh điểm và vào cuối tuần trước đấy khi giới chức ghi nhận được vào khoảng 400 vụ bắt giữ rồi ấy chứ, nhiều người dân hay cảnh sát bị thương trong vụ các vụ đụng độ này rồi mà.

    Trả lờiXóa
  5. Đấy mọi người xem đi sự việc đã diễn ra như thế này rồi mà chính phủ pháp hồi giữa tuần đã có những động thái nhượng bộ như thế này đó chứ và khi tuyên bố là sẽ hủy hủy bỏ kế hoạch tăng giá nhiên liệu, và thuế ấy chứ mà nhưng mà chúng ta cũng phải thấy rằng là phong trào áo vàng này nói rằng họ muốn đòi hỏi như vậy và lại nhiều nhượng bộ hơn từ tổng thống như vậy chứ mà, chúng ta có chấp nhận được không chứ.

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta thấy rằng tại Malaysia vào chiều 8/12 là cuộc biểu tình do những lực lượng đối lập chính tổ chức và đã diễn ra tại quảng trường ở Merdeka của trung tâm thủ đô này đấy rồi nah là Kuala Lumpur đấy và với sự tham gia hơn khoảng 50.000 người đấy mà, những hành động như vậy thì đúng là không thể chấp nhận được rồi ấy chứ mà, chúng ta cũng phải có những hành động chứ nhể, chịu luôn rồi đấy.

    Trả lờiXóa
  7. Đa đảng thì phải chấp nhận chung sống với biểu tình, bạo loạn, giết chóc, các nhà đấu tranh dân chủ đâu ẳng lên chứ????

    Trả lờiXóa
  8. Vietnam chỉ được phép so sánh với Lào,cuba và vài nước châu Phi thôi,mang mấy nước kia ra thấy xa xỉ wua

    Trả lờiXóa
  9. Chính phủ Pháp hồi giữa tuần đã có động thái nhượng bộ khi tuyên bố hủy bỏ kế hoạch tăng giá nhiên liệu và thuế. Tuy nhiên, phong trào "Áo vàng" nói rằng họ muốn đòi hỏi nhiều nhượng bộ hơn từ Tổng thống Macron, bao gồm một mức thuế thấp hơn, mức lương tối thiểu cao hơn và thậm chí là yêu cầu nhà lãnh đạo Pháp từ chức.

    Trả lờiXóa
  10. Có thể thấy rằng không chỉ ở châu Âu mà các cuộc biểu tình đang lan rộng sang cả các khui vực khác như ở Pháp ,Bỉ Malayxia từ đó thấy rằng tình hình thế giới và khu vực hiện nay đang rất phức tạp .Điều quan trọng nhất dù ở chính phủ nào thì đáp ứng quyền lợi của dân tộc của người dân thì mới bình yên phát triển được . Thật may mắn khi được sông trong một quốc gia ổn định như ở Việt Nam

    Trả lờiXóa
  11. Các xứ tư bản thì đang bạo loạn đầy ra bởi chính quyền chèn ép nhân dân, những đát nước như Pháp, Bỉ, Malaysia đều là những đất nước giàu có nhưng sự biểu tình là do sự chênh lệch giàu nghèo quá nhiều dẫn đến người dân bị đè nén phẫn uất đó, đúng là không ở nơi đâu sống tuyệt vời như Việt Nam, một quốc gia xã hội chủ nghĩa, nơi nhân dân lao động, người lao động lên làm chủ chứ không hề bị bóc lột, dẫn tới biểu tình như kia

    Trả lờiXóa
  12. Từ thủ đô Pari của pháp cho đến Bỉ và Malayxia liên tiếp các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra. Điều này cho thấy ngay trong bản thân xã hội tư bản à lúc nào đám rận chủ ba que cũng kêu gọi là thiên đường cũng có những tồn tại những mâu thuẩn và bất đồng của nó. Những cuộc biểu tình này đang cho thấy xã hội tư bản đang đến giai đoạn thoái trào.

    Trả lờiXóa
  13. Cuộc biểu tình đã bùng phát thành đợt bạo loạn chưa từng có trong nhiều thập kỷ ở Pháp và cuộc biểu tình do lực lượng đối lập chính tổ chức đã diễn ra tại Quảng trường Merdeka ở trung tâm thủ đô Kuala Lumpur với sự tham gia của khoảng 50.000 người... đang chìm trong biển lửa, không có khái niệm gọi là biểu tình ôn hòa đâu rồi nó cũng sẽ phát triển thành biển lửa của bom xăng và gậy gộc , vì thế hãy trân trọng cuộc sống bình yên hiện tại tránh những sự lôi kéo tham gia các vụ biểu tình như vừa qua.

    Trả lờiXóa
  14. Chúng ta thấy rằng những việc làm như vậy của chúng nó liệu có chấp nhận được không nhể khi mà đã có động thái nhượng bộ rồi mà và đặc biệt khi tuyên bố hủy bỏ những cái gọi là kế hoạch tăng giá rất nhiều nhiên liệu và thuế như thế này rồi mà lại tuy nhiên chúng ta cũng đã thấy rằng rồi đó phong trào áo vàng và cũng đã nói rằng họ muốn đòi rất nhiều và hỏi nhiều nhượng bộ hơn từ tổng thống macron mới được.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog